Luke
Hunt, Tạp chí Diplomat
Đặng
Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Mar 11, 2014
Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù giam vì các bài
viết chỉ trích chính phủ cộng sản.
Thêm một blogger khác tiếp tục bị bỏ tù
vì chỉ trích chính quyền cộng sản tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cáo buộc
Trương Duy Nhất đã “lạm dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”
theo Điều luật 258 vốn đang gây nhiều tranh cãi.
Ông Nhất, năm nay 50 tuổi, bị kết án hai năm sau khi
luật sư của ông đã thừa nhận tại phiên tòa kéo dài nửa ngày ở Đà Nẵng thuộc
miền Trung Việt Nam rằng thân chủ của ông đã đăng 12 bài viết trên trang blog
trực tuyến. Tuy nhiên, luật sự biện hộ rằng việc viết và đăng bài của ông Nhật
không vi phạm pháp luật.
Theo lời của luật sư Trần Vũ Hải thì ông Nhất đã
tuyên bố tại phiên tòa rằng, ” Tôi chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do ngôn
luận của mình. Trên thực tế, tôi đã bảo vệ nhà nước và lợi ích của nhà nước”.
Theo mức án của Điều 258 thì ông đã chuẩn bị tinh
thần cho án tù lên đến bảy năm.
Ông Nhất đã bị bắt vào tháng Năm năm ngoái sau khi
đăng bài viết kêu gọi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, và cáo buộc họ không có khả năng chống nạn
tham nhũng dẫn đến sự hỗn loạn chính trị và suy thoái kinh tế.
Thời gian qua ông Dũng có liên quan đến một loạt các
vụ bê bối trong nền kinh tế, bao gồm cả đại án tham nhũng Vinashin – công ty
đóng tàu và niềm tự hào của doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam – vốn từng đứng
bên bờ vực phá sản với mức nợ lên đến 4 tỷ USD và buộc phải đổi tên sau khi
chương trình tái cấu trúc diễn ra.
Việt Nam là một nước độc đảng ở miền Bắc từ năm 1954
và trên toàn quốc kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam sáp nhập miền Nam vào năm
1975. Hiện nay các phương tiện truyền thông bao gồm báo, tạp chí, ấn phẩm trực
tuyến, truyền hình và đài phát thanh đều do nhà nước kiểm soát.
Các nhà hoạt động chính trị, blogger, nhà báo, luật
sư, Phật tử và giáo sĩ Kitô đã và đang là nạn nhân trong các cuộc đàn áp mới
nhất. Một số cuộc đàn áp liên quan đến việc chỉ trích chính phủ, và đặc biệt,
chỉ trích cách ông Dũng quản lý nền kinh tế vốn đang đi ngược lại xu hướng phát
triển trong khu vực dẫn đến hàng nghìn doanh nghiệp phải phá sản.
Hồi tháng Bảy năm 2013, ông Dũng và 46 quan chức
trong chính phủ của ông đã thoát cảnh bỏ phiếu tín nhiệm diễn ra lần đầu tiên
tại nước này trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam gay gắt xem xét lại nhiều vụ
cáo buộc về tham nhũng và chủ nghĩa tư bản bè phái.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền(HRW) có trụ sở tại New
York cho biết thì Việt Nam đã kết án và bỏ tù tổng cộng 61 nhân vật bất đồng
chính kiến hồi năm ngoái, tăng lên từ con số 41 người một năm trước đó.
HRW kêu gọi chính phủ trả tự do cho ông Nhất.
“Phiên tòa xét sử ông Trương Duy Nhất là một phần trong nỗ lực của chính
phủ Việt Nam nhằm bịt miệng cộng đồng blogger Việt Nam ngày càng trở nên sôi
động hơn”, Brad Adams, Giám đốc HRW khu vực châu Á cho biết
trong một bản tuyên bố.
“Thay vì bò tù thêm một tù nhân chính trị, chính phủ Việt Nam nên trả tự
do cho ông Trương Duy Nhất cũng như những nhân vật khác đang bị giam giữ chỉ vì
họ không đồng ý quan điểm với chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Một số nhà báo nước ngoài gửi đơn để tham dự phiên
xét xử ông Trương Duy Nhất nhưng đã bị các nhà chức trách từ chối.
Năm ngoái, Đinh Nhất Uy đã trở thành blogger đầu
tiên bị kết án theo Điều 258 và bị tuyên án 15 tháng tù treo.
©
2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment