Thứ Hai, ngày 10 tháng 3 năm 2014
Trong cuộc sống, tôi gặp đủ hạng người: từ côn đồ,
du đãng đến trí thức, nho nhã. Có một đặc điểm tôi rút ra là những kẻ côn đồ,
du đãng thường vô giáo dục, có lòng tự ái cao, chỉ cần hắn ta nghĩ ai nhìn đểu,
coi khinh hắn là hắn lao vào đánh nhau liền. Hạng người này thường rất khó góp
ý. Trí thức, nho nhã thì ngược lại: người ta dù có ăn học, có hiểu biết nhưng
luôn lắng nghe người khác góp ý, thậm chí là những lời phê phán họ. Sau khi
lắng nghe họ luôn nói lời cảm ơn lịch sự. Cái gì hay thì học hỏi, điều gì dở
thì bỏ qua.
Điều tôi vừa bàn trên, không chỉ đúng cho con người
mà còn đúng cho nhà nước.
Ở các nước văn minh người dân có quyền phê phán nhà
nước, phê phán người cầm quyền. Nhà nước luôn luôn cầu thị, lắng nghe mọi ý
kiến. Tôi nghĩ ở những đất nước này, người nắm quyền thuộc hạng văn minh, trí
thức.
Ngược lại ở những xứ độc tài, toàn trị, dân chỉ được
khen, tung hô lãnh đạo, như vậy họ mới hài lòng. Ai phê phán, chỉ ra cái sai,
cái tầm bậy của người cầm quyền liền bị khép vào tội nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo
và bị bắt bỏ tù. Tôi nghĩ những người cầm quyền trong những đất nước như vậy có
bản chất côn đồ, du đãng, thất học.
Từ
khi đi dự phiên tòa xét xử blogger Trương Duy Nhất-một góc nhìn khác, tôi giật
mình: Chúa ơi! Lẽ nào đất
nước Việt Nam con được cai trị bỡi côn đồ, du đãng?
Bạn có suy nghĩ giống tôi không?
Được đăng bởi Nguyễn
Văn Thạnh vào lúc 08:13
No comments:
Post a Comment