Tuesday 11 February 2014

NHẬT BẢN & HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH AN NINH HÀNG HẢI TẠI ĐÔNG NAM Á (Carl Thayer - The Diplomat)




Carl Thayer, The Diplomat

Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Feb 11, 2014

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã thực hiện các bước cụ thể nhằm tăng cường an ninh hàng hải với các nước đồng minh ở khắp khu vực Đông Nam Á.

Từ bên trái Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tsunori Onodera trong một buổi họp tại tư gia nhà ông Aba tại Tokyo hôm ngày 3 tháng Mười, 2013. Ảnh: Defenseimagery

Trong nửa cuối tháng Mười hai năm 2013, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã có những cam kết mới đối với các nước ASEAN nhằm duy trì an ninh hàng hải ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 14 tháng Mười hai năm 2013, Thủ tướng Abe đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN–Nhật Bản và đồng thời tổ chức các cuộc họp song phương riêng biệt với các nước khác trong khu vực.

Năm 2013, Nhật Bản đã ghi lại nhiều chuyển biến trong các mối quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á. Trong năm vừa qua, ông Abe đã có những chuyến viếng thăm tới Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Vào ngày 9 tháng Mười năm 2013, ông Abe cũng đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN–Nhật Bản lần thứ 16 tại Brunei. An ninh hàng hải đã được đưa ra bàn bạc nhằm tìm những điểm thống nhất chung, chiếm thứ hạng 23 trong 29 điều mà Chủ tịch ASEAN mang ra thảo luận.

Điều này đã đi ngược lại với Tuyên bố chung đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN–Nhật Bản diễn ra tại Tokyo trong dịp kỷ niệm bốn mươi năm quan hệ Nhật Bản–ASEAN.

Hội nghị kỉ niệm được tổ chức giữa lúc Trung Quốc đơn phương đưa ra tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trong vùng Biển Hoa Đông hôm 23 tháng Mười một, 2013.  

Mặc dù tuyên bố chung không đề cập đến ADIZ mà chỉ tập trung vào các vấn đề hàng hải nổi bật nhưng giới phân tích cho rằng những điều phản ánh trong tuyên bố chung như “an ninh hàng hải và hợp tác khu vực” và “tự do hàng hải và an toàn phòng không” đều có những ẩn ý đằng sau đó.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh, các lãnh đạo ASEAN đánh giá cao các sáng kiến của Nhật Bản và việc Nhật Bản tham gia tích cực trong các nỗ lực để thúc đẩy đối thoại với các nước thành viên ASEAN về các vấn đề hàng hải.

ASEAN và Nhật Bản cũng đã đi đến nhất trí “tăng cường hợp tác trên không và liên kết chặt chẽ trên biển”. Hai bên sẽ “tăng cường hợp tác để đảm bảo tự do hàng không, nâng cao an tòan hàng không dân dụng để phù hợp với các nguyên tắc được sự công nhận của luật pháp quốc tế.

Tại hội nghị, Bộ ngoại giao Nhật Bản và Thủ tướng Abe đã giải thích rõ vị trí của Nhật Bản trước việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không. Thủ tướng Abe cũng đã có những cuộc hội đàm song phương với người đứng đầu ASEAN. Trong những cụôc gặp mặt này, vấn đề Biển Đông cũng đã được đề cập đến.

Kết quả, Nhật Bản đã nhất trí về hợp tác giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực như:

Nhật Bản và Brunei đi đến thỏa thuận tăng cường đối thoại quốc phòng giữa hai nước.

Nhật Bản và Campuchia tăng cường quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược theo yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Nhật Bản và Indonesia nhất trí tăng cường thông tin liên lạc giữu các bộ trưởng ngoại giao và bộ trương quốc phòng.

Nhật Bản và Lào đồng ý tổ chức đối thoại chính trị – quân sự giữa hai nước trong năm 2013.

Nhật Bản và Malaysia đồng ý tăng cường hợp tác giữa các tổ chức an ninh hàng hải của hai nước sau cuộc tập trận chung đầu tiên được tổ chức vào tháng Chín năm 2013.

Nhật Bản và Miến Điện hoan nghênh việc trao đổi qua lại giữa quan chức quốc phòng trong chuyến thăm thiện chí của phi đội tự vệ Hàng hải Nhật Bản vào tháng Mười năm 2013. Lãnh đạo hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi giữa các cơ quan quốc phòng trong tương lai.

Nhật Bản và Philippines khẳng định đề cao cam kết “bốn sáng kiến” của Thủ tướng Abe  (bao gồm cả hợp tác hàng hải) được công bố trong chuyến thăm vào tháng Bảy năm 2013. Các lãnh đạo chính phủ hoan nghênh việc ký kết diễn ra giữa cảnh sát biển Philippines và tàu tuần tra của Nhật Bản. Ngòai ra, các nhà lãnh đạo Philippines cũng đề cao sự giúp đỡ của các đơn vị tự vệ Nhật Bản trong việc khắc phục hậu quả của siêu bão Haiyan.

Trong Hội nghị Thượng đỉnh giữa Nhật Bản và Việt Nam, Thủ tướng Abe đã bày tỏ mong muốn hai nước có những cuộc đàm phán cụ thể về việc cung cấp tàu tuần tra cho phía Cảnh sát biển Việt Nam.
Bên cạnh hội nghị, Việt Nam cũng đã đạt được những bước tiến lớn trong vấn đề ngoại giao với Hoa Kỳ qua chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng John Kerry vào tháng Mười hai vừa qua. Các quan chức Bộ ngoại giao nhấn mạnh rằng, chuyến viếng thăm đã khẳng định lại cam kết về chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Việt Nam – Phạm Bình Minh, ông John Kerry tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp 32,5 triệu USD cho việc hỗ trợ thực thi luật hàng hải ơ Đông Nam Á. Các quỹ này sẽ được phân bổ vào việc cung cấp tầu tuần tra mới để bảo vệ bờ biển và đào tạo các lĩnh vực liên quan. Việt Nam đã nhận được 18 triệu USD kinh phí mới cho việc mua lại năm tàu tuần tra. Bên cạnh đó, ông Kerry cũng đã cam kết trong tương lai Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ an ninh hàng hải khu vực và nâng kinh phí hỗ trợ lên 156 triệu USD trong hai năm tiếp theo.

Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã đạt được những thành tựu nhất định với Phillippines trong thời gian vừa qua. Trong chuyến thăm của đến Phillippines, ông Kerry đã đàm phán về một thỏa thuận khung pháp lý cho sự hiện diện luân phiên của lực lượng quân đội Hoa Kỳ tại Phillippines nhưg ông đã để mất cơ hội tài trợ 40 triệu USD để viện trợ cho an ninh hàng hải.

Ngoại trưởng John Kerry đã miêu tả cam kết mới của Hoa Kỳ tới Philippines như một phần của sự phát triển song phương giữa hai nước và không hề có tính đáp trả lại hành động thiết lập vùng ADIZ của Trung Quốc trong thời gian vừa qua.

Tại một cuộc họp báo chung, ông Kerry và người đồng cấp Bộ Ngoại giao Phillippines đã lên án Vùng Nhận diện Phòng không của Trung Quốc. Ông Kerry nói rằng “Hoa Kỳ không công nhận Vùng Nhận diện Phòng không của Trung Quốc. Trung Quốc nên tránh những hành động đơn phương tương tự ở những nơi khác trong khu vực, đặc biệt là vùng Biển Đông”.

Sáng kiến mới của Thủ tướng Abe với Đông Nam Á cùng với thông báo tăng cường hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ đối với an ninh hàng hải khu vực đã đảm bảo rằng, hai cường quốc sẽ là cán cân đối trọng lại sức mạnh của Trung Quốc và góp phần tạo khả năng tự chủ của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tính đến thời điểm hiện tại, các cơ quan hàng hải đã thực thi những nhiệm vụ để chống lại những thách thức từ Trung Quốc trong khu vực Biển Đông. Những hỗ trợ của Nhật Bản và Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng hải sẽ từng bước xây dựng năng lực cho khu vực để thực thi pháp luật. Sự phát triển trong các mối quan hệ này sẽ làm yếu đi sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc và đồng thời tăng cường khả năng và sức mạnh của các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải trong khu vực.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info



No comments:

Post a Comment

View My Stats