Tuesday 11 February 2014

NGƯỜI TA ĐỐI XỬ TỆ BẠC VỚI NGƯỜI NÔNG DÂN ĐẾN BAO GIỜ (Nguyễn Mộng Hoài)




Nguyễn Mộng Hoài
11-02-2014

Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay, có thể từ ngày dựng nước, đều rất coi trọng chữ "HIẾU", chữ "TRUNG". Từ những truyền thuyết, huyền thoại, truyện dân gian và văn học cổ điển được lưu truyền đến nay, đều ghi đậm nét những tấm gương trung hiếu, coi đó là đạo đức tốt đẹp và bền vững của dân tộc.

Tôi nói đến chữ "Hiếu" trước trong bài viết này là vì con người ta, con người Việt Nam, kể cả dồng bào dân tộc thiểu số, khi được sinh ra trong bàn tay thương yêu đùm bọc, nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà và người thân. Vì vậy, con cháu phải tu rèn và giữ được chứ "Hiếu" đối với những người đã sinh thành, dưỡng dục mình từ trong nôi.


Lớn lên biết nhận thức phải trái, tốt xấu và biết ứng xử ở đời, dù trong những xã hội khác nhau, chữ hiếu dẫn dắt con người đến chữ "Trung". Hiếu trung được lấy làm lẽ sống. Thời phong kiến vua quan, người ta cố tâm thực hiện "trung quân", tức là "trung với Vua", vì Vua là người có quyền lực tối cao, trị vì đất nước, muôn dân. Vua thanh liêm, tài giỏi thì bàn dân thiên hạ được nhờ. Vua biết lòng dân, thấu hiểu nỗi khổ của dân, có tâm với dân thì truyền nhau được nhiều đời, giữ được hoàng tộc nhiều năm, thậm chí mấy thế kỷ. Điển hình như các triều đại Nhà Lý, bắt đầu từ Lý Công Uẩn, hay nhà Trần, bắt đầu từ Trần Cảnh. Làm sao để tuyệt đại đa số dân chúng đều biết "trung quân". Còn các loại "vua" như Lê Chiêu Thống, cho dù trong sử sách vẫn nhắc đến tên, nhưng là cái tên chỉ rõ sự phản nghịch. Lịch sử các triều đại Việt Nam có rất nhiều ví dụ cụ thể, từ vua đến các quan to, quan nhỏ, dân đều biết chính xác và minh bạch.

Nhờ đâu mà được lên làm vua ? Thứ nhất và quan trọng nhất là có công tích vĩ đại trong việc cứu dân thoát ách nô lệ của ngoại bang hoặc xóa bỏ một chế độ mục ruống, thối nát; thứ hai là theo dòng chảy của chế độ phong kiến "cha truyền con nối". Trong truyền thống "cha truyền con nối" ấy vẫn có nhưng ông vua, bà vua trị vì thanh liêm, mà ngày nay ta gọi là "vì dân". Đối với những vị vua này, dân chúng biết hàm ơn và nhớ ơn. Sự nhớ ơn ấy được lưu truyền qua thời gian thăng trầm của lịch sử.

Dông dài một chút để thấy, thời đại nào cũng vậy, dân là người sáng suốt nhất, vĩ đại nhất. "Vua  quan nhất thời, dân vạn đại !". Người đứng đầu đất nước, ngày xưa phong kiến thì gọi là Vua, là Chúa, ngày nay dân chủ thì gọi là Tổng thống, Chủ tịch nước, có nơi gọi là Quốc trưởng. Lịch sử cận đại và hiện đại của Việt Nam đã chứng minh những tấm gương "suốt đời vì dân" của nhiều Vua, thậm chí có ông vua yêu nước, bị thực dân Pháp bắt đi đày, nhưng cũng có những ông vua vì cái ngai vàng của mình, đã "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi về rầy mả tổ", bị nhân dân phỉ nhổ và tất nhiên, dân không còn "trung quân" nữa.

Ở Việt Nam, sau ngót một thế kỷ, thực dân Pháp đô hộ, dân chúng chịu nhiều đau khổ, đã xuất hiện một "vị cứu tinh". Đó là thày giáo Nguyễn Tất Thành, khi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, khi hoạt động cách mạng ở Pháp và hải ngoại gọi là Nguyễn Ái Quốc và khi về nước lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, gọi là Hồ Chí Minh (thế mà có người cố tình lập lờ đánh lận con đen bảo Hồ Chí Minh là cái "ông Hồ" gì đó là người của họ, nhưng dân Việt Nam đâu có dễ bị lừa). Lịch sử nói rõ điều này rồi, khỏi phải nhắc lại.

Khoảng nửa thời gian, kể từ ngày thành lập, đến khi thống nhất đất nước, 45 năm (1930-1975), toàn dân ta vâng theo Bác Hồ, mấy chục năm vừa là chủ tịch nườc, vừa là chủ tịch đảng, đã dốc toàn lực cho ba cuộc kháng chiến chống đế quốc, phát xít và bành trướng, giành lại độc lập tự do, hòa bình thống nhất nước nhà. Trong quá trình ấy, toàn dân Việt Nam, trong đó chiếm đa số là nông dân, dân nghèo và nói như ngày nay là dân có thu nhập thấp. Theo thống kê, cho đến những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, Việt Nam vẫn còn 70% dân số là cư dân nông thôn, trong đó tuyệt đại đa số là nông dân. Trong cải cách ruộng đất (1956) và sửa sai (1957), ta thêm hai từ là "nông dân lao động" để hiểu không bao gồm địa chủ phú nông sống ở nông thôn. Ba mươi năm, nông dân miền Bắc, phần lớn là "xã viên" hợp tác xã nông nghiệp, với câu ca dao cửa miệng đầy ấn tượng: "xã viên làm việc bằng ba/để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân !", nông dân được gọi là "nông dân tập thể", nghe nó hơi chương chướng, nhưng lãnh đạo lại bảo là "vinh dự" mới được gọi như thế. Bắt đầu "đổi mới" từ năm 1986, "nông dân tập thể "mất hút" cùng với sự cáo chung của "hợp tác hóa nông nghiệp" bắt chước mô hình của ai đó. Và nông dân lại được gọi là nông dân.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), người ta luôn đề cao nông dân, gọi nông dân là "đội quân chủ lực của cách mạng" Mà đúng là chủ lực thật, chủ lực cả về tinh thần lẫn vật chất. Vào bộ đội Việt Minh, từ 34 cán bộ chiến sĩ nông dân dân tộc thiểu số là chính, lập nên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đích thân người học trò loại 1 của Bác Hồ, đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách, tiến đến một quân đội nhân dân đông đến cả triệu người trải qua gần 40 năm xây dựng chiến đấu trong khói lửa chiến tranh, là một quân đội "trăm trận trăm thắng", đang trở thành một quân đội chính quy, từng bước hiện đại, đủ sức bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Lực lượng vũ trang ta, mà nòng cốt là quân đội nhân dân, đa phần cán bộ chiến sĩ đều xuất thân từ nông dân, là con em nhân dân. Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam có đến 11 người con hi sinh cho cách mạng, là một gia đình nông dân. Xã chúng tôi hiện có 181 liệt sĩ, 1 anh hùng quân đội, 13 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 65 thương bệnh binh, gần 40 cựu thanh niên xung phong, gần 400 cựu chiến binh. hầu hết là con em nông dân trong xã. Trong số đó, nếu kể cả mấy vị tướng vừa mới được phong quân hàm, thì xã có đến 6 vị tướng, hàng chục sĩ quan cấp tá. Nhân dân nói chung và nông dân nói riêng đều rất tự hào về con em mình đã công hiến xương máu, trí tuệ, mổ hôi cho độc lập tự do và thống nhất đất nước

Theo thống kê của cơ quan chức năng, nước ta hiện có trên dưới 11.000 xã, phường, thị trấn, trong đó có trên 9900 xã nông thôn, nơi cư trú của nông dân, diêm dân, ngư dân và người làm ngành nghề ở nông thôn. Trong những cuộc kháng chiến lịch sử trước đây, gia cấp nông dân Việt Nam đã không ngững cung cấp lực lượng về con người, tài sản, lương thực thực phẩm, về địa bàn hoạt động cho cách mạng cả tiền tuyến lẫn hậu phương. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, địa bàn nông thôn, nông thôn miền núi đều được chọn làm "căn cứ địa", hoặc "thủ đô kháng chiến" như Việt Bắc, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền núi Khu 5 v.v...Những nơi đó không những có địa thế vững chắc cho căn cứ mà còn có nguồn lực tại chỗ cung ứng cho kháng chiến. (Rất tiếc là sau hòa bình lập lại năm 1954 cũng như sau ngày hoàn toàn giải phóng, thông nhất nước nhà, nhiều cơ quan đơn vị được về thành phố, trong đó có Hà Nội, Sài Gòn, Huế...thì một thời gian dài, những cơ quan đơn vị này hầu như đã quên mất người và cảnh các căn cứ địa. (Gần đây, sực nhớ ra nơi đã từng cưu mang cán bộ bộ đội và cơ quan chỉ đạo kháng chiến, người ta mới cho xây lại di tích lịch sử để kỷ niệm. Suy cho cùng, cách mạng có bạc bẽo, những chưa đến nối tệ bạc) Nhưng phổ biến vẫn còn coi thường nông dân, lực lượng đã theo cách mạng làm cách mạng hết mình, hi sinh lớn lao vì cách mạng, nhưng lại được hưởng thành quả cách mạng rất ít, thậm chí còn bị cưỡng đoạt những cái mà cách mạng mang lại cho họ.

Nói về vấn đề này có thể kể ra rất nhiều ví dụ cụ thể, mà càng sống với nông dân càng thấu hiểu "người ta" đã đối xử tệ bạc với nông dân như thế nào ?

1 - Nông dân (bây giờ theo quan niệm tam nông thì nông thôn bao gồm người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư ngư nghiệp, diêm nghiệp, kể cả người làm ngành nghề ở nông thôn) hiện nay là người đầu tiên mất đất canh tác, tư liệu chủ yếu nuối sông nông dân và cả xã hội, tiếng là cho dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng công trình kinh tế, du lịch v.v...nhưng có rất nhiều  diện tích đất nếu vẫn còn nằm trong tay nông dân thì sẽ sinh ra nhiều của cải, chứ không bị bỏ hoang, hoặc rơi vào tay những ông bà chủ đất mới, sử dụng có lợi cho quốc kế dân sinh thì ít, mua đi bán lại kiếm lời hoặc bỏ hoang hóa thì nhiều, không còn ý nghĩa của câu "tấc đất tấc vàng" nữa. 

Chưa có cơ quan nào thống kê chính xác trên toàn quốc có bao nhiều "dự án treo", thu hồi đất của nông dân rồi bỏ hoang hoặc "đô thị hóa vô lối" gây lãng phí rất nhiều. Khu đô thị sinh thái "Ecopark" ở Văn Giang Hưng Yên được bắt đầu thực hiện từ 10 năm nay, với 500 hec-ta đất canh tác thuộc hạng nhất đẳng điền, bờ xôi ruộng mật, khi còn trong tay nông dân mỗi sào đất canh tác thu từ 100 đến 250 triệu đồng/năm từ việc đổi mới canh tác bố trí lại các loại cây trồng, chứ chưa phải "nông nghiệp hiện đại" như các nước phát triển. Sau khi "được" quy hoạch vào "đôthị sinh thái" nằm trong tay một nhóm lợi ích, mười năm trôi qua chỉ thấy một lô nhà cao tầng, một số đoạn đương dang dở và mấy chục vụ khiếu kiện, cưỡng chế đất, trong đó có vụ đánh người thành thương.

 Một ví dụ nữa, xã tôi có 450 ha đất canh tác, hằng năm cho nắng suất lúa vào loại cao nhất huyện khoảng 12 tấn thóc/ha/năm. Vậy mà chỉ trong ít năm qua, người ta tìm mọi cách dụ dỗ, tuyên truyền cưỡng bức thu hồi 400 ha để cấp mặt bằng cho khảng 30 doanh nghiệp công nghiệp vào làm ăn, đến nay thì hầu như các doanh nghiệp đã phá sản, thải hối công nhân, và những doanh nghiệp lớn thì tổ chức bán mặt bằng cơ sở, hoặc chờ "công ty mẹ" từ nước ngoài, chưa sản xuất được gì. Trong khu đất rộng chứng 36.000 mét vuông gần đương giao thông lớn, được người ta đưa vào dự án "cảng cạn", nhưng 13 năm vấn xán binh bất động, chỉ mấy chú chuột tha hồ vung vẩy. Số diên tích này của một công ty, giá còn trong tay nông dân, thì ít nhất cũng thu được 5400 tấn thóc.

Trong khi toàn xã hầu hết là nông dân, được một số tiền đến bù "rẻ như bèo" đã tiêu hết rồi, đành phải đi làm thuê, tham gia các chợ lao động thành phố và một số làm công ty thi bị dọa đuổi việc hàng ngày. Lớp người trung tuổi và cao tuổi trước đây còn ruộng thì cũng đủ ăn, nay không còn, phải nhờ vào con cháu, những con cháu có phải đứa nào cung dư dật đâu. Trong khi đó, báo cáo của xã lúc nào cũng nêu lên con số trên dưới 15 triệu đồng bình quân đàu người !

Nông dân gắn liền với đất đai, núi rừng, sông biển. Nay mất hết đất rồi, làm gì để sống cho qua ngày đây. Nay mai, theo quy hoạch vừa được công bố, thì cả huyện sẽ là thị xã, không biết sẽ đong gạo ở đâu, mà người Việt Nam nào mà không sông bằng gạo. Tất nhiên là ra chợ, trông vào bà con xã còn nông nghiệp.

2 - Các loại chính sách xã hôi nhằm mang lại lợi ích và thụ hưởng cho toàn dân, chứ không để dành riêng cho "giai cấp nông dân". Nếu có được hưởng thì chỉ được hương chút ít, còn lại bị ăn chặn từ nhiều phía, thậm chí bị thiên tai, đói khổ, nhiều nới cứu giúp, nhưng một số gạo và tiền cứu trợ lại rơi vào tay "quan chức" cơ sở, hoặc để ùn lại trong kho hàng tháng liền. Khi đói thì không có gao, nay đứng vững rồi thì lại "tổ chức cứu trợ" mỉa mai thay !. 

Chẳng hiểu tại sao làm cán bộ chủ chốt ở xã chỉ một vài khóa (mỗi khóa 5 năm) từ một người nghèo hoặc trung bình bỗng trở nên giầu có, có người giầu có tiền tỷ trong tay, nhiều xuất đất tư dự trữ. Hầu hết cán bộ, đảng viên có tham gia công tác nhanh chóng xây được nhà tầng với nguyên vật liệu đắt tiền. Ngày nào cán bộ lãnh đạo xã cung "hái ra tiền" nhờ đủ các loại lách chính sách, lách luật, ăn hối lộ, quà biếu, chiết khấu ngân sách. Vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích nhóm, chạy chọt cấp trên, chạy chức chạy quyền...nhưng cán bộ xã bây giờ sướng như những "ông vua con" "ho ra bạc khạc ra tiền" nha lại ngày xưa gọi bằng "cụ". Còn đại đa số nông dân bình thường mất ruộng chỉ còn có cách chạy chợ buôn thúng bán mẹt, lá rau con tép, thu mua phế liệu, làm thuê làm mướn, làm ô-sin và ít người trông nhờ được vào con cháu, vì một số con cháu đã quên mất chữ "hiếu" rồi !

3 - Một số người nhận xét rằng, sông ở thành phố, thị xã, có dân chủ hơn ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng sâu vùng xa. Triều đình ở xa, quan nha ở gần. Bây giờ ngoài các vị "vua lớn nhỏ" còn một "đội ngũ" quan bao quanh chính quyền cơ sở. Nhân viên môi trường, tức là người quét rác và thu gom rác do dân trả tiền, cũng nhiều khi hống hách như quan, mếch lòng một chút là để ứ rác lại trước cửa nhà dân ngay, ông thợ điện trở thành "ông quan điện", nhiều khi tự nhiên mất điện không biết hỏi ai vì điện đến nhà dân phải qua nhiều nấc cầu dao, mỗi cầu dao do một "ông quan điện" làm chủ. Có khi phải có cái gì mới được đóng điện. Nhưng người thực thi y đức từ cơ sở trở thành những "quan" ngành y, người bệnh không có phong bì và phải biết cách đưa phong bì thì dù bệnh nặng cũng cứ "chờ đấy"...Tóm lại, bất cứ công việc gì có liên quan đến người dân trong đó có người nông dân là phải...T, Điều kiện "đàu tiên" không có thì bà con hày về, mai lên giải quyết. Bộ máy hành chính ở cơ sở nhiều chỗ hoen rỉ đã lâu, hoen rỉ toàn diện nên rất cần "bôi trơn" !

Kể ra thì có đến "một nghìn một đêm lẻ" về cách đối xử với "gia cấp nông dân là quân chủ lực của cách mạng" bị đối xử tệ bạc từ vĩ mô đến vi mô, trong khi ai cung nói rằng nông dân hiện chiếm đến 70% dân số, sản xuất ra nhiều sản phẩm nuôi sông con người. Từ anh xe ôm đến vị Bộ trưởng, ai cũng cần đến gạo của nông dân. Vạy mà từ nhiều năm nay, rất ít chính sách cụ thể quan tâm đến nông dân. Nông dân cảm thấy càng tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nông dân càng bị bỏ rơi. Cái điệp khúc, "được mùa rớt giá", "đầu vào cao hơn đầu ra" biết bao giờ mới cân bằng lại. hoặc có lợi cho nông dân thì mới có sự công bằng phần nào trong xã hội.

Với một giai cấp là quân chủ lực mà bị đối xử như vậy thì họ còn đối xử tốt với ai nữa ? , phải chăng tất cả là vì lợi ích nhóm, lợi ích của cá nhân thuộc tất cả các cấp các ngành. Vậy thì người ta đối xử tệ bạc đối với nông dân từ bao giờ ? Tôi có thể nói ngay, từ năm 1958, khi bắt đầu phong trào "hợp tác hóa nông nghiệp" ở miền Bắc và từ khi miền Nam được giải phóng và thống nhất nước nhà. Đất đai, tư liệu chính của nông dân để làm ra của cải vật chất tối cần cho đời sống xã hội thì nay thuộc về sở hữu toàn dân, mà ông toàn dân này mơ hồ, không định danh và có quyền ban phát đất đai cho bất cứ ai, họa chăng chỉ là "nhóm lợi ích", những ông chủ bà chủ mới, những tư bản đỏ và quý tộc đỏ. Vì có ông chủ tịch tỉnh nọ có đến 100ha rừng cao su, và nhiều ông chủ tịch tỉnh như vậy thì nông dân lấy đất đâu ra mà sản xuất ?...

Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả




No comments:

Post a Comment

View My Stats