Thư
tòa soạn - Báo Tổ Quốc -
Số 174
Phát hành : 01/02/2014
Một điều cần biết dù
biết quá trễ vẫn còn hơn không. Ngày 19-01-1974 các buổi lễ tưởng niệm -lần đầu
tiên- các chiến sĩ hải quân bỏ mình bảo vệ quần đảo Hoàng Sa bốn mươi năm trước
đã bị cấm vào giờ chót không một lời giải thích. Một cuộc biểu tình nhỏ qui tụ
chưa đến một trăm người tại Hà Nội đã bị công an phá đám. Phải nghĩ gì?
Việc chính quyền cấm những buổi lễ tưởng niệm không
có gì đáng ngạc nhiên bởi vì vào lúc trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra họ ủng hộ
Trung Quốc. Điều mới là họ đã phải để cho báo chí và dư luận tôn vinh các chiến
sĩ Hoàng Sa trong gần một tháng, nó chứng tỏ rằng ngay trong nội bộ đảng và nhà
nước CSVN đã có một thành phần đông đảo coi đất nước là quan trọng hơn cả;
những người lãnh đạo Đảng và nhà nước cộng sản đang rất cô lập và bối rối. Buộc
họ nhượng bộ là điều không khó.
Nhưng bằng cách nào? Chúng ta đã gạt bỏ bạo lực thì
chỉ còn lại con đường vận dụng áp lực từ quần chúng Việt Nam và thế giới, trong
đó áp lực quần chúng là chính. Những người lãnh đạo chế độ này, mà sự coi
thường quyền lợi và tương lai đất nước đã quá rõ rệt, sẽ chỉ nhượng bộ nếu đối
lập dân chủ Việt Nam tổ chức được, hoặc chứng tỏ khả năng tổ chức được, những
cuộc biểu tình đòi dân chủ qui tụ hàng trăm nghìn người. Có thể chỉ cần chứng
tỏ khả năng động viên quần chúng, chứ không nhất thiết phải có những cuộc biểu
tình thực sự, cũng đủ khiến chính quyền này nhượng bộ; nó không tự tin như
nhiều người lầm tưởng, nó ngoan cố chỉ vì đối lập dân chủ quá yếu.
Những cuộc biểu tình như tại Hà Nội ngày 19-01 vừa
qua còn ở quá xa mức độ phải có, ngay cả nếu mục đích chỉ là để gây tiếng vang.
Thành quả quá khiêm tốn này, trong khi đại bộ phận quần chúng đang phẫn nộ và
mong mỏi thay đổi, buộc chúng ta phải nghĩ lại phương thức đấu tranh.
Vận động quần chúng đã là đề tài của rất nhiều
nghiên cứu và tất cả đều có chung một kết luận mà chúng ta cần biết thật rõ :
đó là một quần chúng dù đông đảo, uất ức và sẵn sàng đến đâu cũng chỉ đứng dậy
đấu tranh nếu có một tổ chức để động viên và lãnh đạo họ và tổ chức này phải đủ
uy tín và sức mạnh để khiến họ tin tưởng vào thắng lợi. Trong hoàn cảnh chưa có
một tổ chức dân chủ với uy tín và sức mạnh áp đảo hiện nay, một mặt trận dân
chủ có phối hợp thực sự là điều kiện bắt buộc. Đây là điều mà chỉ cần suy nghĩ
một cách nghiêm chỉnh, nghĩa là thực sự đặt câu hỏi phải làm thế nào đề giành
dân chủ cho đất nước, là chúng ta sẽ hiểu ngay. Dầu vậy chúng ta vẫn dẫm chân
tại chỗ trong những than vãn, như thiếu một đường lối chung và những người lãnh
đạo có uy tín v.v. Nhưng chúng ta có thực sự tìm kiếm một đường lối chung và
những con người cần có không hay chỉ biện luận để tránh né? Thực tế là có
những người tự coi là đấu tranh cho dân chủ nhưng không muốn tham gia vào một
tổ chức nào và cũng có những người thành lập những tổ chức chỉ để được biết đến
chứ không hề tự hỏi mình sẽ đóng góp được gì. Cuộc đấu tranh cho dân chủ vẫn
còn là một cuộc chơi hơn là một nghĩa vụ đối với nhiều người.
Chúng ta dành cho đất nước và cuộc vận động dân chủ
ưu tiên nào? Đó là câu hỏi mà trên thềm một năm mới khó khăn nhưng đầy triển
vọng, cùng với lời chúc nhau an khang hạnh phúc, những người dân chủ cần tự đặt
ra cho nhau và cho chính mình.
Ban
Biên Tâp Tổ Quốc
Liên
lạc: toquocmagazine@yahoo.com
Mục Lục
Nguyễn Gia
Kiểng - Bước vào năm Giáp Ngọ đầy thử thách
Phạm Chí Dũng - Kinh
tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ
Trần Bảo Lộc - Bất
bạo động, một phong cách sống của người dân chủ
Vạn Tường - Niềm
tin
Nguyễn Thanh
Giang - Thư gửi Hội nghị Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát
(UPR) Năm 2014
Đặng Xương
Hùng - Lãnh sự ngoại giao nói về UPR
Bùi Tín - Tin
vui trong những ngày giáp Tết
Việt Hoàng - Thay
đổi thể chế là thay đổi cái gì, ai thay đổi?
Phạm Thị Hoài - Anh
em nhà họ Dương
Nguyễn Trần Sâm - Lê
Hiếu Đằng và bi kịch của một thế hệ
Phùng Liên Đoàn - Hoãn
xây điện hạt nhân VN: Huyền thoại về an toàn và những điều
không quên lãng
*
*
No comments:
Post a Comment