Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Monday, February 10, 2014 3:08:46 PM
Khi nước Nhật nhận lãnh trách nhiệm....
Thời sự quốc tế có một tin ít được loan tải mà rất
đáng bàn.
Cựu Bộ Trưởng Y Tế Nhật là ông YMichi Masuzoe đã đắc cử “tri sự” của thủ đô Tokyo. Chức vụ tri sự thường được dịch ra Anh ngữ là thống đốc, cỏ thể được hiểu là đô trưởng, người cầm đầu hệ thống hành chánh của kinh đô.
Tin này đáng bàn vì trong các đối thủ tranh cử có nguyên Thủ Tướng Morihiro Hosokawa, người được hậu thuẫn của một nguyên thủ tướng đầy uy tín là ông Junichiro Koizumi. Ngược lại, được sự ủng hộ của đương kim Thủ Tướng Shinzo Abe, ông Masuzoe thắng cử vẻ vang.
Ðáng bàn hơn nữa, chủ điểm của cuộc tranh cử là một cuộc trưng cầu dân ý tại thủ đô về việc có sử dụng năng lượng nguyên tử hay không. Người viết xin dùng chữ nguyên tử atomic cho dễ hiểu, thật ra đấy là hạch tâm, nuclear...
Trận động đất rồi sóng thần ngày Thứ Sáu, 11 Tháng Ba năm 2011 tại khu vực Ðông Bắc Tohoku khiến ba trung tâm điện năng hạch tâm tại Fukushima bị hư hại nặng. Nguy cơ rò rỉ phóng xạ khiến phong trào chống năng lượng nguyên tử nổi lên tại Nhật. Ðã về hưu từ đầu năm 1994, ông Hosokawa bước ra tranh cử chức đô trưởng với chủ trương hủy bỏ năng lượng nguyên tử mà đại bại. Dân chúng thủ đô Nhật có sợ phóng xạ - Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã lãnh bom nguyên tử - nhưng cũng biết Tokyo và vùng phụ cận với 38 triệu dân vẫn cần điện lực và thiếu dầu, khí và than đá cho nhu cầu chiến lược này.
Khi bỏ phiếu cho ông Masuzoe, họ đã chấp nhận rủi ro và lấy một quyết định táo bạo.
Nhật Bản là quốc gia quần đảo không có tài nguyên thiên nhiên và trở thành cường quốc kỹ nghệ chủ yếu là nhờ sức người và khả năng tổ chức xuất chúng.
Ðể lên tới trình độ ấy, Nhật phải nhập cảng hầu hết nguyên nhiên vật liệu từ bên ngoài. Về năng lượng - sản xuất điện năng cho kinh tế - Nhật lệ thuộc vào dầu khí tới hơn 60%. Năng lượng hạch tâm - tự túc và tái tạo - chiếm một phần ba, còn lại là thủy điện hay than đá. Ngày nay, nguồn dầu khí ngoại nhập đó đang gặp trở ngại ngoài Ðông Hải....
Nghĩa là khi bầu cho ông Masuzoe làm đô trưởng, dân chúng Tokyo đã phải lùi một bước vào chỗ hiểm, rồi mới nhìn ra ngoài. Người nhìn ra ngoài là Thủ Tướng Shinzo Abe.
Ông Abe chủ trương rà soát lại sự an toàn của hệ thống năng lượng hạch tâm để tái khởi động một số nhà máy điện, nhưng còn muốn đi xa hơn vậy. Ông muốn suy diễn lại bản hiến pháp do Hoa Kỳ soạn thảo sau Thế Chiến II.
Bản hiến pháp có nội dung giải giới nước Nhật bại trận với điều 9 quy định là Nhật Bản chỉ có một lực lượng tự vệ chứ không được quyền có quân đội.
Trong 67 năm sau đó, an ninh của nước Nhật tùy thuộc vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ qua Hiệp Ước Phòng Thủ Mỹ-Nhật.
Trong thời Chiến Tranh Lạnh, cây dù nguyên tử rồi hạch tâm của Mỹ đã tạo điều kiện cho nước Nhật dồn sức vào kinh tế hơn là quốc phòng - mà khỏi lo bị Liên Xô hay Trung Quốc tấn công.
Nhưng sự đời chẳng có gì là bất biến.
Trung Quốc trở thành đối tác của Hoa Kỳ, vào ngồi trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, rồi 10 năm sau thì Liên Xô tan rã. Sau đó, Hoa Kỳ nhìn lại nhu cầu bảo vệ nước Nhật và muốn Tokyo phần nào chia sẻ gánh nặng quân sự tại nhiều nơi khác trên thế giới, miễn là không đụng tới điều chín của hiến pháp.
Cũng theo quy định Mỹ-Nhật năm xưa, Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản và cằn nhằn về gánh nặng đó, chứ nước Nhật không thể làm gì khi Hoa Kỳ bị tấn công!
Chuyện “bất biến” hơn nữa, đến độ bất ngờ là ngày nay, Nhật Bản không thể nhúc nhích nếu Bắc Hàn phóng hỏa tiễn qua lãnh thổ Nhật để... tấn công Hoa Kỳ!
Cựu Bộ Trưởng Y Tế Nhật là ông YMichi Masuzoe đã đắc cử “tri sự” của thủ đô Tokyo. Chức vụ tri sự thường được dịch ra Anh ngữ là thống đốc, cỏ thể được hiểu là đô trưởng, người cầm đầu hệ thống hành chánh của kinh đô.
Tin này đáng bàn vì trong các đối thủ tranh cử có nguyên Thủ Tướng Morihiro Hosokawa, người được hậu thuẫn của một nguyên thủ tướng đầy uy tín là ông Junichiro Koizumi. Ngược lại, được sự ủng hộ của đương kim Thủ Tướng Shinzo Abe, ông Masuzoe thắng cử vẻ vang.
Ðáng bàn hơn nữa, chủ điểm của cuộc tranh cử là một cuộc trưng cầu dân ý tại thủ đô về việc có sử dụng năng lượng nguyên tử hay không. Người viết xin dùng chữ nguyên tử atomic cho dễ hiểu, thật ra đấy là hạch tâm, nuclear...
Trận động đất rồi sóng thần ngày Thứ Sáu, 11 Tháng Ba năm 2011 tại khu vực Ðông Bắc Tohoku khiến ba trung tâm điện năng hạch tâm tại Fukushima bị hư hại nặng. Nguy cơ rò rỉ phóng xạ khiến phong trào chống năng lượng nguyên tử nổi lên tại Nhật. Ðã về hưu từ đầu năm 1994, ông Hosokawa bước ra tranh cử chức đô trưởng với chủ trương hủy bỏ năng lượng nguyên tử mà đại bại. Dân chúng thủ đô Nhật có sợ phóng xạ - Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã lãnh bom nguyên tử - nhưng cũng biết Tokyo và vùng phụ cận với 38 triệu dân vẫn cần điện lực và thiếu dầu, khí và than đá cho nhu cầu chiến lược này.
Khi bỏ phiếu cho ông Masuzoe, họ đã chấp nhận rủi ro và lấy một quyết định táo bạo.
Nhật Bản là quốc gia quần đảo không có tài nguyên thiên nhiên và trở thành cường quốc kỹ nghệ chủ yếu là nhờ sức người và khả năng tổ chức xuất chúng.
Ðể lên tới trình độ ấy, Nhật phải nhập cảng hầu hết nguyên nhiên vật liệu từ bên ngoài. Về năng lượng - sản xuất điện năng cho kinh tế - Nhật lệ thuộc vào dầu khí tới hơn 60%. Năng lượng hạch tâm - tự túc và tái tạo - chiếm một phần ba, còn lại là thủy điện hay than đá. Ngày nay, nguồn dầu khí ngoại nhập đó đang gặp trở ngại ngoài Ðông Hải....
Nghĩa là khi bầu cho ông Masuzoe làm đô trưởng, dân chúng Tokyo đã phải lùi một bước vào chỗ hiểm, rồi mới nhìn ra ngoài. Người nhìn ra ngoài là Thủ Tướng Shinzo Abe.
Ông Abe chủ trương rà soát lại sự an toàn của hệ thống năng lượng hạch tâm để tái khởi động một số nhà máy điện, nhưng còn muốn đi xa hơn vậy. Ông muốn suy diễn lại bản hiến pháp do Hoa Kỳ soạn thảo sau Thế Chiến II.
Bản hiến pháp có nội dung giải giới nước Nhật bại trận với điều 9 quy định là Nhật Bản chỉ có một lực lượng tự vệ chứ không được quyền có quân đội.
Trong 67 năm sau đó, an ninh của nước Nhật tùy thuộc vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ qua Hiệp Ước Phòng Thủ Mỹ-Nhật.
Trong thời Chiến Tranh Lạnh, cây dù nguyên tử rồi hạch tâm của Mỹ đã tạo điều kiện cho nước Nhật dồn sức vào kinh tế hơn là quốc phòng - mà khỏi lo bị Liên Xô hay Trung Quốc tấn công.
Nhưng sự đời chẳng có gì là bất biến.
Trung Quốc trở thành đối tác của Hoa Kỳ, vào ngồi trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, rồi 10 năm sau thì Liên Xô tan rã. Sau đó, Hoa Kỳ nhìn lại nhu cầu bảo vệ nước Nhật và muốn Tokyo phần nào chia sẻ gánh nặng quân sự tại nhiều nơi khác trên thế giới, miễn là không đụng tới điều chín của hiến pháp.
Cũng theo quy định Mỹ-Nhật năm xưa, Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản và cằn nhằn về gánh nặng đó, chứ nước Nhật không thể làm gì khi Hoa Kỳ bị tấn công!
Chuyện “bất biến” hơn nữa, đến độ bất ngờ là ngày nay, Nhật Bản không thể nhúc nhích nếu Bắc Hàn phóng hỏa tiễn qua lãnh thổ Nhật để... tấn công Hoa Kỳ!
Vì vậy, với Bắc Hàn là lý do - hay lý cớ - Hoa Kỳ và Nhật Bản đang xét lại nội dung của Hiệp Ước Phòng Thủ Mỹ-Nhật.
Tại Âu Châu, Hoa Kỳ có Minh Ước Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương NATO và sự hợp tác của các nước dân chủ Tây Âu để ngăn ngừa sự bành trướng của Liên Xô cho tới khi Liên Xô tan rã và các nước Ðông Âu được giải phóng. Tại Á Châu, Hoa Kỳ không có một hệ thống phòng thủ chung như vậy mà chỉ có quy ước song phương với từng quốc gia.
Trong khu vực đó, Nhật Bản giữ vai trò then chốt vì vị trí địa dư lẫn sức nặng kinh tế.
Với sự xuất hiện ngày càng hung hãn của Trung Quốc, và hoàn cảnh nguy nàn của nước Nhật khi Bắc Kinh khẳng định tham vọng trên vùng sinh hoạt của Nhật tại Ðông Bắc Á và Ðông Nam Á, Thủ Tướng Abe nói đến nhu cầu suy diễn lại điều chín trong bản hiến pháp: Nhật phải có quyền dùng biện pháp quân sự để bảo vệ các đồng minh.
Các nước trong cuộc đều biết là Nhật Bản đang tiến tới tình trạng bình thường là phải có phương tiện tự vệ, nghĩa là sẽ tái võ trang và có một quân đội đúng nghĩa. Nhưng nhiều nước thì không quên được kinh nghiệm với nước Nhật thời đế quốc, gần nhất là Triều Tiên hay Nam Hàn. Xa hơn thì có các nước Ðông Nam Á. Ngược lại, nhiều nước Ðông Nam Á ngày nay cũng không quên được sức nặng kinh tế của Nhật Bản và sức ép quân sự và chính trị của Trung Quốc.
Phi Luật Tân là một, mà không duy nhất.
Khi nói đến nhu cầu và nhiệm vụ bảo vệ đồng minh, thủ tướng Nhật khéo dụng lễ để trấn an các lân bang. Việc Bắc Kinh quyết định mở rộng các vùng phòng không ADIZ và kiểm soát cả ngư nghiệp ngoài Ðông Hải làm nốt phần vụ còn lại. Hoa Kỳ đang ở vào hoàn cảnh phải rà soát lại quan hệ an ninh với nước Nhật và đấy là lúc Bắc Hàn trở thành hữu dụng trong vai Sáu Quậy!
Chuyện khó tin mà có thật: nước Nhật sẽ đội mũ sắt và bắt ám khí của bọn hung đồ để bảo vệ một đồng minh chiến lược là nước Mỹ....
Chúng ta lại thấy tái diễn chuyện “một đồng một cốt” giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Chỉ không hiểu vì sao Tổng Thống Barack Obama lại đề cử Caroline Kennedy làm đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật. Muốn trả ơn gia đình Kennedy về cuộc tranh cử 2008 thì thiếu gì cách mà chọn một tay mơ như vậy?
Chuyện
chỉ có tại nước Mỹ
Một trường công lập tại Michigan cấm em Jason Cross
không được đem Thánh Kinh vào lớp. Lên tám tuổi, cậu bé Jason này mắc bệnh tự
kỷ (hay tự bế - autistic) và ưa đọc Thánh Kinh khi rảnh rỗi trong nhà trường.
Nhưng nhân viên trường Highview Elementary School tịch thu tang vật với lời phê
rằng Thánh Kinh “là ở nhà thờ, chứ không ở nhà trường!” May là có nhà báo biết
được và gọi điện thoại cho nhà trường thì ông tổng giám thị mới đảo ngược quyết
định này. Quái!
No comments:
Post a Comment