Tuesday 11 March 2014

TINH THẦN VÕ HỌC TRONG TRANH ĐẤU DÂN CHỦ (Nguyễn Văn Thạnh)




Chủ Nhật, ngày 09 tháng 3 năm 2014

Tam thập lục kế-tẩu vi thượng sách .

Khi lâm trận, không phải lúc nào cũng cận chiến đến cùng, nhiều khi bỏ chạy cũng là cách hay.
Nếu ta yếu hơn đối thủ nhiều - nên bỏ chạy. Nếu ta có chính nghĩa, ta nên vừa bỏ chạy vừa la làng. Điều này là vô cùng quan trọng, quá trình la giúp kẻ thù bớt hung hăng còn ta có thêm nhiều người bênh vực.

Tôi thấy rất tiếc là nhiều người không biết điều này. Khi bị CA xử hiếp, làm khó thậm chí là khủng bố,...nhưng họ im lặng. Họ sợ rằng nói lên công luận sẽ bị CA thù mà làm khó hơn. Thật là sai lầm.

Nhiều người còn cho rằng nên lấy tình cảm với nhân viên an ninh, để mất tình cảm với họ thì không thể đi xa được (một blogger nổi tiếng khuyên tôi như vậy). Tôi không biết lấy lòng nhân viên an ninh để đi xa là đi tới đâu? Để làm gì?

Người thân trong gia đình tôi cũng không hài lòng khi tôi đưa câu chuyện mình ra công luận. Họ không muốn mất lòng CA, họ muốn CA thương. Nhiều người nói tôi là dân phổi bò, hữu dũng-vô mưu, chỉ giỏi lu loa.

Thật chua chát, làm vậy là họ sập "quỷ kế" của CA. Vì không có chính nghĩa nên CA vừa hù dọa, vừa đi bài tình cảm, bắt đương sự hứa là không kể chuyện này cho người khác biết, không đưa chuyện này lên mạng. Họ muốn bưng bít thông tin để "trùm bao bố đánh".

Các bạn có đồng ý với quan điểm trên của tôi không?

P.s: stt tiếp: Hồi mã thương.

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 08:28


Thứ Hai, ngày 03 tháng 3 năm 2014

Trong một stt trước, tôi nói đến tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ
http://thanhstatus.blogspot.com/2014/02/tinh-than-vo-hoc-trong-tranh-au-dan-chu.html

Trong stt này, tôi xin chia sẻ tinh thần võ học trong lúc cận chiến và ứng dụng nó cho công cuộc tranh đấu dân chủ cho nước nhà.

Năm kỷ dậu 1789, sau khi quân Thanh tràn vào Thăng Long, hai bộ tướng của Nguyễn Huệ là Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm cho quân lui về phòng thủ Tam Điệp, đồng thời cho người phi ngựa về cấp báo cho chủ tướng Nguyễn Huệ ở Phú Xuân-Huế.

Nhận được tin báo, trong thời gian rất ngắn, vừa làm lễ tế trời lên ngôi Vua, vừa hành quân, vừa tuyển quân, vừa huấn luyện; với đội quân mới tuyển, có vẻ "ô hợp" nhưng Vua Quang Trung đã đánh tan tác 29 vạn quân Thanh chuyên nghiệp và tinh nhuệ.

Điều kỳ diện đó ngoài đến từ thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, lòng dũng cảm chống giặc của nhân dân,... còn đến từ triết lý võ học của đất Bình Định.

Võ Bình Định đơn giản nhưng hiểm. Tôi đọc đâu đó một chuyên gia nói, nếu một lính Tây Sơn được huấn luyện 3 tháng có thể đánh thắng đối phương huấn luyện 3 năm.

Võ Bình Định khi cận chiến thì nhắm vào các điểm yếu của đối phương như mắt, bộ hạ, mang tai, yết hầu,...mà tấn công. Cơ thể sống là một hệ thống hoàn hảo nhưng nếu đánh mạnh, liên tục vào một vị trí thì sẽ gục ngã.

Đó là những kiến thức võ học mà tôi biết. Tôi suy ngẫm, có thể ứng dụng triết lý trên cho quá trình tranh đấu dân chủ.

Độc tài là một hệ thống hoàn hảo gồm rất nhiều thành phần mà nó vận hành trên nguyên lý bao che cho nhau, ủng hộ nhau trong việc làm bạo lực, phi nghĩa.

Ví dụ: Hệ thống độc tài thì luôn đi kèm nhà nước nắm kinh tế hoặc chi phối kinh tế để bóp chết người phản kháng khi cần (đuổi việc), rồi công an được tuyển dụng vội vã, nghiệp vụ kiến thức kém để dễ bề sai khiến, rồi báo chí bị nhà nước nắm, rồi luật lệ hổ lốn để dễ bề kiến giải-áp dụng, rồi thuế khóa không minh bạch để dễ bề chi cho những hoạt động không mang lại lợi cho dân, mang lợi cho người cầm quyền mà dân không biết,....

Tuy nhiên, nếu chúng ta đánh mạnh và liên tục vào một điểm thì tất yếu hệ thống độc tài sẽ suy yếu. Ví dụ chúng ta cắt hết bầu sữa do nhà nước chi phối hay làm cho công an không được lạm quyền hay làm cho báo chí có tính độc lập, thuế khóa minh bạch, .....thì hệ thống độc tài bị thủng một mảng lớn, không thể che chắn, bao che cho nhau được.

Dân chủ là một sự nghiệp chung, ở đó có rất nhiều việc để làm. Một người, một nhóm người không bao giờ làm được. Chúng ta cần hiểu và phân việc cho nhau. Mỗi người-nhóm người hãy xác định cho mình một hướng đi, một mục tiêu và tranh đấu liên tục cho mục tiêu đó.

Mỗi nhóm hãy đánh liên tục vào mục tiêu của mình cho đến khi nào có công lý, có minh bạch thì ngày đó ắt có dân chủ.

Các bạn có đồng ý với nhận định trên không?

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 08:33


Thứ Sáu, ngày 28 tháng 2 năm 2014

Tôi là một người con của đất Tây Sơn-Bình Định; quê hương người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ. Tôi tự hào về điều này.

Dù không luyện được võ (do chứng MKĐ), nhưng tôi học được tinh thần thượng võ của mảnh đất này.
Người học võ Bình Định không cốt để hống hách đánh người, học võ để luyện sức khỏe, tinh thần, sức chịu đựng, lòng quả cảm. Khi thấy việc bất bình sẽ ra tay bênh vực kẻ yếu.

Không chủ động đánh ai nhưng nếu bị kẻ ác tấn công thì giao chiến đến cùng. Đánh gục (gục ở đây còn có nghĩa là khống chế được) kẻ ác bằng đòn hiểm mới thôi. Nếu hèn nhát dừng lại giữa chừng thì có thể bị dính đòn Hồi mã thương, rất nguy hiểm.

Là một công dân bình thường, thấy đất nước nhiễu nhương, cái ác, cái gian trá, cái lộng quyền hoàng hành, tinh thần thượng võ trong tôi nổi dậy. Tôi không thể câm nín.

Dù có thể giữa miền trung cô độc, tôi cũng quyết chiến đến cùng cái ác, cái nham hiểm. Hoặc là tôi chết hoặc tôi dẹp được cái ác này để người đi sau không bị gai độc đâm chảy máu.

Đây là ý nguyện của tôi.

Trân trọng
Nguyễn Văn Thạnh

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 08:15 http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif



No comments:

Post a Comment

View My Stats