Lê Phan
Saturday, February 22, 2014 2:47:01 PM
Trung
Quốc đang tập dợt cho một “cuộc chiến ngắn, tức tốc” chống lại Nhật ở biển Hoa
Ðông, đó là điều mà một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ đã tiên đoán, trong
một chỉ dấu về sự gia tăng căng thẳng ở miền Tây Thái Bình Dương.
Vị sĩ quan đó, Hải Quân Ðại Tá James Fanell, giám đốc tình báo cho Ðệ Thất Hạm Ðội, giải thích là một cuộc tập trận ở một mức độ rộng lớn của Giải Phóng Quân Trung Quốc hồi năm 2013 được thực hiện với mục đích chuẩn bị cho các lực lượng để tham dự một chiến dịch nhằm chiếm chuỗi đảo đang tranh chấp ở biển Hoa Ðông, mà Nhật Bản gọi là Sensaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Trong một cuộc hội thảo của hải quân Hoa Kỳ ở San Diego hôm tuần rồi, Ðại Tá Fanell cho biết “Chúng tôi chứng kiến một cố gắng đổ bộ vĩ đại và xuyên các quân khu trong cuộc tập dợt Sứ Vụ Hành Ðộng 2013. Chúng tôi kết luận là Giải Phóng Quân đã nhận được một công tác mới là làm sao có thể tổ chức được những cuộc chiến ngắn, nhưng mãnh liệt để phá hủy lực lượng Nhật Bản ở biển Hoa Ðông theo sau điều mà chỉ có thể là việc tiến chiếm quần đảo Sensaku.”
Dĩ nhiên tổ chức những cuộc tập dợt khác xa việc có một kế hoạch thực sự để chiếm các quần đảo này. Trong nhiều năm, quân đội Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập dợt nhằm giải quyết một cuộc tấn công vào Ðài Loan.
Nhưng cũng phải nói là những bình luận về kế hoạch tập trận của Trung Quốc đến vào một lúc đang có rất nhiều căng thẳng quanh khu vực đảo đang tranh chấp này. Sự hiện diện thường xuyên của các chiến hạm và tàu bè của cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản và phi cơ trong vùng đã làm cho ngày càng có thêm nguy cơ một tai nạn có thể tạo nên một cuộc chiến rộng lớn hơn.
Ấy là chưa kể hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố một khu nhận diện phòng không (Air Defence Identification Zone-ADIZ) cho toàn biển Hoa Ðông, một hành động mà Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong vùng diễn dịch là một cố gắng để củng cố đòi hỏi chủ quyền của họ trên các hòn đảo tranh chấp.
Mặc dù lời tuyên bố của Ðại tá Fanell thẳng thắn một cách bất thường trong việc xét đoán về ý định của Trung Quốc, nó đại diện cho một sự gia tăng đáng kể lo ngại trong hàng ngũ các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ về tham vọng của Bắc Kinh ở cả Biển Hoa Ðông và Biển Hoa Nam (Biển Ðông).
Mới đầu tháng 2, ông Danny Russel, phụ tá ngoại trưởng cho Ðông Á, đã khuyến cáo là “đang có những quan ngại gia tăng về lề lối hành xử trong Biển Hoa Nam phản ảnh một cố gắng tiệm tiến của Trung Quốc để dành kiểm soát trên vùng biển này”. Ông nói là những hành động gần đây của Trung Quốc đã “tạo bất định, mất an ninh và bất ổn cho vùng”.
Ðại Tá Fanell thì nói là các chương trình huấn luyện hải quân của Trung Quốc đã thay đổi bộ mặt trong nửa sau của năm 2013 để chuẩn bị cho “tình huống hải chiến thực tiễn” hơn mà hải quân của họ có thể phải đối diện. Năm ngoái, họ tổ chức tổng cộng chín chiến dịch ở vùng Tây Thái Bình Dương mà mục đích là để “tập dợt tấn công vào các mục tiêu hải quân”. Ông nói thêm “Tôi không biết làm sao có thể cho thấy ý định của Trung Quốc rõ ràng hơn” khi Bắc Kinh diễn tả các hoạt động này là “bảo vệ hải quyền”, một việc mà thực ra chỉ là “một cách nói tránh của người Hoa cho việc cưỡng chiếm quyền duyên hải của các quốc gia láng giềng của Trung Quốc.”
Tại một hội thảo tương tự hồi năm ngoái, Ðại Tá Fanell đã đưa ra một nhận xét đầy lo ngại về tham vọng hải quân của Trung Quốc. Ông nói: “Sự bành trướng vào những vùng biển xanh của nước này chính là để đối phó với các hạm đội của Hoa Kỳ. Hải quân của Giải Phóng Quân xông ra biển để học làm sao chiến đấu trong một cuộc hải chiến... Ðừng nghi ngờ gì nữa: Hải quân của Giải Phóng Quân đang tập trung vào chiến tranh trên biển, và đánh chìm một hạm đội đối địch.”
Nhận định của Ðại Tá Fanell thực ra không phải là quá khích. Hôm 12 tháng 2 vừa qua, khi Ngoại Trưởng John Kerry đến Á Châu để tái khẳng định sự “chuyển hướng” của Hoa Kỳ, hải quân Trung Quốc đã gây sóng gió khi đi qua những hải lộ mới vốn chứng minh sự gia tăng hiện diện và sự tự tin của họ ở vùng Thái Bình Dương.
Hôm đầu tháng, hải quân Trung Quốc đã lặng lẽ đi qua eo biển Sunda giữa các hòn đảo Java và Sumatra của Indonesia, lần đầu tiên trên đường sang Ấn Ðộ Dương nơi họ đã tổ chức các cuộc tập trận. Họ trở về qua eo biển Lombok gần đảo Bali và qua eo biển Makassar ngoài khơi đảo Borneo. Một nhà phân tích của IHS Maritime nói là chuyến đi qua các eo biển của Indonesia này rất đáng kể vì ngoài hai khu trục hạm còn có một trong những tàu đổ bộ mới của Trung Quốc vốn có thể chở xe cộ, trực thăng và binh sĩ, hiện đang ngày càng hoạt động ở Biển Ðông và xa hơn nữa.
Giáo Sư Rory Medcalf, chuyên gia về Á Châu của Học Viện Lowy của Úc, nói là toàn thể chuyến đi này là một cuộc phô trương lực lượng của Trung Quốc.
Ông Medcalf nói: “Họ đã gửi ra những thông điệp là họ có quyền sử dụng các hải lộ quốc tế. Trong khoảng năm năm nữa, một sự hiện diện tích cực của quân đội Trung Quốc bên ngoài biển Hoa Nam hay biển Hoa Ðông sẽ là một chuyện bình thường.”
Hải Quân Trung Quốc cũng đã đưa ra những chỉ dấu về ý định của họ để hoạt động bên ngoài “chuỗi đảo thứ nhất” vốn tách rời Biển Ðông, Biển Hoa Ðông và Hoàng Hải khỏi Thái Bình Dương. Hè năm ngoái, khi các chiến hạm của họ vượt Eo biển Soya giữa Nhật Bản và Nga lần đầu tiên, báo chí nhà nước Trung Quốc đã nói là đã “thực hiện được ước mơ từ lâu nay vượt qua ‘sự phong tỏa của chuỗi đảo thứ nhất.’”
Chưa hết, năm ngoái Hoa Kỳ loan báo là các tàu bè của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Hoa Kỳ, vùng 200 hải lý cách lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tất cả những sự việc này đã làm cho các quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ ngày càng lo ngại. Chuyến đi của Ngoại Trưởng Kerry, và quan trọng hơn, chuyến đi vào tháng 4 tới của Tổng Thống Barack Obama, là nhằm trong mục đích trấn an các đồng minh trong vùng.
Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra là việc hải quân Trung Quốc có thể đi qua điều được gọi là “chuỗi đảo thứ nhất”, vốn nằm trong chiến lược phòng vệ của Hoa Kỳ, bao bọc từ Nhật Bản ở phía bắc xuống đến Indonesia, Malaysia ở phía Nam, vào lúc thời bình là chuyện khác. Khi thời chiến xảy ra, không những các hạm đội Hoa Kỳ mà ngay cả những quốc gia liên hệ, từ Nhật Bản, và đến cả Nga ở phía Bắc, đến Philippines, Ðài Loan, và Singapore, Malaysia cũng như Indonesia sẽ không để cho hải quân Trung Quốc qua lại dễ dàng.
Một nhà chiến thuật hải quân nhắc lại là ngay trong thời Ðệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ cũng không có ý định chiếm Indonesia vì những eo biển như Sunda, Lombok hay Makassar rất hẹp. Trong thời chiến, lực lượng Indonesia chỉ cần đặt đại bác ở trên bờ cũng có thể cản trở không cho một lực lượng hải quân thù nghịch nào qua đó. Ở phía Bắc, họ sẽ phải đối phó với hải quân của Nhật Bản mà khả năng cũng không phải là yếu kém ấy là chưa kể có nhiều khả năng tác chiến hơn hải quân Trung Quốc nhiều.
Còn việc nếu quả thật Trung Quốc muốn chiếm quần đảo Sensaku thì thật quá dễ vì đây là một quần đảo không người. Nhưng một khi Trung Quốc đã chiếm thì trừ phi Nhật Bản buông trôi như Philippines, Trung Quốc sẽ phải đối diện với chiến tranh. Với Hoa Kỳ đã tuyên bố là quần đảo Sensaku nằm trong sự bảo vệ của Hiệp Ðịnh Phòng Thủ Hỗ Tương Mỹ Nhật, Trung Quốc cũng sẽ phải đối diện với chiến tranh với Hoa Kỳ. Ðiều đó có phải là điều mà Bắc Kinh muốn không khi mà họ hẳn biết là hiện nay họ chưa có khả năng để đối phó. Hay là họ hoang tưởng đến nỗi nghĩ là mình đã vượt Hoa Kỳ?
Vị sĩ quan đó, Hải Quân Ðại Tá James Fanell, giám đốc tình báo cho Ðệ Thất Hạm Ðội, giải thích là một cuộc tập trận ở một mức độ rộng lớn của Giải Phóng Quân Trung Quốc hồi năm 2013 được thực hiện với mục đích chuẩn bị cho các lực lượng để tham dự một chiến dịch nhằm chiếm chuỗi đảo đang tranh chấp ở biển Hoa Ðông, mà Nhật Bản gọi là Sensaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Trong một cuộc hội thảo của hải quân Hoa Kỳ ở San Diego hôm tuần rồi, Ðại Tá Fanell cho biết “Chúng tôi chứng kiến một cố gắng đổ bộ vĩ đại và xuyên các quân khu trong cuộc tập dợt Sứ Vụ Hành Ðộng 2013. Chúng tôi kết luận là Giải Phóng Quân đã nhận được một công tác mới là làm sao có thể tổ chức được những cuộc chiến ngắn, nhưng mãnh liệt để phá hủy lực lượng Nhật Bản ở biển Hoa Ðông theo sau điều mà chỉ có thể là việc tiến chiếm quần đảo Sensaku.”
Dĩ nhiên tổ chức những cuộc tập dợt khác xa việc có một kế hoạch thực sự để chiếm các quần đảo này. Trong nhiều năm, quân đội Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập dợt nhằm giải quyết một cuộc tấn công vào Ðài Loan.
Nhưng cũng phải nói là những bình luận về kế hoạch tập trận của Trung Quốc đến vào một lúc đang có rất nhiều căng thẳng quanh khu vực đảo đang tranh chấp này. Sự hiện diện thường xuyên của các chiến hạm và tàu bè của cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản và phi cơ trong vùng đã làm cho ngày càng có thêm nguy cơ một tai nạn có thể tạo nên một cuộc chiến rộng lớn hơn.
Ấy là chưa kể hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố một khu nhận diện phòng không (Air Defence Identification Zone-ADIZ) cho toàn biển Hoa Ðông, một hành động mà Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong vùng diễn dịch là một cố gắng để củng cố đòi hỏi chủ quyền của họ trên các hòn đảo tranh chấp.
Mặc dù lời tuyên bố của Ðại tá Fanell thẳng thắn một cách bất thường trong việc xét đoán về ý định của Trung Quốc, nó đại diện cho một sự gia tăng đáng kể lo ngại trong hàng ngũ các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ về tham vọng của Bắc Kinh ở cả Biển Hoa Ðông và Biển Hoa Nam (Biển Ðông).
Mới đầu tháng 2, ông Danny Russel, phụ tá ngoại trưởng cho Ðông Á, đã khuyến cáo là “đang có những quan ngại gia tăng về lề lối hành xử trong Biển Hoa Nam phản ảnh một cố gắng tiệm tiến của Trung Quốc để dành kiểm soát trên vùng biển này”. Ông nói là những hành động gần đây của Trung Quốc đã “tạo bất định, mất an ninh và bất ổn cho vùng”.
Ðại Tá Fanell thì nói là các chương trình huấn luyện hải quân của Trung Quốc đã thay đổi bộ mặt trong nửa sau của năm 2013 để chuẩn bị cho “tình huống hải chiến thực tiễn” hơn mà hải quân của họ có thể phải đối diện. Năm ngoái, họ tổ chức tổng cộng chín chiến dịch ở vùng Tây Thái Bình Dương mà mục đích là để “tập dợt tấn công vào các mục tiêu hải quân”. Ông nói thêm “Tôi không biết làm sao có thể cho thấy ý định của Trung Quốc rõ ràng hơn” khi Bắc Kinh diễn tả các hoạt động này là “bảo vệ hải quyền”, một việc mà thực ra chỉ là “một cách nói tránh của người Hoa cho việc cưỡng chiếm quyền duyên hải của các quốc gia láng giềng của Trung Quốc.”
Tại một hội thảo tương tự hồi năm ngoái, Ðại Tá Fanell đã đưa ra một nhận xét đầy lo ngại về tham vọng hải quân của Trung Quốc. Ông nói: “Sự bành trướng vào những vùng biển xanh của nước này chính là để đối phó với các hạm đội của Hoa Kỳ. Hải quân của Giải Phóng Quân xông ra biển để học làm sao chiến đấu trong một cuộc hải chiến... Ðừng nghi ngờ gì nữa: Hải quân của Giải Phóng Quân đang tập trung vào chiến tranh trên biển, và đánh chìm một hạm đội đối địch.”
Nhận định của Ðại Tá Fanell thực ra không phải là quá khích. Hôm 12 tháng 2 vừa qua, khi Ngoại Trưởng John Kerry đến Á Châu để tái khẳng định sự “chuyển hướng” của Hoa Kỳ, hải quân Trung Quốc đã gây sóng gió khi đi qua những hải lộ mới vốn chứng minh sự gia tăng hiện diện và sự tự tin của họ ở vùng Thái Bình Dương.
Hôm đầu tháng, hải quân Trung Quốc đã lặng lẽ đi qua eo biển Sunda giữa các hòn đảo Java và Sumatra của Indonesia, lần đầu tiên trên đường sang Ấn Ðộ Dương nơi họ đã tổ chức các cuộc tập trận. Họ trở về qua eo biển Lombok gần đảo Bali và qua eo biển Makassar ngoài khơi đảo Borneo. Một nhà phân tích của IHS Maritime nói là chuyến đi qua các eo biển của Indonesia này rất đáng kể vì ngoài hai khu trục hạm còn có một trong những tàu đổ bộ mới của Trung Quốc vốn có thể chở xe cộ, trực thăng và binh sĩ, hiện đang ngày càng hoạt động ở Biển Ðông và xa hơn nữa.
Giáo Sư Rory Medcalf, chuyên gia về Á Châu của Học Viện Lowy của Úc, nói là toàn thể chuyến đi này là một cuộc phô trương lực lượng của Trung Quốc.
Ông Medcalf nói: “Họ đã gửi ra những thông điệp là họ có quyền sử dụng các hải lộ quốc tế. Trong khoảng năm năm nữa, một sự hiện diện tích cực của quân đội Trung Quốc bên ngoài biển Hoa Nam hay biển Hoa Ðông sẽ là một chuyện bình thường.”
Hải Quân Trung Quốc cũng đã đưa ra những chỉ dấu về ý định của họ để hoạt động bên ngoài “chuỗi đảo thứ nhất” vốn tách rời Biển Ðông, Biển Hoa Ðông và Hoàng Hải khỏi Thái Bình Dương. Hè năm ngoái, khi các chiến hạm của họ vượt Eo biển Soya giữa Nhật Bản và Nga lần đầu tiên, báo chí nhà nước Trung Quốc đã nói là đã “thực hiện được ước mơ từ lâu nay vượt qua ‘sự phong tỏa của chuỗi đảo thứ nhất.’”
Chưa hết, năm ngoái Hoa Kỳ loan báo là các tàu bè của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Hoa Kỳ, vùng 200 hải lý cách lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tất cả những sự việc này đã làm cho các quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ ngày càng lo ngại. Chuyến đi của Ngoại Trưởng Kerry, và quan trọng hơn, chuyến đi vào tháng 4 tới của Tổng Thống Barack Obama, là nhằm trong mục đích trấn an các đồng minh trong vùng.
Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra là việc hải quân Trung Quốc có thể đi qua điều được gọi là “chuỗi đảo thứ nhất”, vốn nằm trong chiến lược phòng vệ của Hoa Kỳ, bao bọc từ Nhật Bản ở phía bắc xuống đến Indonesia, Malaysia ở phía Nam, vào lúc thời bình là chuyện khác. Khi thời chiến xảy ra, không những các hạm đội Hoa Kỳ mà ngay cả những quốc gia liên hệ, từ Nhật Bản, và đến cả Nga ở phía Bắc, đến Philippines, Ðài Loan, và Singapore, Malaysia cũng như Indonesia sẽ không để cho hải quân Trung Quốc qua lại dễ dàng.
Một nhà chiến thuật hải quân nhắc lại là ngay trong thời Ðệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ cũng không có ý định chiếm Indonesia vì những eo biển như Sunda, Lombok hay Makassar rất hẹp. Trong thời chiến, lực lượng Indonesia chỉ cần đặt đại bác ở trên bờ cũng có thể cản trở không cho một lực lượng hải quân thù nghịch nào qua đó. Ở phía Bắc, họ sẽ phải đối phó với hải quân của Nhật Bản mà khả năng cũng không phải là yếu kém ấy là chưa kể có nhiều khả năng tác chiến hơn hải quân Trung Quốc nhiều.
Còn việc nếu quả thật Trung Quốc muốn chiếm quần đảo Sensaku thì thật quá dễ vì đây là một quần đảo không người. Nhưng một khi Trung Quốc đã chiếm thì trừ phi Nhật Bản buông trôi như Philippines, Trung Quốc sẽ phải đối diện với chiến tranh. Với Hoa Kỳ đã tuyên bố là quần đảo Sensaku nằm trong sự bảo vệ của Hiệp Ðịnh Phòng Thủ Hỗ Tương Mỹ Nhật, Trung Quốc cũng sẽ phải đối diện với chiến tranh với Hoa Kỳ. Ðiều đó có phải là điều mà Bắc Kinh muốn không khi mà họ hẳn biết là hiện nay họ chưa có khả năng để đối phó. Hay là họ hoang tưởng đến nỗi nghĩ là mình đã vượt Hoa Kỳ?
No comments:
Post a Comment