06:30
- 02/02/2014
Vì bị nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn không cho xuất
cảnh tham dự Hội Thảo, Ts Phạm Chí Dũng đã quyết định phổ biến trước bài tham
luận của mình.
Dưới đây là bài tóm tắt tham luận tại Hội thảo “Trách
nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”
ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt
Nam diễn ra tại Geneve ngày tháng 5/2/2014.
Toàn bài tham luận nằm ở cuối bài này.
***
Tham luận tại Hội
thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền
Liên Hiệp Quốc” ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân
quyền Việt Nam diễn ra tại Geneve ngày tháng 5/2/2014
Tác giả tham luận: Nhà báo độc lập, Tiến sĩ
Phạm Chí Dũng – Việt Nam
Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam
I. Người dân đang cần gì?
Vào mùa hè năma 2013, lần đầu tiên đã diễn ra vụ cáo
buộc của tổ chức phi chính phủ lớn thứ hai trên thế giới - Global Witness - đối
với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai về những khuất tất của tập đoàn này liên quan
đến đất đai, môi trường và điều kiện sống của nông dân ở Campuchia. Sau đó, có
những dấu hiệu cho thấy Hoàng Anh Gia Lai đã phải xem xét một cách cẩn trọng
hơn nhiều những dự án mà họ đang tiến hành ở Campuchia và Lào để bớt bị dư luận
phản ứng.
Vụ việc trên là một bằng chứng sống động nhất cho
thấy vai trò của các NGO quốc tế quan trọng
đến thế nào trong việc tạo nên những tác động nhằm gìn giữ môi sinh và môi trường.
đến thế nào trong việc tạo nên những tác động nhằm gìn giữ môi sinh và môi trường.
Nhưng điều hoàn toàn đáng tiếc là cho đến nay và sau
gần một phần tư thế kỷ mở cửa kinh tế, vai trò của các NGO quốc tế có văn phòng
ở Việt Nam vẫn khá mờ nhạt. Nhiều vấn đề và vấn nạn về đất đai, môi trường, lao
động, trẻ em người già và phụ nữ đã không được chú tâm một cách đầy đủ và sâu
sắc. Trong khi đó, đã hoàn toàn vắng bóng các NGO trong nước (còn gọi là NGO
địa phương).
Thu hồi đất và xung đột đất đai luôn lại là tiêu
điểm nóng bỏng trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Có hàng ngàn ví dụ tiêu cực về
việc doanh nghiệp và các nhóm lợi ích bất động sản chiếm đoạt đất đai của người
dân trong hai mươi năm qua ở Việt Nam theo cách thu hồi đất không thỏa đáng,
trái pháp luật và sau này là bất chấp đạo lý đối với nông dân. Não trạng lợi
ích của các nhóm đầu cơ bất động sản đã mau chóng chuyển từ tâm lý tham lam kềm
chế sang tham lam quyết liệt và bất chấp.
Tất cả những mâu thuẫn đó đã tích tụ đủ dày để biến
thành ý thức phản kháng của một bộ phận nông dân bị mất đất, biến họ thành dân
oan và tạo nên mối xung khắc, dẫn tới xung đột với giới quan chức chính quyền
tại nhiều địa phương. Tại Việt Nam, mỗi năm có hàng chục ngàn cuộc biểu thị
phản ứng, phản kháng của các cá nhân và tập thể nông dân, so với con số hàng
trăm ngàn cuộc ở Trung Quốc. Cũng cho tới nay, ước tính tầng lớp dân oan đất
đai ở Việt Nam phải lên đến ít nhất 3-4 triệu người - tương đương với số lượng
đảng viên trong đảng cầm quyền.
Gần như toàn bộ những câu chuyện thương tâm xã hội
đều bắt nguồn từ thái độ và cách hành xử vô cảm, vô lương tâm của chính quyền
các cấp. Quá nhiều khổ nạn về đất đai, lao động, môi trường cho thấy vẫn
chưa có một cải thiện đáng kể nào được chính quyền thực tâm thực
hiện.
II. Xã
hội dân sự ở Việt Nam: phương châm và độ chín muồi:
*
Phương châm nào?
Với sứ mệnh được mặc định của mình, xã hội dân sự
chỉ nhằm làm cho chính quyền nhận ra được những sai lầm trong chính sách và quá
trình thực hiện chính sách, từ đó tiến hành hủy bỏ hoặc điều chỉnh những chính
sách, nhân sự thực hiện.
Ôn hòa, bất bạo động, tránh đổ máu là những đặc
trưng trong phương pháp hoạt động của xã hội dân sự và các phong trào dân sự.
*
Ảnh hưởng đối ngoại đối với sự hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam:
Hiển nhiên là giai đoạn đầu của xã hội dân sự đang
diễn ra ở Việt Nam, trong bối cảnh nhà nước này đang dần phải chấp nhận những
giá trị phổ quát về nhân sinh, nhân quyền và dân chủ của cộng đồng quốc tế.
Cũng có những tín hiệu cho thấy một số quan chức cao cấp nào đó của đảng và
chính quyền đang có xu hướng âm thầm “xoay trục” sang phương Tây và dần chấp
nhận đường hướng một mô hình xã hội dân sự trong tương lai cho Việt Nam.
III. Dự
báo những diễn biến chủ lưu ở Việt Nam năm 2014:
Dự báo tổng quan, năm 2014 sẽ chứng kiến 5 diễn biến
chủ lưu ở Việt Nam:
(1) 2014 là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng
ngân hàng, bắt đầu từ sự đổ vỡ của vài ngân hàng hạng trung và có thể dẫn đến
sụp đổ dây chuyền trong ít nhất 50% số ngân hàng hiện hữu trong vài năm sau đó,
dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có
thể lên đến cao điểm vào năm 2016 - 2017 và trở thành sóng nhấn cuối cùng đối
với con thuyền chính trị bươm rách. Đây là diễn biến quan yếu nhất.
(2) Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng sẽ
tăng cao về số lượng, quy mô, tạo nên áp lực lớn đối với chính thể và nằm trong
giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng xã hội trong những năm sau. Xu hướng này
sẽ mau chóng biến thành xu thế ở rất nhiều địa phương, liên quan đến đất đai,
môi trường, quan hệ giữa người dân và nhân viên công lực, nạn tham nhũng… Sẽ
xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân
sự.
(3) Bước khởi động cho cuộc tranh đua chính
trị chuẩn bị cho đại hội đảng thứ 12, đặc biệt là vị trí tổng bí thư đảng và
vai trò thủ tướng, kể cả vấn đề “hậu chuyển tiếp” cho một mô hình chính trị
mới.
(4) Xu hướng và lực lượng gần gũi với phương Tây sẽ
rõ nét và chiếm ưu thế hơn trong nội bộ đảng. Nếu thành công trong hai năm 2014
- 2015, xu hướng này sẽ chuyển thành xu thế vào các năm 2016 - 2017 và có thể
tạo nên một sự thay đổi lớn về bản chất chế độ chính trị.
(5) Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số
lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với
nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng. Chỉ một bộ phận nhỏ
trong số các nhóm dân chủ hoạt động có tính thực chất và đạt được thành công ở
mức độ khiêm tốn.
IV. Hành
động của xã hội dân sự:
Trong giai đoạn đầu của xã hội dân sự, một số hành
động cần được ưu tiên triển khai là:
Nhóm
hành động chính trị - xã hội: lên tiếng bảo vệ
chủ quyền biển đảo, hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế và chính trị Việt Nam
vào Trung Quốc; phản biện chống tham nhũng và các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu;
thúc đẩy Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân
ý; thúc đẩy tiếng nói của trí thức độc lập tại Quốc hội; thúc đẩy tính hợp hiến
và hợp pháp hóa của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo;
phản biện đối với các điều luật chính trị hóa hành vi phản phản biện như điều
79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự; phản biện đối với điều kiện giam giữ
phạm nhân trong các trại giam; hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các gia đình có
người bị giam giữ, liên quan đến yếu tố chính trị…
Nhóm
hành động kinh tế - xã hội: bảo vệ quyền lợi của nông
dân trước hành vi trưng thu đất đai bất hợp pháp và vô lối; phản biện đối với
chủ đề sở hữu trong Luật đất đai và cơ chế thu hồi đất đối với các dự án kinh
tế - xã hội; bảo vệ quyền lợi của công nhân và thị dân về điều kiện làm việc và
an sinh xã hội; đấu tranh chống tác động tiêu cực của một số doanh nghiệp đối
với môi trường tự nhiên…
Thái độ lên tiếng của phong trào dân sự cũng không
thể bỏ qua việc phản biện đối với một số vấn đề kinh tế gay gắt như nợ công
quốc gia; nợ và nợ xấu; tính độc quyền của kinh tế quốc doanh và một số tập
đoàn; ngân hàng; các thị trường đầu cơ như vàng, bất động sản; những ngành có
liên quan mật thiết đến người tiêu dùng như điện, xăng dầu, nước…
Và để tự nâng mình lên, các phong trào dân sự cũng
phải phản biện với chính những tiếng nói phản biện thiếu tinh thần xây dựng và
đoàn kết trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam và hải ngoại.
Trước mắt hoạt động của phong trào dân sự cần nhích
thêm một bước: không chỉ là diễn đàn trên mạng, mà phải hình thành các nhóm
công khai trong đời sống theo phương châm ôn hòa, bất bạo động.
Ngay từ bây giờ, đang rất cần đến một sự kết nối có
tính thành tâm, hữu dụng và bài bản giữa các nhóm trí thức phản biện độc lập,
trí thức trong đảng với các nhóm dân sự tiêu biểu của nông dân, công nhân, tiểu
thương, sinh viên, tín đồ tôn giáo trong nước, cùng khối trí thức và kiều bào
Việt Nam ở nước ngoài.
V.
Những đề nghị với các NGO quốc tế:
Dân sinh và môi trường luôn là những tiêu chí đấu
tranh rất quan trọng của phong trào dân sự trên thế giới.
Tham luận này xin nêu ra một đề nghị ban đầu với các
NGO quốc tế: cần thành lập mạng lưới NGO quốc tế và NGO Việt Nam.
Mạng lưới này nhằm tiến hành một số hoạt động như:
- Tổ chức nghiên cứu các dự án xã hội, thể chế.
Trước mắt cần tổ chức nghiên cứu đề tài về xã hội dân sự ở Việt Nam để chuẩn bị
cho tương lai.
- Tổ chức truyền thông: đào tạo người viết và cách
thức làm báo.
- Can thiệp, tác động các vấn đề về nhân quyền.
Trước mắt, cần can thiệp, tác động về chủ đề đất đai, môi trường, nghiệp đoàn
lao động, cải thiện chế độ lao tù. Cần thí điểm một số trường hợp cụ thể tại
một số địa phương.
- Tổ chức đào tạo diễn giả, thông tín viên để chuyển
tải thông tin từ trong nước ra quốc tế.
Kèm
đây là toàn bài tham luận của Ts Phạm Chí Dũng:
Ts
Phạm Chí Dũng_Bài tham luận UPR
-------------------------------------------------
Mặc
Lâm – RFA 2014-02-01
No comments:
Post a Comment