Gia
Minh, biên tập viên RFA
2014-03-12
2014-03-12
Lực lượng an ninh và công an Việt Nam tiếp tục sử
dụng mọi biện pháp nhằm triệt hạ ý chí và hoạt động của những người công khai
cổ xúy cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam.
Liệu những người đã dấn thân cho lý tưởng đó có bị
khuất phục hay không?
Rỉ tai,
mua chuộc
Hầu như hằng ngày đều có tin những người công khai
đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam hiện nay bị những an ninh, công an
thường phục hay mặc sắc phục theo dõi, sách nhiễu, hành hung...
Đối tượng của tình trạng đó là những cựu tù nhân
chính trị, những người công khai ý kiến mong muốn xóa bỏ những quan điểm lạc
hậu chà đạp quyền con người, những dân oan mất hết đất đai, tài sản phải đi
khiếu kiện lâu năm đang chờ chực trước cửa công từ ngày này qua ngày khác…Đối
tượng được nhắm đến mạnh nhất là những bạn trẻ sinh viên mới tham gia phong
trào, chưa có cuộc sống kinh tế độc lập…
Biện pháp được sử dụng trước hết của những nhân viên
an ninh hay công an với đối tượng mà họ đang theo dõi là trực tiếp nói chuyện,
rỉ tai cho rằng những việc làm mà đương sự đang thực hiện là không có
lợi, nên từ bỏ.
Một sinh viên
sau khi tham gia hoạt động phân phát các tài liệu nhân quyền cho người khác
trình bày việc bị an ninh làm việc:
An ninh bắt đầu hỏi em, họ cài người bên cạnh phòng.
Họ rút thẻ ngành ra đe dọa bạn bè của em. Họ nói với bạn bè em là em là đối
tượng xấu, bị kẻ xấu kích động, chống lại đảng. Họ nói để bạn bè xá lánh, rồi
họ đến làng xóm, địa phương đưa thẻ ngành ra và hỏi về nhân thân, hỏi từ trước
đế giờ em có phạm lỗi gì không. Họ nói với làng xóm em đang là đối tượng xấu để
cách ly em ra.
Áp lực
với gia đình
Bước tiếp theo nếu như đối tượng không nghe là hù
dọa bắt tù với cáo lập luận là vi phạm những qui định của pháp luật Việt Nam.
Nếu các biện pháp đe dọa trực tiếp với bản thân đối
tượng bị nhắm đến không hiệu quả, phía an ninh, công an áp dụng một bước tiếp
theo là nhắm vào gia đình, những người thân nhất của đối tượng để làm áp lực.
Bạn thanh
niên trẻ vừa rồi cho biết:
Rồi người ta về nhà em, khủng bố đe dọa tinh thần
nói rằng em là đối tượng xấu, gia đình cần giáo dục. Họ còn nói họ thích bắt em
lúc nào cũng được; nhưng vì tương lai còn dài nên họ chưa bắt. Đề nghị gia đình
giáo dục.
Tấn công
bạo lực
Nếu các biện pháp rỉ tai mua chuộc, đe dọa đối với
người trong cuộc và gia đình không thành công, thì lực lượng chức năng ra tay
trực tiếp đối với họ.
Một vài kiểu đàn áp dân lành của công an Việt Nam. RFA files
Hai trường hợp trong suốt thời gian qua
thường xuyên bị hành hung, đánh đập gây thương tích và sau đó còn ngăn chặn người
bị thương được khám chữa bệnh đó là chị Lê Thị Phương Anh ở Quảng Trị và kỹ sư
Nguyễn Văn Thạnh tại Đà Nẵng.
Chị
Lê thị Phương Anh kể lại trường hợp của bản thân sau ngày 4 tháng 3
vào Đà Nẵng để theo dõi phiên xử blogger Trương Duy Nhất:
Phiên tòa xong, tôi ra Đông Hà. Chiều đó vừa xuống
xe thôi, họ canh chừng tôi sẵn. Khi tôi đứng bên đường chờ đón taxi hay xe ôm,
thì ba người đi xe máy, một người chạy xuống đấm thốc vào bụng tôi hai đấm
khiến tôi nôn ra hết. Tôi cố đứng vững kêu cứu khi có mấy người dừng xe lại.
Nhưng họ nói tôi là phản động ai mà giúp thì bị liên lụy. Mọi người bỏ đi.
Trong thời gian qua, nhiều tường trình của kỹ sư
Nguyễn Văn Thạnh đưa lên mạng cho biết việc bản thân bị hành hung, rồi việc
hai vợ chồng đi thuê nhà ở Đà Nẵng không được cho trọ, và gia đình tại Bình
Định bị sách nhiễu.
Nay anh được một người bạnlà anh Phan Đình Thành ở
Lăng Cô cho trú ngụ và anh Thành này nói về tình trạng của kỹ sư Nguyễn Văn
Thạnh, cũng như lý do cho kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh tạm trú:
Từ lâu nay không có địa phương nào chấp nhận anh
Thạnh cả, đuổi anh đi. Họ làm khó chủ nhà để chủ nhà đuổi anh đi. Tôi biết rất
rõ điều đó nên làm chủ nhà đầu tiên đón nhận anh Thạnh về ở với tôi để có chỗ
ở. Nếu tôi không đón anh Thạnh thì không biết anh sẽ đi về đâu. Điều đó rất
nghiêm trọng. Rõ ràng công an dùng quyền bính, sức mạnh của họ để đẩy lùi anh
Thạnh ra khỏi những địa phương mà anh Thạnh đã đến. Việc tôi đón anh Thạnh thứ
nhất vì tình người, thứ hai vì công lý, thứ ba đúng pháp luật.
Kiên
định với con đường đã chọn
Trước tất cả mọi biện pháp sách nhiễu, tấn công bằng
mọi cách đó của phía cơ quan chức năng, những người trong cuộc như anh sinh
viên tham gia phân phát tài liệu nhân quyền, cũng như người công khai tố cáo
các lãnh đạo cấp cao tham nhũng, mua bán ma túy, hay lên tiếng đòi hỏi cho
quyền con người và không khoan nhượng với phía Trung Quốc gây hấn; tất cả đều
khẳng định việc làm của họ là đúng đắn. Dù có những lúc vì đau đớn thể xác, bị
gia đình người thân trách móc, họ cũng băn khoăn xót xa; nhưng rồi họ xác quyết
cần phải tiếp tục đấu tranh không chỉ cho bản thân mà còn cho thế hệ mai sau.
Người
sinh viên trẻ cho biết:
Khi gặp an ninh nói với em là em còn tương lai, công
việc học hành nữa. Em khẳng định luôn với họ rằng em vào học đại học không phải
để lấy bằng. Em vào học đại học là để học cách tư duy. Em vào học đại học cũng
để hiểu xem tại sao cách giáo dục tại Việt Nam lại đào tạo ra một thế hệ cử
nhân có sự hiểu biết mà lại thờ ơ với dân tộc như thế! Bây giờ em đã đạt được
mục đích và em đang sống cho lý tưởng của em. Còn nếu ai muốn sách nhiễu, ai
muốn dùng cách này, cách nọ để em không thể tiếp tục học nữa, thì em sẵn sàng
không học nữa. Em sẵn sàng công khai hết mình để đấu tranh cho lý tưởng của em.
Chị Lê thị Phương Anh là người từng bị xâm phạm tiết
hạnh, bị đánh đập nhiều lần do dám công khai tố cáo những vị lãnh đạo cao cấp
nhà nước, và ủng hộ cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam hiện nay, chị Lê
thị Phương Anh khẳng định:
Không bao giờ tôi nản chí, dù có chết tôi cũng chiến
đấu đến cùng. Tôi thấy xã hội bây giờ, mọi người đang sống trong một xã hội
thối nát, độc tài, độc ác, độc quyền.
Vợ chồng tôi là nạn nhân trong vụ buôn bán ma túy
của ông Hoàng Trung Hải nên vợ chồng tôi đấu tranh và sẵn sàng làm mọi cách để
đi đến công lý và sự thật.
Và
anh Phan Đình Thành cũng xác quyết:
Tôi cũng có mấy bài nói với tất cả mọi người trên
công luận rằng: tôi làm gì tất nhiên cũng dựa trên pháp luật của Việt Nam để
làm; nhưng nếu ai vượt quá pháp luật, và dùng quyền lực đối với tôi cũng như
đối với Thạnh thì tôi sẵn sàng ‘không khách sáo’ với họ. Vì nếu quyền của tôi
là chủ nhà có quyền cho người ta cư trú theo đúng pháp luật mà công an không
cho, thì tôi không chấp nhận với họ. Nếu họ đến nhà tôi thì tôi mang những luật
pháp ra nói với họ, nếu họ không nghe nữa thì ra sao nữa, tôi cũng chấp nhận
thôi! Trước đây tôi cũng có trả lời phỏng vấn với Đài và nói với mọi người rằng
mình sống làm chứng cho sự thật thì cái gì không phải sự thật tôi sẽ đấu tranh
cho tới cùng.
Theo đánh giá của những người quan tâm, thì ngay sau
những đợt trấn áp dữ dội người yêu nước, sau những phiên xử bất đồng chính kiến
thì số lượng người công khai ủng hộ dân chủ, số người tham gia vào các hoạt
động đấu tranh đường phố ngày càng thêm nhiều.
--------------------------------------------
NHÀ
CẦM QUYỀN CSVN TRUY BỨC
KỸ
SƯ NGUYỄN VĂN THẠNH
LUYỆN THÚ 16-1-2014
Bài 6. Để lại gì cho
con? 25-12-2013
Bài 5. Câu chuyện
tôi chuyển nhà (3) 18-12-2013
Bài 5. Câu chuyện
tôi chuyển nhà (2) 18-12-2013
Bài 5. Câu chuyện
tôi chuyển nhà (1) 18-12-2013
Bài 4.
Chúng tôi đi trình báo 16-12-2013
Bài 3.
Trao trọn niềm tin, có nên không? 15-12-2013
Bài 2.
Thông báo quí bạn hữu. 14-12-2013
Bài 1. Họ
đã đổi trắng thay đen như thế nào? 13=-12-2013
*
*
NHỮNG BÀI VIẾT của NGUYỄN VĂN THẠNH :
*
*
NHÀ
CẦM QUYỀN CSVN TRUY BỨC KỸ SƯ NGUYỄN VĂN THẠNH
Lê Anh Hùng 31-12-2013
No comments:
Post a Comment