Tuesday 25 February 2014

TÔI LUYỆN QUA LỬA ĐỎ (David Brooks - The New York Times




Chuyn ng: Võ Tấn Phong
25.02.2014

Người dịch: trí thức Việt Nam thường thích coi những học giả kiểu Noam Chomsky như những trí thức hàng đầu thế giới, mà không thấy rằng các nhà hàn lâm đó thường không có ảnh hưởng gì lắm trong đời sống chính trị của Mỹ. Xin giới thiệu một bài viết ngắn của một trong những ký giả có ảnh hưởng nhất trong nền chính trị Mỹ về một trí thức khác thất bại trên chính trường Canada. Bài viết cho thấy sự khó khăn khi trí thức dấn thân vào chính trị, và bài học đau đớn nhưng trung thực rút ra từ đó. Điều đó hoàn toàn đối lập với các trí thức Việt Nam, nhất là giới trí thức cánh tả hải ngoại, cũng hăng hái đi theo hoặc ủng hộ nhà nước Cộng sản Việt Nam, rồi chứng kiến cái nhà nước đó tan hoang mục rã, rồi thản nhiên chê bai cái chế độ Cộng sản mục ruỗng hiện thời dường như mình vô can, nhưng vẫn thản nhiên thần tượng những Bác Hồ, tướng Giáp, cứ như họ chẳng rút ra được bài học gì sất.

David Brooks’

Năm 2005, Michael Ignatieff rời nghề giáo ở Harvard để bước vào lĩnh vực chính trị ở Canada với hy vọng sẽ trở thành thủ tướng.

Ông nhanh chóng nhận ra chính trị và học thuật khác nhau như thế nào. Trong học thuật, ta dùng từ ngữ để thuyết phục và khám phá; trong chính trị, ta dùng từ ngữ để xây dựng quan hệ. Học thuật là hoạt động của bộ óc, nhưng chính trị là hoạt động của cơ thể, một kiểu thi đấu xem ai có sức lôi cuốn hơn, trong đó ta tiếp xúc với dân chúng để cho thấy ta quan tâm tới họ.

Trong học thuật, mục đích là khám phá ra một chân lý vô thời hạn. Trong chính trị, cái quan trọng nhất là đúng thời, biết rằng lúc nào là chín muồi cho một đề xuất nào đó. Trong học thuật, mục tiêu là giữ vững một quan điểm dựa trên điều gì ta tin tưởng; trong chính trị, mục tiêu là chọn chỗ đứng nào trên trục tả- hữu để chỉ rõ sự khác nhau giữa ta và đối thủ nhằm chiếm được sự ủng hộ của đa số.
Trong học thuật, một sự khiêm tốn giả tạo nào đó đáng được khuyến khích; trong chính trị, ta phải tự thêu dệt một truyền thuyết về bản thân – dựng ra một câu chuyện để cho thấy cuộc sống của ta liên hệ với một số chính sách như thế nào. Trong học thuật, ta được tưởng thưởng vì sự trung thực, tính chặt chẽ trí tuệ và sự sẵn sang theo đuổi một ý tưởng nào đó đến cùng. Trong chính trị, tất cả đều là những phẩm chất gây thất bại.

Michael Ignatieff – lãnh tụ đảng Tự Do của Canada (2008-2011)

Và dĩ nhiên là Ignatieff thấy rằng chuyển sang chính trị có nhiều khó khăn hơn ông tưởng. Ông bắt đầu khá dễ dàng. Ông được bầu vào Quốc Hội. Trong vòng một năm, ông là phó lãnh tụ đảng, và chỉ trong vài năm, ông là lãnh tụ Đảng Tự Do của Canada.

Nhưng ông đi vào một lãnh vực vượt quá năng lực và là nạn nhân của những xu hướng lịch sử không thể đảo ngược được. Ông không phải là một lãnh tụ đối lập hiệu quả.Trong cuộc bầu cử toàn quốc đầu tiên, ông và đảng của ông bị thất bại thê thảm. Ignatieff thậm chí còn mất chiếc ghế quốc hội. Đó là một thất bại nhục nhã, và chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông.

May mắn là ông không quay về tay trắng. Hồi ký của ông, “Lửa và tro: Thành công và Thất bại trong Chính trị”, là cuốn sách hay nhất về cảm tưởng của một nhà chính trị kể từ cuốn sách “Cần có gì [để trở thành tổng thống]” của Richard Ben Cramer.

Ignatieff lúc đầu được mời ứng cử bởi những những người môi giới chính trị hậu trường, mặc dù ông đã không sống ở nước của ông [Canada] cả 30 năm trời. Ông dồng ý nhưng lúc đầu không chắc chắn lắm tại sao ông muốn thế ngoài một cảm giác mù mờ là làm cha mẹ ông hãnh diện.

Ông đã bị những người bạn cũ phản bội. Ông chịu đựng sự hạ cố không đáng phải chịu và đầy kiêu ngạo từ những nhà bình luận chính trị. Ở Quốc Hội, ông hoàn toàn đầy óc đảng phái, đặt sự trung thành cho phe phái cao hơn sự trung thành vào chân lý. Ông không có người bạn nào không thuộc đảng của ông. Ông căm ghét phe đối lập. “Chúng tôi đã không phí một hơi sức nào để thuyết phục phe bên kia bất cứ thứ gì”, ông nhớ lại.

Ông học được rằng khi ta tấn công đối thủ, ta phải tấn công vào những điểm mạnh của anh ta, vì những điểm yếu sẽ tự hạ bệ chúng. Đối thoại chính trị, ông đi đến kết luận, không phải là đối thoại về các vấn đề; nó là trận chiến bằng lời nhằm phủ nhận những đối thủ về lập trường của họ, hay như chúng ta thường nói, chính nghĩa của họ. “Trong cả ba cuộc bầu cử tôi đã tham gia, không có một cuộc tranh luận nào là về tương lai của đất nước. Tất cả đều là những cuộc chiến tàn nhẫn về lập trường”.

Trong quá trình hoạt động chính trị ông trải qua thử thách tính cách mà tất cả các nhà chính trị trung trực phải đối diện. Ông viết rằng “chính trị thử thách khả năng tự biết mình nhiều hơn bất kỳ ngành nghề nào khác mà tôi biết”. Ông đã tự ngắm mình trong gương, với bộ com-lê những trợ lý lựa chọn cho ông, và cảm thấy như bị xâm nhập bởi một kẻ lạ mặt nào đó ông không nhận ra. Ông sống mỗi ngày từng phút từng giây hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng của người khác để đánh giá hành động của mình. Sau những cuộc trả lời phỏng vấn tồi tệ, ông vào phòng tắm, chẳng biết mình có đủ năng lực cho công việc không, đối diện với những sai lầm cho thấy là ông chưa đủ sức. “Trong đời chưa bao giờ tôi ăn diện đẹp hơn mà cảm thấy trống rỗng hơn.”

Nhưng Ignatieff cuối cùng đã đưa ra một biện hộ mạnh mẽ cho hoạt động chính trị. Các nhà chính trị không nên tưởng rằng mình cao quý hơn cái tiến trình họ tham dự. Ông kết luận rằng các nhà chính trị đoàn kết người dân với nhau thành những cộng đồng hay các quốc gia. Trở thành một nhà chính trị là trở nên “trần tục và tội lỗi nhưng đồng thời cũng trung thành và không sợ hãi. Ta đem những tham vọng trơ tráo của ta vào việc phục vụ những người khác. Ta hy vọng rằng những tham vọng của ta sẽ được bù lại bằng điều thiện ta làm”.

Chính trị, như câu nói nổi tiếng của Max Weber, giống như phải khoan lỗ qua những phiến gỗ cứng, cần phải mạnh nhưng chậm. Những kẻ nhảy vào vì ích kỷ hay hợm hĩnh thường bỏ cuộc, bởi vì đời sống họ sẽ khốn khổ. Những người sống sót được thường được thúc đẩy bởi tinh thần phục vụ, và bởi chứng cớ về điều tốt đẹp mà luật pháp và các chương trình [xã hội] có thể đem lại. Ignatieff đã thất bại trong chính trị, nhưng được tôi luyên qua tham vọng chính trị, ông nhận ra tham vọng đó dù có dơ bẩn nhưng đáng giá biết chừng nào.




No comments:

Post a Comment

View My Stats