Tuesday 4 February 2014

HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG XÚC PHẠM . . ĐỒ VẬT - TƯỢNG LENIN, LĂNG HỒ CHÍ MINH - THA HAY XỬ ? (Chép Sử Việt)




Posted by chepsuviet on 04/02/2014

Thế là những tranh cãi quanh việc một số người tự nhận là học viên Pháp luân công căng biểu ngữ trước Lăng Hồ Chí Minh, rồi tổ chức giật đổ tượng Lenin bất thành có vẻ sắp đi tới hồi kết ngoạn mục, khi họ đã bị bắt vì toan … đẽo Lăng HCM. Và chính quyền cộng sản VN sắp phải đứng trước lựa chọn gai góc.

Những tranh cãi, nghi ngờ

1.
Nếu có ai ngờ rằng Pháp luân công có dính vào chuyện chính trị hay không thì cần tham khảo lịch sử tồn tại và bị bức hại của họ trên trang báo Đại kỷ nguyên, được phát hành ở 36 nước, với 25 thứ tiếng. Từ đó thử định ra ranh giới thế nào là “dính đến chính trị”, thế nào là không, ví như những cuộc biểu tình, những bài báo tố cáo chế độ cộng sản Trung Quốc v.v.. Còn ở VN, các học viên Pháp luân công từng tuần hành, biểu tình ngồi trước Sứ quán TQ tại Hà Nội.

Con giun xéo lắm cũng quằn, một khi người dân “không dính đến chính trị”, nhưng cứ mãi bị chính quyền đày ải, thì rồi họ cũng sẽ phải “dính” thôi, để bảo vệ chính họ, như bài viết trước đã nói đến. Đó cũng chính là cách mà chính quyền cộng sản tự tạo thêm kẻ thù cho mình.

Nghĩ thêm về các tôn giáo, như Phật giáo, Thiên chúa giáo, … xem họ có tham gia vào chính trị hay không, kể cả các “thầy tu cộng sản”. Dù nói Pháp luân công không phải là một tôn giáo, nhưng rồi sức thu hút và quy mô rộng lớn của nó, cùng với nỗi khiếp sợ của ĐCSTQ, cho tới ĐCSVN cũng cho thấy nó đã trở thành một tổ chức mang một sức ảnh hưởng chính trị lớn.

Có một số người tự xưng là thành viên Pháp luân công “xịn”, để lên tiếng tố cáo những nhân vật nói trên là “dỏm”. Thế nhưng, oái oăm là các “thành viên xịn” lại không dám công khai danh tính, dễ bị nghi là … CAM. Ngược lại, các thành viên bị cho là “dỏm” lại rất công khai. Chính người đang nổi nhất trong số bị bắt và bị cho là “dỏm”, anh Nguyễn Doãn Kiên, lại từng tham gia chạy bộ vì trẻ em nghèo (hình :  http://chepsuviet.files.wordpress.com/2014/02/31.jpg?w=272&h=152)

Ngoài ra, ở bất cứ tổ chức, đảng phái, tôn giáo nào cũng đều có thể có những quan điểm khác nhau về đường hướng hoạt động, để rồi tới lúc chia tách ra thành những nhánh khác nhau. Pháp luân công ở VN đã như vậy, có rất nhiều người chỉ tu tập trong nhà, vì sức khỏe, nhưng đã có những người kiên nhẫn tổ chức tu tập ở công viên, nơi công cộng mặc dù đã bị chính quyền đàn áp. Những người này chưa từng bị ai “tố” là thành viên “dỏm” cả.

2.
Nếu có ai nghi ngờ rằng hoạt động này có bàn tay của chính cơ quan chức năng cộng sản, muốn lấy đó làm cớ đàn áp và “bôi nhọ” Pháp luân công, thì cũng cần tìm hiểu thực tế, rằng khi chưa có những hoạt động này, thử hỏi Pháp luân công từ Trung Quốc, cho tới Việt Nam, đã bị đàn áp khốc liệt, thậm chí hơn cả những nhà dân chủ hay chưa (ví như mổ lấy nội tang đem bán, ở VN thì bị đánh đập, bỏ tù)? Mời tham khảo: Pháp Luân Công, một lịch sử kháng nghị tại Liên Hợp Quốc.

Ngoài ra, cũng cần nghĩ thêm về tính hai mặt của một “thủ đoạn”: nếu chính quyền cộng sản đứng sau hoạt động này, họ được gì và mất gì?

Lựa chọn gai góc của chính quyền cộng sản VN

1.
Nếu đem các “học viên Pháp luân công” này ra xử, “tội xúc phạm lãnh tụ” (nhưng chưa thành), để bỏ tù, thì cái hại xem ra không nhỏ, trong khi tính răn đe lại quá ít, bởi những người này đã chứng tỏ rằng họ không biết sợ chút nào, đồng thời án tù khó có thể nặng (nhiều năm) được. Giữa lúc dấy lên phong trào bỏ đảng, đi liền với những bất lực trước vấn nạn tham nhũng, những nghi vấn về quá khứ và bản chất thực của các lãnh tụ cộng sản, thì việc công khai trước toàn dân những hành động “xúc phạm” lãnh tụ này chỉ làm tăng thêm thái độ “bất kính” trong dân chúng với đảng.

2.
Nếu không xử tù họ, sẽ tiếp tục đối mặt với “nguy cơ” có những hoạt động “xúc phạm” lãnh tụ theo những cách khác, khó lường, khó ngăn chặn. Ví dụ: đập tượng lãnh tụ ở đâu đó, rồi chụp ảnh, quay video đưa lên mạng.

Nhưng không xử tù họ, thì lại nảy sinh câu hỏi nghi vấn: phải chăng đó là hoạt động có bàn tay của chính cơ quan chức năng VN, thậm chí là … Trung Quốc.

Dù sao, câu chuyện cũng cho nhiều người một kinh nghiệm tranh đấu thú vị.


Mời xem thêm:




No comments:

Post a Comment

View My Stats