Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
2014-02-24
2014-02-24
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục
bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ
giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc. Người luôn luôn chấp nhận những
yêu cầu của Nga trước khi lắng nghe nguyện vọng của dân chúng đã phải rời bỏ
dinh thự riêng cực kỳ xa hoa của mình để chạy trốn người dân. Viktor Yanukovych
biết rõ nếu bị bắt sinh mạng của ông sẽ không ai bảo đảm, kể cả mẫu quốc Nga
hay người bạn Putin.
Sự chọn lựa Nga, khước từ liên minh EU của Viktor
Yanukovych đã dấy lên lòng căm phẫn của người dân Ukraina vốn luôn rất nhạy cảm
với Nga, đất nước từng chôn vùi dân chúng Ukraina trong triểu đại Stalin qua
cuộc tắm máu người dân nước này vào thập niên 30 đã làm cho dân chúng không còn
sợ hãi họng súng của chính phủ.
Ba tháng kéo dài tranh đấu trong băng giá đã tôi
luyện ý chí dân chúng cho thành quả hôm nay: độc tài phải ra đi nhường sân chơi
lại cho những người yêu tự do dân chủ.
Những hứa hẹn về kinh tế của Nga không mê hoặc được
dân chúng Ukraina vì họ biết rằng trong thế giới toàn cầu ngày nay đất nước này
sẽ được vực dậy nếu có quyết tâm chuyển đổi nền kinh tế một cách khôn ngoan và
Nga không phải là nước duy nhất có thể làm bạn với Ukraina khi bên cạnh nó một
khối EU hùng mạnh sẵn sàng đưa tay nắm chặt người láng giềng đang tự cô lập
mình bởi những món tiền mà tổng thống Viktor Yanukovych nhận được.
Tiến
sĩ Hà Sĩ Phu nhận xét biến cố này qua so sánh Ukraina với Việt
Nam, một đất nước theo ông đang từ chối cơ hội tốt hơn để nhận về phần quà cho
một thiểu số cầm quyền:
Đúng là vấn đề Ukcraina với Việt Nam là khá giống
nhau. Chính quyền đi thân với mẫu quốc chứ còn nhân dân thì người ta lại muốn
tự do đi với phương tây thế cho nên hai bên mâu thuẫn, Việt Nam cũng đang y như
thế. Tóm lại mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam mà đại diện là những tầng lớp dân
chủ, trí thức, giới trẻ và giới tiến bộ trong nhân dân với đảng. Nhân dân ở đây
phải được hiểu là giới tiên tiến chứ số đông thì chỉ là con số chưa có định
hướng.
Người ta bảo nhân dân là một dãy số 0 nhưng khi nó
đứng sau một con số có nghĩa thì những số 0 ấy trở thành có nghĩa. Rõ ràng có
mâu thuẫn giữa nhân dân và đảng. Cái quyết tâm giữ cho kỳ được cái độc tài, đặc
quyền đặc lợi của Việt Nam nó còn mạnh hơn cả Ukraina nữa.
Blogger
Mẹ Nấm cùng quan điểm với TS Hà Sĩ Phu khi chị cho rằng
Việt Nam không hề cô độc sao phải tự lừa dối mình bằng chính sách ổn định chính
trị, chị nói:
Việt Nam có rất nhiều sự lựa chọn chứ không phải chỉ
có một con đường là ngả về phía Trung Quốc vì thật sự ngả về phía Trung Quốc
không còn là lợi ích nhà nước hay quốc gia nữa mà là lợi ích và sự tồn vong của
đảng cộng sản. Với cái thế cân bằng hiện nay mà Mỹ và các nước khác đã mở ra
cho Việt Nam thì không thể dùng lý luận là nước yếu hay nhỏ đề mà thần phục
Trung Quốc. Phải có thái độ dứt khoát và rõ ràng các vấn đề trên Biển Đông,
biên giới hay vấn đề tiểu ngạch hay mậu dịch. Đừng sử dụng tiểu xảo với thế
giới, cứ làm đàng hoàng thì Việt Nam chắc chắn sẽ có cửa đề thấy sự thay đổi.
Yều tố Trung Quốc đã và đang chia cắt chính quyền
với người dân, tuy nhiên đối với nông dân thì mối quan ngại của họ vẫn là đất
đai và hy vọng đó đã tiêu tan khi bản hiến pháp mới vẫn không thay đổi những lề
luật cơ bản khi viết rằng “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.
Ông
Trần Văn Huỳnh, cha của người tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy
Thức cho rằng sai lầm quan trọng của nhà nước rất nhiều tuy nhiên làm yên dân
trước tiên thì không gì tốt hơn là cải tổ luật đất đai, ông nói:
Rõ ràng là có những sai lầm trong vấn đề quản lý nhà
nước và sửa đổi những sai lầm đó thì tôi thấy rằng đó là việc cần phải làm còn
nếu không thì hậu quả thế nào thì không biết đò là quy luật. Hiện giờ trong nội
bộ đảng cầm quyền ai cũng thấy điều đó. Tôi cho rằng nếu mà khắc phục những sai
lầm đó thì sẽ tránh được tình trạng Ukraina. Phải thấy cái nào lớn hơn, cái nào
liên quan đến lợi ích tối thượng của đất nước và dân tộc. Tôi cho rằng khi luật
đất đai được thông qua thì sẽ có thể giảm tệ nạn tham nhũng mà chính tệ nạn đó
là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ tất yếu không thể tránh khỏi.
Đừng xem
thường tiếng nói người dân
Blogger
Mẹ Nấm người từng được hãng tin CNN phỏng vấn vì các hoạt
động dân chủ, nhân quyền thì cho rằng bên cạnh yếu tố Trung Quốc việc nhà nước
cần làm hiện nay là lắng nghe tiếng nói của người dân thông qua các cá nhân bất
đồng chính kiến. Lắng nghe sẽ tránh được bài học của Tổng thống Viktor
Yanukovych khi xem thường tiếng nói của người dân:
Tôi nghĩ việc đầu tiên dễ nhất mà nhà nước có thể
làm đó là tránh việc chụp mũ và bắt những người bất đồng chính kiến vì những lý
do khác nhau. Có sửa đổi hay không thì nó phải bắt nguồn từ sự lắng nghe. Cách
dễ nhất có thể học được tù Ukraina đó là lắng nghe nguyện vọng của người dân.
Riêng
luật sư Lê Thị Công Nhân qua kinh nghiệm đấu tranh
của mình cho rằng báo chí tư nhân xuất hiện trong lúc này sẽ phần nào rút bớt
những bức xúc trong dư luận quần chúng, LS cho biết:
Cộng sản Việt Nam hiện nay chắc chắn không thể cùng
một lúc giải quyết được nhiều việc đúng như anh nói tại vì đảng quá bừa bộn và
trên mọi lĩnh vực chúng ta đều thấy. Theo tôi nghĩ thì trước mắt phải thả bớt
áp lực tinh thần người dân đã bị dồn nén suốt nhiều năm qua bằng cách thực hiện
việc tự do ngôn luận mà cụ thể là cho Việt Nam có được nền báo chí tư nhân. Tuy
chỉ là tinh thần thôi nhưng các diễn biến trong đời sống của đất nước nó sẽ bộc
lộ hết bản chất thật.
Bên cạnh tự do ngôn luận thì kinh tế Việt Nam cũng
phải được nhìn lại một cách khách quan đúng theo quy luật phát triển của một
nền kinh tế lành mạnh. Theo LS Lê Thị Công Nhân muốn thế thì Việt Nam phải can
đảm triệt bỏ các doanh nghiệp quốc doanh vốn đang giết chết dần nền kinh tế
Việt Nam qua sự bòn rút, thâm lạm và đặt lợi ích nhóm cao hơn lợi ích quốc gia
của các tống công ty, tập đoàn nhà nước
Khía cạnh thứ hai đó là buông tất cả những doanh
nghiệp nhà nước dưới mọi hình thức dù là tổng công ty, hay là tập đoàn như là
cái đài truyền hình Việt Nam chằng hạn. Buông tất cả những cái đó để cho giới
tư nhân người ta làm mà ở Việt Nam người ta gọi là cổ phần hóa chính là tư nhân
hóa tất cả lĩnh vực kinh tế mà hiện nay nhà nước sống chết nắm lấy một cách hết
sức mù quáng.
Doanh nghiệp nhà nước đã bóp chết nền kinh tế bởi vì
đã giao cho doanh nghiệp nhà nước quá nhiều đặc quyền, đặc lợi trong khi hiệu
quả kinh tế gần như là thấp kém thậm chí là âm trong rất nhiều doanh nghiệp nhà
nước.
Sau khi Liên sô sụp đổ, Việt Nam đổi mới để tồn tại.
Với cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập Việt Nam siết chặt mạng lưới Internet, bắt
giam blogger, nhà báo, dân oan, những người đấu tranh đòi dân chủ và nhân
quyền.
Ukraina là lần thứ ba và người dân Việt Nam lại rất
tin câu nói của ông bà để lại “nhất quá tam ba bận”.
Liệu bận thứ ba Việt Nam sẽ có quyết định như thế
nào và người dân Việt Nam có xứng đáng để được lãnh đạo lắng nghe thực sự?
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment