Sunday, 9 February 2014

GÁNH NẶNG DÂN CHỦ TRÊN LƯNG AI ? (Ký sư Nguyễn Văn Thạnh)




Chủ Nhật, ngày 09 tháng 2 năm 2014

Tôi thấy nhiều người bao gồm: người tranh đấu, blogger, doanh nhân, dân thường,...cho rằng việc tranh đấu dân chủ là việc của người có lý tưởng dân chủ. Đây là việc của riêng họ, họ nên khôn khéo tranh thủ cảm tình người khác, không thì thôi. Nên tôn trọng sự khác biệt-những người không có lý tưởng dân chủ.

Quan điểm tôi: dân chủ là sự nghiệp chung, thành quả dân chủ là thành quả chung, mọi người, mọi giới đều hưởng lợi thái bình từ nền dân chủ do vậy mọi người phải có trách nhiệm tranh đấu cho nền dân chủ. Sẽ rất vô đạo đức khi ta chỉ chăm chăm kiếm ăn riêng và chờ hưởng lợi từ kết quả người khác tranh đấu.

Gánh nặng dân chủ rất nặng, nếu ai cũng né thì nó sẽ đè bẹp không chỉ những con người quả cảm tiên phong mà còn đè bẹp tương lai dân tộc.




Nếu mọi người đều tránh né gánh nặng dân chủ thì gánh nặng cuộc đời sẽ nặng hơn. Không chỉ người già nặng gánh sinh nhai mà con cháu cũng không có cơ may ngóc đầu.

Vai trò của người tranh đấu có thể làm là chỉ ra vấn đề rồi kêu gọi các giới, các ngành chung vai.

Bạn có cùng quan điểm với tôi không?

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 20:57 http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif


Thứ Hai, ngày 10 tháng 2 năm 2014

Hồi nhỏ, khi chăn vịt, tôi thấy khi cần lùa đàn vịt đi đâu, chỉ cần con đi đầu chạy về hướng nào thì cả đàn sẽ chạy theo. Đây là tâm lý bầy đàn, một bản năng rất có lợi cho việc sinh tồn ở các động vật bậc thấp.

Ở các xã hội bán khai, người dân cũng bị qui luật này chi phối, tâm lý "nẫu (họ) sao mình vậy" rất phổ biến. Xã hội bầy đàn thường sống theo phong trào, mọi người thường không có suy nghĩ độc lập mà bắt chước nhau. Có một điểm nổi bật là trong xã hội này người ta tin vào người đứng đầu. Yếu tố anh là ai nói tôi mới tin, rất cao.

Ngược lại, trong xã hội văn minh, tính tự chủ-độc lập của từng cá nhân là rất lớn. Ở đây, anh là ai không quan trọng; anh nói gì, làm gì mới quan trọng. Tức là họ lắng nghe tiếng nói hơn người nói.

Đặc điểm tôi vừa bàn trên, có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình vận động dân chủ nước nhà.

Rõ ràng, VN vẫn chưa là xã hội văn minh, yếu tố bầy đàn còn rất cao. Điều này là một khó khăn cho những tiếng nói chính nghĩa, khoa học được lắng nghe nếu chủ của nó chưa trả lời hoàn hảo câu hỏi "anh là ai?".

Nắm được tâm lý này, bọn nham hiểm hay dùng chiêu bẩn thỉu là "đánh dưới thắt lưng", chỉ cần tạo ra một phốt để biến "anh không là người hoàn hảo" thì công chúng sẽ chê bai, rời bỏ anh.

Chiêu này rất độc, nó độc bỡi lẻ không chỉ rất hiệu quả để loại đi những con người sống thật, cản trở tiến trình dân chủ mà còn chứa ẩn họa là biến nền chính trị nước nhà thành sân khấu cho hạng người đạo đức giả và mị dân.

Bạn có suy nghĩ giống tôi về vấn đề này không?




Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 07:27



No comments:

Post a Comment

View My Stats