Tuesday, 11 March 2014

BAN GIÁM THỊ TRẠI GIAM HUYỆN BÙ ĐĂNG PHẢI BẢO ĐẢM CHO DÂN OAN NGUYỄN THI TẤM THỰC HIỆN QUYỀN KHÁNG CÁO (HT.VRNs)




HT. VRNs
Đăng ngày: 11.03.2014

VRNs ( 11.03.2014) – Sài Gòn- Hôm qua, con gái của Dân oan Nguyễn Thị Tâm là bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi đến trại Tạm giam huyện Bù Đăng, Bình Phước để gửi đồ cho bố mẹ nhưng cán bộ trại giam không cho bé Hiếu được thăm gặp bố mẹ.

bé Ngô Thị Cẩm Hiếu

Bé Hiếu cho biết, hôm qua, bé Hiếu đến tòa án Nhân dân huyện Bù Đăng, Bình Phước để đóng tiền án phí cho bố mẹ, nhưng phía tòa án trả lời rằng, vẫn chưa nhận được đơn kháng cáo của bố mẹ bé Hiếu.
Được biết, trong phiên tòa sơ thẩm hồi này 25.02 vừa qua, vợ chồng Dân oan Nguyễn Thị Tâm đã phản đối phiên tòa bất công và bản án tổng cộng 11 năm tù giam sai trái này.

Vợ chồng Dân oan Nguyễn Thị Tâm là một trong những thân chủ của Văn phòng Công lý và Hòa Bình. Chính vì thế cha Giuse Đinh Hữu Thoại lên tiếng: “Trường hợp vợ chồng Dân oan Nguyễn Thị Tâm có hai giả thiết: Thứ nhất, bà Tâm đã gửi đơn kháng cáo cho Công an tại Toà án (khi xét xử sơ thẩm), từ đó cho rằng đã thực hiện quyền kháng cáo nên không làm đơn kháng cáo nữa. Thứ hai, trại giam chưa gửi Đơn kháng cáo của Bà Tâm đến Toà.


2) Theo qui định Bộ luật Tố tụng Hình sự: “…Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.” (khoản 1 Điều 233 BLTTHS) . Và “…Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.” (khoản 2 Điều 234). Đồng thời, tiết b điểm 4.2 mục 4 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP: “Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo là ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn. Nếu Ban giám thị trại tạm giam không ghi ngày nhận được đơn kháng cáo, thì Toà án yêu cầu Ban giám thị trại tạm giam xác nhận ngày nhận đơn đó để xác định ngày kháng cáo.” Như vậy, Ban Giám thị trại giam “phải đảm bảo” cho Bà Tâm “thực hiện quyền kháng cáo”, thông thường là cung cấp bút, giấy…

Trường hợp, Trại giam cũng nghĩ là Bà Tâm đã gửi đơn rồi, từ đó không thực hiện “bảo đảm….” thì sau này, Bà Tâm có quyền “kháng cáo quá hạn” theo qui định tại Điều 235 BLTTHS. Tuy vậy, việc kháng cáo quá hạn này có thể “không được chấp nhận” vì “phải có lý do chính đáng”, mà “lý do chính đáng” ấy được Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP nêu ra “ít quá”: “5.1. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng. “Lý do chính đáng” là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định, ví dụ: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị…” (điểm 5.1 mục 5 phần I).

3) Trường hợp này, theo VP CLHB, cần đưa Bé Hiếu lên Trại Giam trực tiếp hỏi Ban Giám Thị và đề nghị cho Mẹ (Bà Tâm) được viết Đơn kháng cáo (nếu chưa có). Nếu Ban Giám thị nói “Mẹ đã gửi đơn cho công an tại Toà rồi” thì cần nêu rõ Điều luật dẫn trên về việc Đơn kháng cáo phải gửi qua Ban Giám Thị, đồng thời phải có xác nhận của Ban Giám thị…

4) Chúng tôi không rõ Bé Hiếu tham gia Tố tụng với tư cách gì? Nếu là “người có quyền, nghĩa vụ liên quan” do bị Toà tuyên Bố Mẹ phải “bồi thường”; hoặc “nhân chứng” do chứng kiến vụ việc…thì cũng có quyền kháng cáo.

5) Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thường BGT thực hiện tốt việc hướng dẫn, cung cấp Giấy, bút cho bị cáo làm đơn kháng cáo. Có thể hồ sơ chưa lên tới Toà PT (Theo Luật,Toà ST “phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo cho Toà PT trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo”. (Khoản 1 Điều 237 BLTTHS).”

Như VRNs chúng tôi đã loan tin, Dân oan Nguyễn Thị Tâm ngụ tại thôn 2, xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Gia đình bà có diện tích đất khoảng 3.0 ha, đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên đất có trồng cây điều năm 1999 và xen cây cà phê, tiêu, cao su.
Từ năm 2005 – 2009, bà Tâm có vay một số tiền của ông Nguyễn Bá Tuyên và 4 người khác là hàng xóm của bà.

Theo Hồ sơ của Vp Công lý và Hòa Bình cung cấp cho thấy, từ giao dịch dân sự gia đình bà bị các cán bộ xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước làm cho mất đất, gây thiệt hại tài sản, gây thương tích… và các cán bộ đi theo “chủ nợ”, là ông Nguyễn Bá Tuyên để bảo vệ cho hành vi “xiết nợ”. Đó là sự cấu kết của các cán bộ và “chủ nợ” đẩy gia đình bà vào nỗi oan khuất và bị mất đất. Không những thế, gia đình bà Tâm đã nhiều lần bị “chủ nợ” đánh trọng thương…

Chồng bà Tâm, là ông Ngô Văn Huynh “được công an” mời lên xã và bắt giam từ ngày 4.7.2013. Còn bà Tâm bị công an huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước bắt giam hồi ngày 03.09.2013. Hai vợ chồng bà Tâm bị bắt giam trái phép để lại đứa con dại ở nhà không ai chăm sóc và không nơi nương tựa.

HT. VRNs



No comments:

Post a Comment

View My Stats