Posted by chepsuviet
on 02/02/2014
Nguyễn Đăc Xuân & Hoàng Phủ NGọc Tường
Cho tới hôm nay, sau 46 năm,
cùng với nhiều bí ẩn của Chiến dịch Mậu thân 1968, sự kiện bị cho
là một cuộc “Thảm sát” đã gây tranh cãi, chia rẽ trong lòng người dân và trí
thức miền Nam, rồi cả người dân VN nói chung, vẫn chưa được làm rõ.
Tại sao cả 2 phía chính quyền –
Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 và CHXHCNVN từ 1975 – đến nay đều không tiến hành
một cách quy mô việc điều tra, thu thập bằng chứng như tìm kiếm, khai quật “mộ
tập thể” để giám định, phỏng vấn nhiều người dân, tập hợp tư liệu lưu trữ v.v..
từ đó có kết luận rõ ràng, nghiêm túc? Có phải vì một bên thì kém cỏi trong
chiến thuật tuyên truyền để vạch mặt đối phương, còn bên kia thì ngược lại, quá
giỏi để khỏa lấp che đậy tội lỗi?
Xin mời nghe lại một bài trả
lời phỏng vấn của Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
với phóng viên nước ngoài năm 1981.
Cũng cần nói thêm, Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân trong nhiều năm nay là những
người phải chịu búa rìu dư luận dữ dội nhất từ hải ngoại cùng những người dân
miền Nam tin rằng đã có một cuộc thảm sát do cộng sản tiến hành tại Huế trong
Chiến dịch Mậu Thân 1968.
Phải chăng cái cách mà Hoàng
Phủ Ngọc Tường hé lộ và lý giải trong đoạn phỏng vấn này, trong vai trò là nhân
vật “cộm cán” nhất của vụ án, đã góp phần tạo nên một hiệu ứng phản tác dụng
thêm cho chính ông và đảng của ông?
Nhiều năm nay, sức khỏe của
Hoàng Phủ Ngọc Tường không còn được tốt nữa, liệu ông có noi gương Lê Hiếu
Đằng, cuối đời làm một cái nghĩa cử gì đó để lại cho đời, cho mình để mai sau
khỏi bị miệng lưỡi thế gian mãi chê cười? Bởi vì không phải chỉ có dấu hỏi lớn
có hay không vụ thảm sát, mà còn có nhiều dấu hỏi rất lớn về những bất đồng
trong chính nội bộ ban lãnh đạo cộng sản miền Bắc về Chiến dịch Mậu Thân 1968,
liên quan tới cả cuộc thanh trừng nội bộ rất tàn độc, trong mối quan hệ phức
tạp với 2 nước đàn anh lớn đang cắn xé nhau khi đó là Liên Xô, Trung Quốc v.v..
Làm rõ những bí ẩn lịch sử đó
cũng sẽ góp phần vạch mặt, đẩy lui những thế lực bảo thủ, cơ hội trong ĐCSVN
đang cố bấu víu vào “bạn vàng” Trung Cộng, “ăn mày dĩ vãng”, và lừa bịp dân, như
một cuốn phim nhiều tập đang chiếu trên truyền hình VN mấy ngày Tết này – “Đảng giữa lòng dân“,
mở đầu bằng hai câu thơ ngạo ngược của Tố Hữu “Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng
sữa/ Bốn ngàn năm chan chứa ân tình“.
VIDEO
:
Hoàng Phủ Ngọc Tường, The Butcher of Huế - Đồ Tể thành
phố Huế
Thảm Sát Tết Mậu Thân 68. Hoàng
Phủ Ngọc Tường: The Butcher of Huế - Đồ Tể thành phố Huế.
Để trả lời câu hỏi: "Ông
có thể mô tả biến cố về cuộc nổi dậy tại Huế và đặc biệt liên quan đến cuộc
thảm sát từ khi ông có mặt tại đây", Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) đã trả
lời vòng vo, ấp úng trong 12 phút với một luận điệu gian dối, vu vạ, sai sự
thật một cách đáng khinh bỉ. Là một người lính có mặt ở Huế trong 21 ngày Cộng
Sản chiếm cứ cố đô, sau đó, với tư cách phóng viên báo chí, đã trở lại đi theo
những chuyến đào mộ tập thể, cũng như đã có dịp phỏng vấn nhiều nhân vật liên
quan đến vụ thảm sát ở Huế, như ông Võ Văn Bằng, Chủ tịch Uỷ Ban Truy Tầm &
Cải Táng Nạn nhân CS Mậu Thân, tôi thấy cần phải viết một vài dòng về bộ mặt và
tâm địa độc ác của một "người" mang danh trí thức Cộng Sản như HPNT.
Điều phải nói trước tiên là Tường đã nói dối khi phủ nhận sự có mặt của y trong những ngày bộ đội CS vào Huế. Về sau này, trước dư luận và sự tấn công của báo chí hải ngoại, qua các nhân chứng xác nhận HPNT hiện diện tại Huế ngay trong các vụ xử án trong vùng Gia Hội, Tường đã chối rằng trong những ngày này, y đang ở trong khu an toàn trên núi. Chính câu hỏi của phóng viên đài truyền hình ờ đầu bài đã xác nhận sự thật, vì nếu Tường không có mặt ở Huế, sẽ không có cuộc phỏng vấn này cũng như nội dung câu hỏi được đăt ra ở trên. Mặt khác, sau này chính y không nhớ là mình đã thú nhận chuyện có mặt ở Huế vào phút thứ 5 của đoạn phim này (Vietnam History do một đài truyền hình Anh Quốc thực hiện năm 1982. (Roll 29 of Vietnam Project- Feb. 29, 1982- Inteview with Hoang Phu Ngoc Tuong, writer), ghi hình vào năm 1981, khi Tường mô tả chuyện y đang đi trong những con đường hẻm vùng Đông Ba và đã nói những câu "khi chúng tôi rút lui" hay "tôi là một chứng nhân" nghe rất rõ ràng.
Câu nói vào đề của Tường là vụ thảm sát ở Huế "do chính Mỹ gây ra" nhưng lại đổ cho tội lỗi của "cách mạng", và xem đây như là một bửu bối để đưa ra trước cuộc hoà đàm Paris để bôi nhọ "Cách Mạng Việt Nam".
Để nói về những người bị giết, Tường cho biết, trong số đó hiển nhiên là "có một số người" do du kích và "quân đội cách mạng" thi hành bản án tử hình tại chỗ, vì căm thù đã lâu, bị tra tấn, cả gia đình phải đi ở tù, và khi cách mạng bùng lên, họ (CS) lấy lại được thế của người mạnh, nên phải giết. Mặt khác đây là những tên ác ôn đã từng giết nhiều gia đình cách mạng, có khi cả nhà 10 người, nay "cách mạng" chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng. Chính những người chỉ huy của cách mạng không thể kiểm soát nổi họ, và chính họ (cấp dưới) đã thi hành bản án đối với kẻ thù của mình. Chúng ta, đồng bào Huế, gia đình các nạn nhân và nhất là các phóng viên báo chí quốc tế đã có mặt trong những ngày đào mộ và cải táng những nấm mồ tập thể tại Huế sau Tết Mậu Thân, và căn cứ vào danh sách nạn nhân, cách giết người, cách trói người trong các hầm tập thể, đã thấy những lời nói của HPNT là gian dối. Trong các hố chôn tập thể này chúng ta đã tìm thấy thi thể các giáo sư y khoa người Đức, các giáo sư trung học, các vị linh mục, sư huynh, tu sĩ, sinh viên, học sinh, công chức, quân nhân và cảnh sát không vũ khí, y tá, học sinh, thường dân... đầu bị bể nát hay thủng vì vết đạn, bị trói xâu chùm bằng giây điện thoại, thép gai, giây lạt tre.
Và trong 22 hầm chôn tập thể được khám phá không hề có một đôi dép râu, cái nón cối hay cái mũ tai bèo nào.
Trong phần cuối của cuốn phim, HPNT đã lên án chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mặc dù không liên quan đến vụ thảm sát Mậu Thân, chúng tôi nêu ra đây, để thấy thêm sự xảo trá, quá quắt của y.
Tường ơi! Huế oan khuất, đau
đớn lắm. Đã đến lúc ăn năn, hối lỗi đi là vừa, những đứa con xứ Huế đem ác quỷ
về giết bà con, anh em họ hàng:"lội trong máu mà cứ tưởng lội trong bùn vì
không nghe mùi tanh của máu!"
----------------------------
TRÍCH
DẪN TÀI LIỆU :
Bộ phim tài liệu 13 tập rút từ cuốn sách “ Viet Nam: The Ten Thousand day
History”. (Published as a companion volume to “Vietnam: A
Television History.” a 13–part documentary film series for the PBS network
produce by WGBH Boston, in cooperation with Central Independent Television/
United Kingdom and Antenne –2/France, and in association with LRE Production)
do giáo sư Nguyễn văn Lục (em trai giáo sư Nguyễn văn Trung, cựu Hiệu trưởng
trường Quốc Học) trích dẫn những gì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trả lời ký giả:
“Hỏi: Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế,
đặc biệt liên quan đến vụ thảm sát. Ở đây, xin đề nghị ông trả lời cho biết
những gì xảy ra bấy giờ ở Huế, có những vụ trả thù, đàn áp?
Hoàng
Phủ Ngọc Tường: Ông muốn nói đến vụ thảm sát Mậu thân ở Huế? Đó là
một chiến công vĩ đại của nhân dân Huế. Nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá
đắt cho chiến thắng này. Đó là là một sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và Ngụy
sau đó. Vì thế nhân dân Huế đã phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác
của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về sinh
mạng, về vật chất và chính trị tại Huế. Sự trả đũa đã vô cùng khủng khiếp.
Nhưng tôi nghĩ rằng tôi là một người đã từng sống qua các thời kỳ chiến đấu
chống lại người Pháp và thời chiến tranh chống lại người Mỹ, tôi nghĩ rằng bọn
chủ nghĩa thực dân mới thì khôn hơn bọn thuộc địa cũ. Bọn thuộc địa cũ nó chơi
“franc jeu” hơn là thực dân mới. Nói cách khác, bọn chủ nghĩa thực dân mới
thường bạo tàn hơn thực dân cũ. Và điều đó là chắc chắn đúng như vậy trong suốt
cuộc tổng công kích tết Mậu Thân vừa qua. Bởi vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn
thể thế giới bên ngoài quan tâm, chúng chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi
cho những người làm cách mạng chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ việc chúng
đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong
cuộc hòa đàm Paris.
Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một
chứng nhân. Tôi sẽ nói cho ông mọi sự một cách khách quan nhất.
Thứ nhất riêng những người bị giết, có nhiều người đã bị giết chắc
chắn là do chúng tôi phải thi hành bản án tử hình. Bởi vì khi chúng
tôi đến nhà họ, họ đã bắn đến cùng vào những chiến sĩ của chúng tôi làm bị
thương khi chúng tôi kêu gọi họ đầu hàng. Vì thế những người này đã bị chúng
tôi bắn chết tại chỗ. Trong đám những người này có tên phó tỉnh trưởng, lúc đó
hắn đang sống ở Huế.
Trong một ít trường hợp, một số bị giết vì đã từng
tra tấn các cư dân, gây cho toàn thể gia đình phải tù tội và đầy ra Côn Đảo.
Chính nhân dân căm thù quá lâu, họ bị tra tấn, gia đình họ phải trả thù. Vì
thế, khi cách mạng bùng lên và lấy lại được thế kẻ mạnh, nhân dân bùng lên đi
lục soát tìm cho ra những tên bạo ngược này để trừ khử chúng như trừ khử những con
rắn độc mà nếu như để chúng sống sót, chúng sẽ tiếp tục gây ra tội ác hơn
nữa trong chiến tranh.
Mặc dầu chính sách của chúng tôi chỉ là nhằm cải tạo
và không bao giờ giết bất cứ ai đã đầu hàng chúng tôi, song khi dân của thành
phố đã nắm công lý trong tay của chính họ, thì các cấp lãnh đạo cách mạng của
chúng tôi không còn có thể kiểm soát dân chúng trong suốt thời kỳ đang diễn ra.
Nhưng tôi phải nói cho ông biết rằng mỗi một tên bị giết thì chúng đã giết ít
nhất mười người khác trong các gia đình bị nạn.
Chúng giết mười người bây giờ giết một người bọn
chúng, cái giá đó là rất nhẹ. Giết một người là công bằng. Nợ máu đó, căm thù
và thi hành bản án như vậy là rất là nhẹ và công bằng.
Theo tôi nghĩ, bất cứ ai từng theo dõi hoàn cảnh
chiến tranh, sự thể có thể chỉ là một sự trả thù nhỏ nhoi. Sự căm thù và sự thi
hành bản án như vậy là nhẹ. Và theo tôi, mọi cuộc cách mạng đều giống nhau. Bởi
vì đó là một cuộc chiến tranh mà sức mạnh quân sự và trang bị cực kỳ chênh
lệch. Nhân dân chúng tôi không sở hữu được những thứ vũ khí như đế quốc Mỹ có.
Song điều ấy cũng chẳng sao cả.
Còn đa số đã đầu hàng do chúng tôi giữ lại thì được
đưa lên rừng ở trại cải tạo. Hầu hết đã được trở về. Vài người tôi biết chịu
đựng không nổi vì khí hậu. Nhưng họ đã trở về với gia đình cả. Nhưng có một số
bị giết. Thật không đáng kể, còn lại sau ngày giải phóng đã được trở về.
Phần lớn sự chết chóc đã xảy ra. Một khối lớn những
xác chết đó là ai? Chính nhân dân bị bọn Mỹ làm chết không biết bao nhiêu trong
các đợt phản kích này. Những người này bị giết và được chôn trong thành phố rồi
sau đó được khai quật bởi Mỹ và quay phim tuyên truyền cho Mỹ.
Chẳng hạn, nó đã bỏ bom rơi vào một bệnh viện nhỏ,
gần chợ Đông Ba. Nó thả bom làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm,
và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn
pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn
phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành
phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn. (HPNT tự xác nhận sự hiện diện của mình trong Tết Mậu Thân, nhưng
trong cuộc phỏng vấn của bà Thụy Khuê năm 1997 thì y lại chối).
Lý do thứ hai, những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra
thì có nhiều người đã tham gia cách mạng. Những người này theo lực lượng cách
mạng, vào rừng sau cuộc tấn công tết Mậu Thân. Và khi kẻ thù trở về vào thành
phố, chúng đã giết những người thân của các gia đình này rồi đem chôn trong các
hầm tập thể. Những xác chết của lính giải phóng, những người mà chúng tôi không
thể thu nhặt được xác cũng bị chúng đem bỏ vào những hố chôn tập thể.
Cộng thêm vào những tù nhân đi theo chúng tôi vào
rừng cũng bị giết hại bởi máy bay Mỹ, chết chung với các đồng chí của chúng
tôi. Máy bay Mỹ cũng tập kích và giết chết các đồng chí của chúng tôi. Những
giải phóng quân của chúng tôi cũng bị hy sinh.
Trong những năm 1975 đến 1977, trong khi đào các
đường mương và kênh dẫn thủy, chúng tôi khám phá ra được rất nhiều hố chôn tập
thể, cái được gọi là nạn nhân bị thảm sát thì chỉ toàn là những người mang đồng
phục quân Giải phóng và nón tai bèo của lực lượng giải phóng.
Điều này nói lên mưu mô quanh co, xảo quyệt của bọn
tân thực dân. Cuộc chiến này là ranh mãnh của chủ nghĩa thực dân mới. Chúng
giết hai con chim bằng một hòn đá. Trước hết là vì chúng muốn tìm cách che dấu
tội ác của chúng.
Hơn nữa là chúng muốn đổ lên đầu bộ đội cách mạng
những tội ác của chúng. Đây là điều mà tôi đã chứng kiến. Và một sử gia người
Mỹ sau đó viếng thăm Huế đã nói cách công khai rằng đây là kế hoạch tuyên
truyền vĩ đại của Mỹ, một chiến dịch tuyên truyền chiến thuật đã làm hao tổn
tiền bạc của Hoa Kỳ cho cân xứng với cái giá về tiền bạc mà tên Kissinger nhằm
bôi nhọ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam về tết Mậu thân.
Tôi muốn nhấn mạnh là cả một bộ máy tuyên truyền của
Mỹ với thế giới đã cố dùng tất cả bộ máy tuyên truyền để đổi trắng thành đen để
lừa bịp nhân loại.
Sự thực là có một số xác chết nạn nhân bị giết là do
sự giận dữ của dân chúng.(sic!)
Những con số này quá nhỏ so với con số quá lớn kẻ
thù còn sống sót và chúng nó đã chạy ra nước ngoài, chúng tiếp tục nói xấu Việt
Nam. Giờ đây họ đã vu khống có tổ chức nhằm chống lại cách mạng Việt Nam. Thế
nhưng, ông phải nhìn nhận rằng mặc dù chúng tôi được sự ủng hộ của khắp thế
giới khi chúng tôi chiến đấu chống lại kẻ thù của chúng tôi, mà chỉ có dân
chúng tôi bị bịt mồm và chịu đổ máu trước họng súng của kẻ thù. Chúng tôi đã
phải đổi máu của chúng tôi một cách đơn độc.
Trong suốt cuộc chiến đấu, chúng tôi đã phải đem lại
công lý chống lại kẻ thù không đội trời chung của nhân dân – những kẻ mà thế
giới đã nhìn nhận như những tội phạm chiến tranh. Dân chúng thế giới đã có một
phiên tòa của Bertrand Russell là một thí dụ cho rằng nếu đã có tòa án kiểu
Nuremberg, thì đã có hàng ngàn người đã được tha chết trong trận Tết Mậu Thân
là những kẻ đáng bị treo cổ sau khi chiến tranh chấm dứt.
Theo như Bertrand Russsell đã dẫn chứng, công lý
chẳng bao giờ được thi hành. Vì vậy mà một sĩ quan Mỹ như trung úy William
Calley đã giết nhiều người ở Sơn Mai mà nó không bị lên án treo cổ.
Và để nhằm mục đích gây chú ý trong trường hợp tội phạm này, chúng đã ngụy tạo một cuộc thảm sát Tết Mậu Thân để bôi bẩn cách mạng. Điều này chứng tỏ Mỹ không quan tâm đến vấn đề danh dự của nước lớn đi đánh một nước nhỏ bé. Chính quyền Mỹ đã nói láo về trận tấn công Tết Mậu thân.”
Và để nhằm mục đích gây chú ý trong trường hợp tội phạm này, chúng đã ngụy tạo một cuộc thảm sát Tết Mậu Thân để bôi bẩn cách mạng. Điều này chứng tỏ Mỹ không quan tâm đến vấn đề danh dự của nước lớn đi đánh một nước nhỏ bé. Chính quyền Mỹ đã nói láo về trận tấn công Tết Mậu thân.”
Đó là luận điệu của người cộng sản
Hoàng Phủ Ngọc Tường với ký giả vào năm 1982. Nhưng qua năm 1997, Hoàng Phủ
Ngọc Tường trả lời bà Thụy Khuê trên đài RFI thì lại khác hẳn. Ông Tường nói: “Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa
đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng
chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm
Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn
lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và đã
trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc
thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của
quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể
nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh
cách mạng”.
TRÍCH
TỪ :
người
bạn học ngồi cùng bàn năm xưa
02:18:am 25/12/10
*
*
01:05:am
14/01/11
Sao lại gọi chiến dịch tiến quân xuân mậu thân năm 1968 là một cuộc thảm sát được là như thế nào. Tôi thực sự không hiểu nổi sao lại có thể nói như thế . Theo tôi được biết thì chiến dịch xuân mậu thân 1968 là một trong các chiến dịch lớn nhất của quân và dân ta để phản công lại quân địch đấy chứ. Chiến dịch quan trọng được toàn thể dân tộc tán thành và tiến hành một cách rất thành công đấy chứ.
ReplyDelete