Vì
sao nhà nước CSVN lo sợ đến nỗi phải công khai vi phạm nhân quyền, hèn mọn
thiếu liêm sỉ, ngăn chặn, cấm đoán những công dân quốc gia mình có mặt tại
UPR?
Câu trả lời thật đơn giản, chân phương và mộc mạc mà
ngay cả trẻ thơ cũng có thể hiểu được: “vàng thật đâu sợ gì lửa - cây ngay
đâu sợ chết đứng”. Nếu trong sạch và quang minh chính đại thì nhà nước CSVN
không cần phải có những hành vi cấm cản ai cả, rất khác biệt với tư duy, quan
điểm trong sáng của hầu hết Chính Phủ các quốc gia tự do dân chủ văn minh trong
LHQ, Đại diện nhà nước CSVN đến Geneva (Thụy Sĩ) trong tư thế như kẻ “bịp bợm”
xảo trá bị nhận diện tại UPR.
UPR
là gì? Là Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu (The Universal
Periodic Review - UPR) một tiến trình bắt buộc và duy nhất, trong đó tất cả 193
thành viên Liên Hợp Quốc sẽ công khai kiểm điểm định kỳ (4 năm một lần) về các
thành tích nhân quyền tại quốc gia mình. UPR là một sáng kiến rất tích cực đáng
ghi nhận của Hội đồng Nhân quyền LHQ dựa trên việc đối xử bình đẳng với tất cả
quốc gia. Cơ chế này cũng tạo cơ hội để tất cả các nước đã chuẩn thuận thực thi
Hiến Chương nhân quyền LHQ, tuyên bố cam kết chính phủ họ đã và sẽ hành động
như thế nào để cải thiện tình hình nhân quyền ở nước mình và khắc phục những
thách thức đối với việc thụ hưởng quyền con người của tất cả mọi công dân. UPR
cũng bao gồm việc chia sẻ những kinh nghiệm thực hành phổ quát tốt nhất về nhân
quyền trên toàn cầu. Hiện nay, đây là cơ chế độc nhất mà không có cơ quan nào
tương tự trong LHQ thay thế được.
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - Universal Periodic
Review
Việc
kiểm điểm dựa trên cơ sở nào ?
Các tài liệu làm cơ sở cho kiểm điểm được chấp nhận
là:
1) Thông tin do Nhà nước đến phiên kiểm điểm cung
cấp, có thể dưới dạng một “báo cáo quốc gia”.
2) Thông tin từ các báo cáo của các cá nhân, chuyên
gia độc lập và các nhóm làm việc về nhân quyền, tức là các thủ tục đặc biệt
được mời tham dự từ các Ủy Ban công ước nhân quyền và các thiết chế khác của
LHQ.
3) Thông tin từ các bên liên quan khác, bao gồm các
cơ quan nhân quyền quốc gia và các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ vì mục
tiêu nhân quyền trên khắp thế giới .
Điều
gì sẽ xảy ra nếu một Nhà nước không hợp tác trong cơ chế UPR?
Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ quyết định các biện pháp
thích nghi cần thiết trong trường hợp một nhà nước thành viên không hợp tác với
UPR.
Từ suy luận nội dung chi tiết công ước
nói trên thì hành vi ngăn chặn, cấm đoán, những công dân quốc gia mình có
mặt tại UPR từ nhà nước CSVN tự nó nói lên rất nhiều điều khác biệt rất đáng
“xấu hổ” so với đa số các quốc gia văn minh khác, đó là sự hèn mọn, thiếu liêm
sỉ không đủ “khả kính” về uy tín và phẩm giá của một nhà nước đại diện cho
toàn dân tại quốc gia mình và trong hệ thống bang giao quốc tế.
Bởi, trừ 4 chế độ thiểu số độc tài CS còn sót lại
(Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên) thì hiếm có chính phủ quốc gia
tự do dân chủ nào trên thế giới có tiền lệ phải thể hiện bản chất hạ cấp “tiểu
nhân, hèn mọn” đối phó bằng cách hạn chế quyền công dân, những người đóng góp
mồ hôi nước mắt nuôi dưỡng mình như vậy!
Đến nỗi mới đây CP Hoa Kỳ đã tỏ ra thất vọng gay gắt
lên án khi CS Việt Nam vi phạm nhân quyền ngăn cản các cá nhân và tổ chức dân
sự tham gia vào toàn bộ quá trình liên quan đến UPR lần này.(1)
Vì
sao nhà nước CSVN công khai kịch liệt, cấm cản không muốn sự có mặt và tiếng
nói của công dân nước mình song hành với họ tại UPR?
Từ bản chất đặc thù tuyên truyền dối trá trong hệ
thống XHCNN mà cả thế giới đều biết, chế độ độc tài CSVN biết rằng không thể
nào biện minh cho thoả đáng với công luận quốc tế những hành vi vi phạm nhân
quyền có tổ chức, chuyên chế độc tài của chính họ, bằng cách ngăn chặn mọi
tiếng nói đối lập phản biện trực tiếp từ người dân, đối tượng đe doạ sự tồn
vong của chính họ. Dẫn chứng một số điển hình công khai chà đạp nhân quyền cụ
thể tại CS/XHCN Việt Nam mà họ không thể biện minh được theo chuẩn mực công ước
liên quan mà họ thay mặt nhân dân Việt Nam đã ký kết, như:
Quyền “Biểu Tình” của mọi công dân khắp thế giới
diễn ra phổ biến như đi chợ, thì tại Việt Nam dù nó có mặt được qui định trong
Hiến Pháp đầu tiên năm 1946 và trong suốt 70 năm sau đó qua 4 lần sửa đổi 1959,
1980, 1992 gần đây nhất 28-11-2013, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khoá XIII, đã
thông qua Hiến pháp sửa đổi của nước CHXHCN Việt Nam, nhưng tuyệt nhiên họ -
CSVN và Quốc Hội tay sai - Sẵn sàng tiếp tục “quên” đi, không triển khai thông
tư nghị định hướng dẫn thực hiện quyền Biểu Tình cho người dân theo Hiến Pháp,
nhưng trước đó nhà nước CSVN lại rất “nhớ” để ban hành một nghị định Vi Hiến số
38/2005/NĐ-CP về cấm tập trung đông người ở nơi công cộng!??.
Tiếp theo là điều 54 HP qui định: Mọi công
dân, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở
lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp (nhưng) theo
quy định của pháp luật(2). Cũng có nghĩa theo qui định
“luật là ta, ta là luật” của đảng CS, chỉ những đảng viên trung thành với đảng
mới được ứng cử!?, còn người dân thì không thể, như thực tế nó đã diễn ra.
Và quyền công dân được “tự do ngôn luận, tự do báo
chí” lại cũng có nghĩa là quyền này thuộc về nhà nước đảng ôm trọn, độc tôn
quản lý và xuất bản 100% báo chí, mà người dân không được phép léo hánh vào
lãnh vực này!?
Quan trọng hơn hết là nhà nước CSVN luôn tru tréo
rằng, tại Việt Nam không có tù nhân chính trị, nhưng chưa bao giờ
họ cho phép các phái đoàn trong LHQ và các tổ chức nhân quyền trên thế giới đến
Việt Nam thăm hỏi các tù nhân lương tâm bất đồng chính kiến với chế độ đang bị
CSVN giam giữ trong các nhà tù để xác tín những lời rêu rao ấy!?.
Chúng
ta nghiệm suy xem có nhà nước, chính phủ nào thực thi nhân quyền theo công ước
LHQ cho người dân nước mình như thế đó không?.
Cũng vì vậy mà tại hội trường UPR
diễn ra lần này khi trả lời, thay vì đối đáp với câu hỏi từ đại diện các quốc
gia đã chất vấn, rất “xấu hổ” các thành viên trong phái đoàn Việt Nam lại giết
thời gian hơn 3 giờ đồng hồ bằng cách đọc rất nhiều bản báo cáo soạn sẵn
(khoảng 20 trang giấy A4) mà nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến các câu
hỏi chất vấn của các quốc gia tham dự, thậm chí rất khôi hài, phái đoàn CSVN
đã phải chạy trốn khi được phóng viên truyền hình quốc tế yêu cầu cho phỏng vấn
sau phiên chất vấn?(3)
Vây mà đến hôm nay sau phiên kiểm điểm định kỳ nhân
quyền của “nhà nước CSVN” hệ thống tuyên truyền “đảng ta” như tê liệt thần kinh
“xấu hổ” không biết ngượng mồm là gì lại lải nhải như cái băng cassette nhão
nhoẹt trên cổng thông tin điện tử, đài tiếng nói Việt Nam (VOV) rằng, thì là: “Báo
cáo UPR được thông qua cho thấy tinh thần đối thoại thẳng thắn cởi mở, chân
thành và nghiêm túc của Việt Nam"(4). Thật là hài hước tới
độ lố bịch vô liêm sỉ. Đối thoại thẳng thắn cởi mở, chân thành mà lại chạy trốn
(bằng chân đúng nghĩa) khi truyền thông quốc tế xin phỏng vấn.
Cuối cùng thì VOV nhắm mắt, khua môi múa mõ như cái
thùng rỗng như thế này: “Việc thông qua Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm
điểm định kỳ phổ quát chu kỳ 2 của Việt Nam, một lần nữa minh chứng cho sự minh
bạch, tinh thần đối thoại thẳng thắn cởi mở, chân thành và nghiêm túc của Việt
Nam. Cho thấy sự tin tưởng, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, của Hội đồng
Nhân quyền LHQ đối với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền.”
Sự trơ tráo vô liêm sỉ, nghe mà thật
sự thấy xấu hổ giùm cho họ, khi mà VOV và nhà nước CSVN quên béng đi rằng quá
khứ chưa xa, CH/XHCN/VN trong phiên kiểm điểm UPR lần trước vào năm 2009, chỉ
có 60 nước tham gia phát biểu và các nước này đưa ra 123 khuyến nghị yêu cầu
nhà nước Việt Nam thực thi Nhân quyền. Thì lần này sau 4 năm, trong phiên kiểm
điểm UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ngày 05/02 vừa qua, đã có tổng
cộng 107 quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn phái đoàn Việt Nam và đưa ra
tổng cộng tới 227 khuyến nghị (gần gấp đôi năm 2009) để Việt Nam cải thiện tình
trạng nhân quyền cho công dân mình và Công Lý, Pháp Luật trong nước!?
Đẹp
mặt chưa? VOV và nhà nước “đảng ta”?. Kết quả đó mà báo chí
chính thức “đảng ta” ở Việt Nam mô tả là thông qua “với sự nhất trí cao” Từ UPR
đấy. Và: "Đó là một thực tế". Câu chữ cuối cùng trong bài viết
mà VOV đã khẳng định để chấm hết bài ca bịp bợm! Thật thú vị, trơ tráo như bị
“liệt” thần kinh “xấu hổ”, khi đúng... “đó là một thực tế”!
________________________________________
Chú
thích:
(2) - wikipedia
Lợi dụng nhân quyền để bôi xấu nhà nước là một trong những hành động của các thế lực thù địch. Đây là vấn đề nhạy cảm mang tầm thế giới, dễ gây ảnh hưởng đến dân chúng, vì thế chúng làm ầm lên để lôi kéo những người cả tin. Sự thực Việt Nam luôn đề cao nhân quyền của con người, đất nước có hệ thống pháo luật về nhân quyền của con người, chúng ta không được tin những bài viết như thế này.
ReplyDeleteBọn phản động luôn dùng nhân quyền để che giấu cho bộ mặt thối tha của chúng. Chúng luôn cho rằng đất nước vi phạm nhân quyền. Chúng muốn nhân quyền thê nào? Nhân dân Việt Nam luôn hạnh phúc đi được sống trong đất nước hòa bình, yên ổn, tôn trọng quyền con người như Việt Nam. Chỉ những tên phản động mới viết ra những bài viết vô lý như vậy.
ReplyDelete