Saturday, 22 February 2014

NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BẢY 22-2-2014




Posted by News on February 22nd, 2014  | Comments Off

Bài Viết Mới

Tin thứ Bảy, 22-02-2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

- 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (6) (Chép sử Việt). “Diễn văn trước Quốc hội Khóa Bảy, năm 1981 của TBT Lê Duẩn (trích)”
- “Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia” (DLB). – Đỗ Thành Công: VIỆT NAM MỘT CỔ HAI TRÒNG (TNM). – Minh Diện: NON NƯỚC TAN TÀNH HỆ BỞI ĐÂU? (Bùi Văn Bồng). “Chúng tôi tự hỏi, hành  động  Trung Quốc đem quân cưỡng chiếm Hoàng Sa 1974, Gạc Ma  1988, và xâm lược biên giới phía Bắc  nước  ta năm 1979  có kém  gì thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ 1862 và Miển Tây  Nam Bộ năm 1867?  Sự cả tin, nhún nhường  đến bạc nhược  trước Trung Quốc  và cách hành xử với người dân yêu nước của một số quan chức bây giờ  có thua gì vua  quan thời Tự Đức ?
- HÃY TỰ XÓA BỎ TÂM LÝ NÔ LỆ (FB Anh Chí). – Các bạn nghĩ thế nào? (FB Nguyễn Quang Thạch). “Một cựu chiến binh vừa nói ‘dân trí của đất này thấp nên thích làm nô lệ. Thể chế nào rồi cũng thích làm nô lệ’.”
- Chủ tịch Quốc hội không hiểu luật, hay không muốn thượng tôn pháp luật? (FB Xê Nho Nvp). “Có lẽ đại biểu Quốc hội nào cũng phải hiểu một nguyên lý cơ bản: việc lấy phiếu tín nhiệm là từ một Nghị quyết của Quốc hội thì chỉ có Quốc hội (tức là toàn thể các đại biểu) quyết định tạm dừng chứ không ai khác có cái quyền đó cả. Chủ tịch Quốc hội không có quyền tạm dừng mà Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng không có quyền tạm dừng“.
- “Những trang web giả mạo” và “trò chơi quyền lực” (2) (Chép sử Việt). “… nhân sự kiện Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, thử điểm qua vài bài viết liên quan trên các trang web bị cho là “giả mạo” của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cũng là để hiểu dần bản chất và nguồn gốc của hệ thống truyên truyền khổng lồ này.”
- Trần Giao Thủy: Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy (I) (DCVOnline).
- KÝ SỰ HOA KỲ 1: NGƯỜI VIỆT VÀ HOA KỲ (Hồ Hải). “Tất cả những người tha phương cầu thực, cầu danh vọng ở Hoa Kỳ mà tôi gặp trực tiếp tâm sự, hoặc gián tiếp qua điện thoại đều có một mẫu số chung là: thành công dù ở bất cứ lứa tuổi nào đều hội nhập tốt với đất nước này. Những ai thất bại hay còn long đong đều có một mẫu số chung là, khó hoặc không thể hội nhập vì còn mang trong đầu tư duy sĩ diện, cái tôi quá lớn do văn hóa làng xã, tiểu nông gắn chặt trong tâm thức của họ“.
- Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc gặp Đức Đạt lai Lạt ma tại Nhà trắng (FB Mạnh Kim). “Đứng trước ông già héo hắt mềm yếu này, chế độ Bắc Kinh trông như một kẻ ma cô hèn mọn dúm dó. Nắm trong tay một chính thể khổng lồ, một quân đội đông nhất thế giới, một bộ máy an ninh ác ôn, Bắc Kinh vẫn chỉ như một đứa bé con khi ngửa cổ ngước lên nhìn một tượng đài uy nghi sừng sững!“. – Tổng thống Mỹ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma : Bắc Kinh nổi giận  (RFI). - Trung Quốc yêu cầu Tổng thống Mỹ hủy cuộc gặp Dalai Lama (ANTĐ). - Mỹ chọc giận Trung Quốc (NLĐ). - TT Obama sẽ gặp đức Đạt Lai Lạt Ma bất chấp cảnh cáo của Trung Quốc (NLĐ). - Ông Obama tiếp đón Dalai Lama (BBC).
12h00′:
- Nhân quyền Việt Nam ‘vừa đánh, vừa đàm’ (Người Việt). “Cùng lúc với việc giữ nguyên hình phạt 30 tháng tù với ông Lê Quốc Quân trong phiên xử phúc thẩm hôm 18 tháng 2, 2014, nhà cầm quyền Việt Nam đã mở cửa đón đại diện Ân xá Quốc tế“.
- Vụ Phạm Quý Ngọ: Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn “cứu” hay “giết” Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang? (DLB). “Tức là đã có 2 biên bản lời khai vào tháng 10 năm 2012 liên quan đến vụ việc Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ, nhưng Bộ Công an đã giấu nhẹm với tòa và với công chúng trong phiên tòa xử sau đó bắt đầu vào ngày 12 tháng 12, 2013. Nếu biện minh cho hành vi giấu kín này là vì bí mật quốc gia thì ngày hôm nay Đại tá công an, Tổng biên tập PetroTimes đã vi phạm việc tiết lộ bí mật quốc gia“.
- Sao Ngọ lại về quê? (ĐCV). “Ngọ theo gương những đàn anh Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, không thèm nằm nghĩa trang Mai Dịch, mà về quê. Được tiếng là giản dị, về với dân, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên mà bia mộ lại không bị bôi cứt mỗi đêm. Ông Thọ âm thầm về Nam Định. Tướng Giáp thì trống rong cờ mở vào cố thủ Quảng Bình. Hai ông về lại cố hương là đúng vì ít ân oán nơi quê nhà“.
19h50′:

KINH TẾ

12h00′:
19h50′:

VĂN HÓA-THỂ THAO

- Nguyễn Hoàng Đức: Hội thơ nhạt vì tầm nhìn dưới cổng làng (Nguyễn Tường Thụy).
- Nguyễn Duy: Ông Năm Sáng (Quê Choa). – Nguyễn Tiến Toàn: Chấm dứt hợp đồng uống rượu với một nhà văn phóng khoáng (Lê Thiếu Nhơn).
- Du Tử Lê- một chút liên quan! (FB Nguyễn Đình Bổn). “Mình thích một số bài thơ của Du Tử Lê nhưng đã từng coi thường nhân cách ông khi trong tập thơ thứ nhất, khi bị báo chí hải ngoại dồn đến chân tường là ‘bắt tay Việt cộng’, bà Tuyền, vợ Du Tử Lê chối leo lẻo, cho rằng ‘không biết Nguyễn Liên Châu là tay bá vơ nào, tự nhiên lấy thơ chồng tôi in trong nước’… Tính mình nhớ dai, rõ ràng minh bạch nên dù yêu thơ Du Tử Lê cũng vẫn nhớ ông từng hành xử không đáng mặt đàn ông, dù bây giờ mình không còn cảm giác như cũ…”
- Ái tình   –   Cho ngày xa  -   Ngày sau Ngày Tình Nhân (Da Màu).
12h00′:
19h50′:

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

- Thầy đánh trò: chuyện không thể xem thường (Nguyễn Văn Tuấn). “Tôi nghĩ người ‘thầy’ đó quá may mắn vì ở VN; chứ nếu ở Úc thì chắc chắn anh ta đã bị đuổi khỏi trường và phải hầu toà“.
12h00′:
- Vì sao tích phân … vô dụng ? (Nguyễn Tiến Dũng).
19h50′:

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

12h00′:
19h50′:

QUỐC TẾ

- CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ANH QUỐC: Vai trò giám sát của hội đồng địa phương – một thiết chế mới (ĐBND).
12h00′:
19h50′:
* RFA: Audio: + Sáng 21-02-2014; + Tối 21-02-2014.
* RFI: 



No comments:

Post a Comment

View My Stats