Saturday 22 February 2014

KIẾN NGHỊ ĐỔI TÊN “BIỂN NAM TRUNG HOA” THÀNH “BIỂN ĐÔNG NAM Á”








In the sixteenth century, the world had little knowledge about Southeast Asia. Western merchants and sailors of that time called the sea, which is encompassed by the present-day Southeast Asian countries, the “South China Sea” to refer to the enclosed sea basin and its location in relation to the surrounding countries lying to the north of Australia, east of India, and south of China.  

Notably, ancient Chinese historical documents called the sea 交阯洋 (Giao Ch Dương), which means the Sea of Jiaozhi or Jiaozhi Sea and that, Jiaozhi is an ancient name of Vietnam. Other lesser known names include Champa Sea or Sea of Cham, after the maritime kingdom that flourished between the seventh and sixteenth centuries.

In this modern era, as human civilization evolved towards a multi-faceted global collaboration, the international community, since the 20th century, has geographically formed a sub-region in Asia to address mankind’s need. This region was officially named Southeast Asia and consists of Burma, Brunei, Cambodia, East Timor, Indonesia, Laos, Malaysia, Singapore, Thailand, the Philippines, and Vietnam.

Southeast Asia represents approximately 600 million people who have, in a joint effort, made unique and original contributions to modern civilization in many aspects, including culture, science, education, economics, politics, etc. In addition to the above, these are facts:

1.       The United Nations has officially recognized the region and named it “Southeast Asia”.

2.       The countries of Southeast Asia encompass almost the entire South China Sea with a total coastline measuring approximately 130,000 kilometers (81,250 miles) long; whereas the Southern China’s coastline measured about 2,800 kilometers (1,750 miles) in length.

3.       Freedom of navigation on the sea is not restricted to a specific country. It is a common heritage of mankind and has actually been used by the international community for centuries as the second most important water channel in the world.

Join the campaign to ask the Presidents and Prime Ministers of 11 countries of Southeast Asia, the President of United Nations Atlas of the Oceans, and the CEOs and Presidents of 12 geographic organizations around the world to change the name “South China Sea” to “Southeast Asia Sea”.

Sign the petition and your action will forever be remembered in the modern history of Southeast Asia.
                                                                  ooOoo

- Petition texts in different languages (Kiến nghị được dịch ra một số ngôn ngữ):
English   French    Filipino    German     Hindi     Indonesian     Japanese    Japanese (.pdf)  
Korean     Netherlands    Polish    Portuguese     Russian    Thailand (.pdf)   Turkish    
Vietnamese (Tiếng Việt)

- Addressee List (danh sách các nơi nhận kiến nghị): CLICK HERE

- Báo cáo việc đệ trình hơn một vạn chữ ký đầu tiên: BẤM VÀO ĐÂY

- Submission of the first 10,000+ signatures: CLICK HERE

- How to sign the Petition if you live outside the US: CLICK HERE

- Hướng dẫn ký tên dành cho quý vị ở các quốc gia ngoài Hoa Kỳ: HƯỚNG DẪN

We need your help to translate the petition texts (the background and the letter) into other languages: Cambodian, Laotian, Burmese, Brunei, Malaysian, Español, Italian, Chinese, and others. - please email us at NTHFoundation@yahoo.com - Thank you.

----------------------------------


Sơ lược lý do kiến nghị
Khởi xướng ngày 10.5.2010

Kiến nghị thư: Thay đổi tên “Biển Nam Trung Hoa” thành “Biển Đông Nam Á”

Kiến nghị tới Tổng Thống và Thủ Tướng của 11 nước Đông Nam Á

Vào thế kỷ 16, thế giới biết rất ít về vùng Đông Nam Á. Thương nhân và thủy thủ Tây Phương thời bấy giờ gọi vùng biển xung quanh các nước mà ngày nay gọi là các quốc gia Đông Nam Á, là “Biển Nam Trung Hoa” để nói đến lưu vực và vị trí của nó tương ứng với các quốc gia vây quanh vùng biển này và nằm về phía Bắc của Úc Đại Lợi, phía Đông của Ấn Độ, và phía Nam của Trung Hoa (Trung quốc).

Đáng lưu ý là tài liệu cổ Trung Hoa gọi biển này là
交阯洋 (Giao Ch Dương), nghĩa là Biển Giao Chỉ và rằng, Giao Chỉ là một tên cổ xưa của nước Việt Nam. Một số tên khác ít được biết đến hơn gồm có tên Biển Chăm-Pa hay Biển của Chăm-Pa, là tên của một vương quốc vùng duyên hải đã từng hưng thịnh giữa các thế kỷ thứ 7 và 16.

Trong thời kỳ hiện đại, khi nền văn minh nhân loại phát triển theo hướng hợp tác toàn cầu về nhiều mặt, thì từ thế kỷ 20, về phương diện địa lý, cộng đồng quốc tế đã thiết lập một tiểu vùng thuộc Á Châu để giải quyết nhu cầu của nhân loại. Tiểu vùng này chính thức được gọi là Đông Nam Á, bao gồm Miến Điện, Brunei, Cam Bốt, Đông Timor, Indonesia, Lào, Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Phi Luật Tân, và Việt Nam.

Vùng Đông Nam Á được đại diện bởi khoảng 600 triệu dân, và trong một nỗ lực chung, họ đã có những đóng góp riêng biệt và độc đáo cho nền văn minh hiện đại trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, chính trị, v.v…

Ngoài những dữ kiện trên, sau đây là những sự thật không thể chối cãi:

1. Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận vùng này và đặt tên là vùng "Đông Nam Á".

2. Các nước Đông Nam Á bao quanh hầu như toàn bộ Biển Nam Trung Hoa với tổng số bờ biển dài khoảng 130.000 km (81.250 dặm) ; trong khi bờ biển phía Nam của Trung Hoa (Trung quốc) chỉ đo được khoảng 2.800 km (1.750 dặm) .

3. Tự do hàng hải trên biển này không dành riêng cho một quốc gia nào cả. Nó là một tài sản chung của nhân loại và đã được cộng đồng quốc tế thực sự sử dụng trong nhiều thế kỷ như là thủy đạo quan trọng đứng hàng thứ hai trên thế giới.

Hãy tham gia chiến dịch yêu cầu Tổng Thống và Thủ Tướng của 11 quốc gia Đông Nam Á, Chủ tịch Tổ chức Bản đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch và Giám đốc của 11 Hội Địa Lý trên thế giới đổi tên “Biển Nam Trung Hoa” thành “Biển Đông Nam Á”.

Hãy tham gia ký thư kiến nghị! Hành động của quý vị sẽ được ghi nhớ mãi trong lịch sử cận đại của vùng Đông Nam Á.

 
Thư kiến nghị và chữ ký của quý vị sẽ được gửi đến Tổng Thống và Thủ Tướng của 11 quốc gia Đông Nam Á, Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Tổ chức Bản đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch và Giám đốc của 11 Hội Địa Lý và công ty Google - Danh sách Ở ĐÂY


Kính thưa quý ngài:

Theo tôi, việc đặt tên "Biển Nam Trung Hoa" đã bị sử dụng một cách sai lầm trong một thời gian dài khi mô tả hiện trạng địa lý của vùng biển được bao quanh bởi các quốc gia Đông Nam Á.

Tôi thiết tha yêu cầu quý ngài hãy đổi tên biển thành "Biển Đông Nam Á", để phản ảnh chính xác kiến thức của nhân loại về môi trường địa lý, tình trạng hiển nhiên về ưu thế địa lý chủ quản vùng biển của vùng mà tôi đề cập đến (vùng Đông Nam Á), lợi ích của 600 triệu người dân Đông Nam Á, và quan điểm của cộng đồng quốc tế.

Hành động của quý ngài chắc chắn sẽ khích lệ người dân vùng này, và thậm chí hơn thế nữa, nó thể hiện sự chăm sóc và yêu mến nhiều hơn đối với hành tinh của chúng ta và vì vậy, một cách sâu sắc, quý ngài đang thúc đẩy việc cải thiện nền văn minh và môi trường của nhân loại.

[Ký tên]




---------------------------------------------------

CẬP NHẬT

15/6/2011: hiệu đính phần "Sơ lược lý do Kiến Nghị" để làm rõ nghĩa hơn.

Trước: "Vùng biển này không dành riêng cho quốc gia nào."

Đổi thành: "Tự do hàng hải trên biển này không dành riêng cho một quốc gia nào cả."

8/6/2011: Thêm Google Inc vào danh sách các hội địa lý & các nhà làm bản đồ.

6/10/2011: Hiệu đính phần "Sơ lược lý do Kiến Nghị" dựa trên tài liệu nghiên cứu các học giả Đinh Kim Phúc, Nguyễn Đình Đầu, Hồ Bạch Thảo.

Trước: "Đáng lưu ý là vùng biển này một thời được gọi là Biển Chăm-Pa hay Biển của Chăm-Pa, tên của một vương quốc vùng duyên hải đã từng hưng thịnh trước thế kỷ 16."

Đổi thành: "Đáng lưu ý là tài liệu cổ Trung Hoa gọi biển này là 交阯洋 (Giao Ch Dương), nghĩa là Bin Giao Ch và rng, Giao Ch là mt tên c xưa ca nước Vit Nam. Một số tên khác ít được biết đến hơn gồm có tên Biển Chăm-Pa hay Biển của Chăm-Pa, là tên của một vương quốc vùng duyên hải đã từng hưng thịnh giữa các thế kỷ thứ 7 và 16."


No comments:

Post a Comment

View My Stats