Tổng thống Cộng hòa Donald Trump đã quay lưng với
quyền con người ở Việt Nam khi ông ta nhặt được nhiều đồng xu trong chuyến thăm
Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29 đến 31/05/2017.
Bằng chứng như tin Chính phủ Việt Nam phổ biến
:“Chúng tôi đã ký hợp đồng gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch
vụ từ Hoa Kỳ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với gần 300 doanh nghiệp
Hoa Kỳ.
Các báo Việt Nam đồng loạt đưa tin:”Tối 30/5, giờ
Washington (sáng 31/5, giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc tọa đàm
với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ và tiệc chào mừng do Phòng
Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) đồng chủ
trì với sự tham dự của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, Chủ tịch Hội
đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN Alexander C. Feldman, Chủ tịch Phòng Thương mại
Hoa Kỳ Thomas J.Donohue và gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.
Thủ tướng cho biết, tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào
Việt Nam là 10,2 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động hiệu quả, mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp và việc làm cho Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đều
muốn đóng góp vào thúc đẩy quan hệ song phương. Xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt
Nam tăng 77% trong những năm gần đây.”
TIỀN
LỚN HƠN NHÂN QUYỀN
Đó là kết qủa chuyến sang Mỹ của phái đòan Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc đã biết chọn người và tiêu tiền đúng chỗ nên theo Bản
Tuyên bố chung và tường thuật của các Phóng viên báo chí nhà nước đi theo đòan
Việt Nam thì trong suốt cuộc hành trình 3 ngày ở Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc
(29-31/05/2017), không nơi đâu, kể cả tại Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngọai Giao, những
vi phạm quyền con người ở Việt Nam đã được chính quyển Trump quan tâm.
Hành động xoay chiều của chính quyền Trump coi quan
hệ kinh tế quan trọng và cần thiết hơn các quyền cơ bản của con người, kể cả
nhân quyền và các quyến tự do tư tưởng và tôn giáo của đồng bào trong nước là một
bài học rất đắt gía cho cuộc tranh đầu của người Việt Nam.
Bời vì chỉ một cuộc gặp ngắn ngủi ngày 31/05/2017 tại
Bạch Ốc thôi, mà ông Donald Trump đã xóa đi tất cả những thành tích bảo vệ quyền
con người Việt Nam trong 24 năm cầm quyền (từ 1993 đến 2016) của ba đời Tổng thống
Hiệp Chủng Quốc (42) Bill Clinton (Dân chủ), (43) George W. Bush (Cộng hoà) và
(44) Barack Obama (Dân chủ).
KINH
TẾ HƠN NHÂN QUYỀN
Bằng chứng là ông Donald Trump, một nhà kinh doanh
thành công trước khi đắc cử Tổng thống tháng 11/2016, đã không nói hay viết một
chữ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù Việt Nam đã bị các Tổ chức Nhân quyền, Tôn giáo Liên
Hiệp Quốc và Thế giới lên án từ nhiều năm qua.
Ngay Bộ Ngọai giao Mỹ, dưới thời các vị Tổng thống
tiền nhiệm, năm nào cũng ra Báo cáo tình trạng nhân quyền trên thế giới và chưa
hề bao giờ Việt Nam được coi là quốc gia có thành tích tốt về các quyền con người.
Chính quyền Donald Trump, tuy mới cầm quyền ít tháng
đã nhanh chóng coi nhẹ chuyện nhân quyền. Vì vậy, không ngạc nhiên khi thấy
Tuyên bố chung đã nói nhiều đến hợp tác kinh tế và mối lợi nhuận của hai nước.
Những điểm hai bên thỏa hiệp sau đây được phổ biến tại
Hà Nội sáng ngày 1/6/2017, theo đó:
- Hai nhà lãnh đạo cam kết tích cực tăng cường quan
hệ kinh tế cùng có lợi và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy thịnh vượng
cho cả hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục ủng hộ hợp tác phát triển
giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nhất
quán chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi
cho các công ty nước ngoài, bao gồm các công ty Hoa Kỳ kinh doanh, đầu tư tại
Việt Nam; thực thi và bảo vệ sở hữu trí tuệ; hoàn thiện luật lao động phù hợp với
các cam kết quốc tế của Việt Nam.
- Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy
thương mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai
bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả Hiệp định khung về Thương mại
và Đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam– Hoa Kỳ trên tinh thần xây
dựng.
- Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc xử lý một số vấn
đề thương mại ưu tiên, bao gồm dịch vụ chuyển vùng điện thoại và thuốc thú y,
và cam kết sẽ tiếp tục phối hợp trên tinh thần xây dựng nhằm giải quyết các vấn
đề ưu tiên khác của mỗi bên, như sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính và quảng
cáo, sản phẩm an ninh thông tin, nội tạng trắng, bột bã ngô, cá da trơn, tôm,
xoài và các vấn đề khác.
- Phía Hoa Kỳ ghi nhận quan tâm của Việt Nam đạt được
quy chế kinh tế thị trường và hai bên nhất trí tiếp tục tham vấn một cách hợp
tác và toàn diện thông qua việc đẩy mạnh nhóm làm việc song phương. Hai bên
hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới với tổng trị giá hơn 8 tỉ
USD.
- Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ quốc
phòng song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song
phương năm 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015. Hai
nhà lãnh đạo trao đổi về quyết định vừa qua của Chính phủ Hoa Kỳ chuyển giao
tàu tuần tra lớp Hamilton cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp
luật trên biển của Việt Nam, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ quan tâm tới việc
tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ, bao gồm các tàu tuần tra
cho lực lượng cảnh sát biển.
QUYỀN
CON NGƯỜI Ở ĐÂU?
Trong lĩnh vực quyền con người, mặc dù ai cũng biết
đang tiếp tục bị nhà nước xâm hại nghiệm trọng ở Việt Nam, nhưng Tuyên bố chung
chỉ nói cho có nói nguyên văn như sau:
- “Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
hoan nghênh kết quả của các cuộc đối thoại thẳng thắn, xây dựng về quyền con
người, đặc biệt là vòng 21 Đối thoại nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra vào
tháng 5 năm 2017, nhằm thu hẹp khác biệt và tiếp tục xây dựng lòng tin. Lãnh đạo
hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và
sự liên hệ giữa quyền con người với an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc
gia.
- “Hai nước khuyến khích tăng cường hợp tác để bảo đảm
tất cả mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương,
không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng giới tính, cũng
như người khuyết tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người. Hoa Kỳ hoan nghênh
nỗ lực củaViệt Nam trong việc cải thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ và thúc
đẩy quyền cho mọi người dân.”
Nên nhớ, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam không ngừng
lên án và cáo buộc những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền tự do tư
tưởng, báo chí, thông tin ở Việt Nam luôn luôn bị đàn áp và bắt bỏ tù vì lý do
bịa đặt được gọi là xâm phạm “an ninh quốc gia”.
Do đó, khi Tổng thống Donald Trump đồng ý ghi câu
này vào Tuyên bố chung là ông đã mắc bẫy Nguyễn Xuân Phúc.
NHÂN
QUYỀN VIỆT DƯỚI 3 ĐỜI TỔNG THỐNG MỸ
Ngược lại, nước mỹ, kể từ thời Tổng thống Bill
Clinton đến hai đời Tổng thống Gorge W. Bush và Barack Obama, không khi nào
tình hình nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam đã bị các ông làm ngơ
Bằng chứng năm 2006, khi thăm Việt Nam, hai nước đã
ra Tuyên bố chung, trong đó có đọan viết:”Tổng thống George Bush thông báo về
Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc tôn trọng đầy đủ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với hoà
bình thế giới cũng như đối với sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia. Chủ tịch
Nguyễn Minh Triết thông báo cho Tổng thống George Bush về các luật và quy định
mới được ban hành về tự do tôn giáo cần được thực thi tích cực tại tất cả các địa
phương của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận tầm quan trọng của việc tiếp
tục đạt tiến bộ trong đối thoại song phương về quyền con người và tái khẳng định
rằng đối thoại cần được tiến hành một cách toàn diện, xây dựng và có kết quả.”
Sau đó năm 2007, trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết, Thông cáo của Tòa Bạch ốc viết về tuyên bố của Tổng thống
Bush về nhân quyền như sau:”
“I also made it very clear that in order for
relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong
commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong
belief that societies are enriched when people are allowed to express
themselves freely or worship freely.”
(Tạm dịch: Tôi cũng nói rất rõ là để có được mối
quan hệ vững chắc hơn, tôi nghĩ rất quan trọng là những người bạn của chúng ta
cũng cần có những cam kết về nhân quyền, các quyền tự do và dân chủ. Tôi cũng
đã giải thích tôi mãnh liệt tin rằng xã hội chỉ có thể phồn vinh khi con người
hòan tòan được phép bầy tỏ quan điềm của mình và quyền được tự do thờ phượng.”
Đến năm 2013, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm
Mỹ và gặp Tổng thống Obama tại Bạch Ốc, bản Tuyên bố chung cũng viết:”Hai bên
cũng đã trao đổi về một số vấn đề còn khác biệt, trong đó có vấn đề quyền con
người; nhất trí tiếp tục thông qua đối thoại xây dựng và tôn trọng lẫn nhau để
tăng cường hiểu biết, giảm thiểu khác biệt, không để vấn đề này ảnh hưởng tới
quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.”
Và sau cùng, trong chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Tổng
Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015, hai bên đã ra Tuyên bố về Tầm
nhìn chung, trong đó khẳng định:”Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy
và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn
và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp
khác biệt.
Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm
rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương,
không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm
cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.”
BIỂN
ĐÔNG
Bên cạnh những vấn đề của hai nước, Mỹ và Việt Nam
cũng lên tiếng về tình hình Biển Đông như sau:
- “Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng
định Biển Đông là tuyến đường hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng
đồng quốc tế. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do
hàng hải, hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác; bày tỏ lo ngại
về tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra
đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á –Thái Bình Dương.
- “Hai bên cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ giải quyết
hòa bình các tranh chấp, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với
luật pháp quốc tế, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao
và pháp lý, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các
nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hai nhà lãnh đạo
nhấn mạnh các bên cần kiềm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng
thẳng, như việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tổng thống Trump nhấn mạnh
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào
luật pháp quốc tế cho phép.”
Tuyên bố của hai nước về Biển Đông không có gì mới
hơn lập trường cố hữu của Mỹ thời Tổng thống Barack Obama. Nhưng Ông Obama đã mất
hơn 7 năm để hoàn tất Hiệp dịnh Hợp tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình
Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) với 11 nước khác, kể cả Việt Nam với chủ
trương khống chế ảnh hưởng bành trướng quân sự và kinh tế của Trung quốc.
Nhưng khi lên cầm quyền, ông Trumpo đã rút Mỹ khỏi
TPP nên Trung Quốc đã rảnh tay hơn để phát động chiến lược Một Vành Đại-Một con
đường để bành trướng thế lực kinh tế và chính trị (hay còn gọi là Con đường tơ
lụa trên đất liền và trên biển).
Bây giờ, chính quyền Donald Trump lại coi chuyện
nhân quyền không lớn bằng đồng xu thì nhân dân các nước bị độc tài và độc quyền
đán áp biết trông cậy vào ai?
6/2017
No comments:
Post a Comment