Wednesday 12 February 2014

THÊM 2 TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐƯỢC DÂN BIỂU HOA KỲ ĐỠ ĐẦU (Mạch Sống)




Posted on Wednesday, February 12 @ 12:30:08 EST

Nữ Dân Biểu Zoe Lofgren (Dân Chủ, California) vừa chính thức nhận đỡ đầu hai tù nhân lương tâm Việt Nam: Ông Nguyễn Văn Lía, một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, và Ông Trần Huỳnh Duy Thức.

“Như vậy tổng cộng đã có 7 tù nhân lương tâm Việt Nam được các dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, giải thích.

Ngoài ra, hai tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương luôn luôn được xem như bộ ba với Đỗ Thị Minh Hạnh khi được các dân biểu và các tổ chức nhân quyền nhắc đến.
Khi nhận đỡ đầu thì vị dân biểu sẽ dùng mọi phương tiện để lên tiếng can thiệp cho tù nhân lương tâm.

Mới đây, DB Chris Van Hollen đã cùng với 10 dân biểu khác gởi văn thư cho Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang để yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho Hạnh, Hùng và Chương. (Thư của các dân biểu Hoa Kỳ gửi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang: http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/11/letter-to-the-president-of-vietnam-to-release-three-imprisoned-vietnamese-prisoners-of-conscience.pdf)

Cuộc vận động dân biểu Hoa Kỳ đỡ đầu nằm trong chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, được BPSOS phát động ngày 24 tháng 7 năm ngoái.

Song song, BPSOS đang kêu gọi các người Việt ở hải ngoại “kết nghĩa” với gia đình của tù nhân lượng tâm để hỗ trợ tinh thần và vật thể cho họ trên hành trình đòi tự do cho thân nhân.

Ts. Thắng nói : “Việc kết nghĩa này sẽ tạo nên lòng cảm thông, gắn bó giữa người hải ngoại và các nhà đấu tranh đang bị tù đày. Họ đã và đang hy sinh cho dân tộc và rất xứng đáng được chúng ta yểm trợ.”

Mục đích của chiến dịch là đòi tự do cho tất cả các nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền đang trong lao tù ở Việt Nam.

Theo Ts. Thắng, phương cách để đạt điều này là tạo phản tác dụng cho chính sách bỏ tù các nhà tranh đấu.

Tù đày là công cụ để một chế độ độc tài vừa giảm hang ngũ vừa ngăn chặn ảnh hưởng của các nhà đối lập. Chiến dịch do BPSOS phát động tạo nên tình trạng là càng giam giữ tù nhân lương tâm thì ảnh hưởng của họ càng lan rộng ở trong và ngoài nước, lên đến quốc tế; và cứ bắt một người thì 5, 7 thân nhân của người đó sẽ trở thành nhà tranh đấu. Chưa kể việc giam giữ tù nhân lương tâm sẽ gây khó khăn cho chế độ trong mọi quan hệ đối ngoại, mậu dịch, hợp tác với thế giới tự do.

Ban tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam vào ngày 26 và 27 tháng 3 sắp đến cho biết đây sẽ là cơ hội để đẩy mạnh chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Mỗi phái đoàn về Hoa Thịnh Đốn sẽ được “gởi gắm” một hồ sơ tù nhân lương tâm để kêu gọi các dân biểu và thượng nghị sĩ đỡ đầu hay lên tiếng can thiệp.

Ts. Thắng giải thích: “Khi một dân biểu hay thượng nghị sĩ đã đỡ đầu cho một tù nhân lương tâm thì ấn tượng của họ về chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ là một yếu tố quyết định lá phiếu của họ khi biểu quyết Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hay phê chuẩn TPP”.

Để ghi danh tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam, xin vào đây: http://tiny.cc/VNAD14 hoặc liên lạc cô Kim Cúc: kimcuc.le@bpsos.org, tel: 703-538-2190

Quý Vị nào có ý muốn kết nghĩa với tù nhân lương tâm, xin liên lạc: elisephuong.ho@bpsos.org

Mọi đóng góp cho Quỹ TNLT xin gởi về:
BPSOS/TNLT
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA


Bài liên quan:

Các Dân Biểu Hoa Kỳ Tiếp Tục Đòi Tự Do Cho Đỗ Thị Minh Hạnh
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2802

Công Bố Quỹ Yểm Trợ  Và Kêu Gọi Kết Nghĩa Với Tù Nhân Lương Tâm
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2800

Đẩy Mạnh Chương Trình Đỡ Đầu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2797





2 comments:

  1. Ngày 24/4/2011, cơ quan chức năng phát hiện Nguyễn Văn Lía , tự là Ba Lía, sinh năm 1940, cư trú tại xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới (An Giang) mang theo 15 cuốn sách, 64 đĩa (CD, VCD, DVD) và 36 bản tài liệu có nội dung vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tín ngưỡng. Trong quá trình điều tra Nguyễn Văn Lía đã khai nhận cùng với Trần Hoài Ân , tự là Tư Tiểu, sinh năm 1951, cư trú ở Thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) cùng soạn thảo các tài liệu trên.
    Đấy là những thông tin cơ bản về tù nhân tê Lía, vậy mà giờ chúng được gọi là tù nhân lương tâm. Cái loại lương tâm thối nát của chúng lẽ ra bị trừng trị lâu rồi.Chống phá đất nước mà giờ còn kêu oan. Thật đáng tởm.

    ReplyDelete
  2. Khi từ Thái Lan trở về, đầu tháng 4/2009, Lê Công Định lập blog "Đảng lao động VN" để ra tuyên cáo thành lập, rồi cùng Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Sĩ Bình viết 1 cuốn sách mang tên "Con đường VN". Trong đó, Định viết phần cải cách tư pháp, Thức viết phần cải cách kinh tế, Bình viết cải cách xã hội. Cả ba thống nhất tạo địa chỉ email có tên chihaichibachitu@gmail.com làm địa chỉ liên lạc.

    Tại Cơ quan Điều tra, Lê Công Định khai đã viết 20 bài với nội dung xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước VN rồi gửi cho đài BBC, cho Nguyễn Sĩ Bình đăng lên tạp chí "Phía trước", lên trang web của "Đảng dân chủ VN", đồng thời thường xuyên trả lời phỏng vấn của đài BBC, RFI, RFA.

    Riêng Trần Huỳnh Duy Thức, Thức lập blog "Change We Need" rồi viết các bài như: "Lần sinh nhật thứ 79 của Đảng Cộng sản VN là lần cuối", "Gửi những người Cộng sản", "Điềm gở của triều đại Cộng sản", "Minh chủ sắp xuất hiện", "Bôxít tây nguyên, huyệt mộ triều đại Cộng sản tự đào chôn mình" với bí danh Trần Đông Chấn.

    Đầu năm 2008, Thức lập tiếp blog "Trần Đông Chấn" và từ blog này, Thức quen Nguyễn Sĩ Bình. Sau đó, Thức lập tiếp blog "PsonKhanh". Cuối năm 2008, Thức đi Mỹ, gặp Bình ở Houston, bang Texas. Bình quy định bí danh liên lạc: Bình là "chị hai", Thức là "chị ba" và Định là "chị tư".

    Tại Cơ quan Điều tra, Thức thừa nhận 49 bài viết đã đăng trên blog "Trần Đông Chấn", "Change We need", "PsonKhanh" với nội dung chống phá Nhà nước VN là của mình viết, và 12 bài Thức chỉnh sửa của các đối tượng khác.

    Lương tâm của chúng ở đâu khi luôn tìm cách chống phá đất nước như vậy?

    ReplyDelete

View My Stats