Posted by chepsuviet2014 on 07/02/2014
Có lẽ tới đây, Ban Tuyên giáo
trung ương sẽ phải có một công văn chỉ đạo các báo: Không được để mục “Đít-lai”
cho các tin bài. Còn cẩn thận hơn, đúng như lâu nay thường làm để xóa dấu
vết, thì có thể họ sẽ dùng điện thoại di động nhắn tin cho các Tổng biên tập để
chỉ đạo việc này.
Nghe lạ phải không?
Số là, trong hệ thống các blog,
web, báo điện tử, ngoài chức năng gửi phản hồi dành cho độc giả, còn một chức năng đơn giản hơn
là nhấn vào một trong hai nút Lai
(Thích) hoặc Đít-lai (Không thích), kèm theo
có hình ngón tay cái giơ lên hoặc chúc xuống, cho mỗi bài viết, và một chức
năng “Đánh giá” bằng số lượng ngôi sao, từ 1 đến 5 sao. Hầu như các báo nào
thích “chơi” cho nó có vẻ văn minh đều để ý chức năng này. Thế nhưng, có lẽ họ
rất “biết điều”, nên chỉ để một nửa chức năng thôi, tức là chỉ có Lai
thôi. Đơn giản là nếu không, ngộ nhỡ có bài “Ơn Đảng, ơn Bác” mà lại nhận toàn Đít-lai
thôi thì ăn đòn đủ với Ban tuyên giáo.
Thế mà trong vụ “Kiểm điểm định
kỳ nhân quyền” lần này, không hiểu báo điện tử VietnamNet quên hay sao, mà vẫn
có mục Đít-lai. Thế là khốn khổ khốn nạn cho cái nhà nước này, dù
giở đủ đòn phép, trong nước thì bịt miệng dân, ra ngoài thì tự bịt tai mình,
nhưng vẫn không bịt hết được: số đít-lai cho bản báo cáo của VN
là 5.832 so
với số lai chỉ 164 (ảnh chụp từ màn hình hồi 7h15′ ngày
7/2/2014 và con số này đang tăng lên rất nhanh). Nó lại còn chơi xỏ đảng, để
thêm cả mục “Đánh giá” nữa, thế là bài này được ngay … 1 sao/5 sao.
Kết thúc phần bình luận này,
phải nói lời xin lỗi, đáng tiếc là rất có thể vì chuyện này mà VietnamNet sẽ
phải gỡ bỏ mục Đít-lai. Nhưng không thể không nói!
05/02/2014 17:09 GMT+7
VietnamNet - 8h30 tối nay (giờ VN), sau Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm
định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2, Việt Nam sẽ đối thoại với các nước tại HĐ Nhân
quyền LHQ về các biện pháp thúc đẩy quyền con người trên thực tế.
Người dân thảo luận hàng ngày chuyện chính trị, kinh tế
Trong bản báo cáo gửi đến HĐ
Nhân quyền LHQ, được công khai trên website của hội đồng này, chính phủ VN cho
biết những việc đã làm trong thực hiện các quyền con người về chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa.
Theo đó, các quyền tự do ngôn
luận, báo chí và thông tin được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được đảm
bảo tốt hơn nhờ truyền thông đại chúng phát triển nhanh và đa dạng.
“Các cuộc thảo luận và giải
trình về các cơ chế, chính sách, các hội thảo và tranh luận về các chính sách
của nhà nước ở Quốc hội cũng như trong toàn quốc được thông tin trên cả nước
trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước với sự
tham gia của tất cả các tổ chính chính trị – xã hội và người dân, là thực tế
đang diễn ra hàng ngày đối với mọi người dân Việt Nam”, báo cáo nêu.
Các ví dụ được đưa ra là việc
lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và việc đưa luật Tiếp
cận thông tin vào chương trình làm luật của QH khóa 13.
Bên cạnh số lượng lớn cơ quan
báo chí trong nước và đại diện các tổ chức truyền thông nước ngoài và các nhà
báo đang hoạt động ở Việt Nam, báo cáo cũng nhận định “báo chí đã trở thành
diễn đàn cho nhiều tổ chức xã hội và dân sự và là công cụ quan trọng bảo vệ xã
hội, các quyền tư do và công dân”.
“Mọi công dân đều có quyền nói
lên nguyện vọng của mình, thể hiện quan điểm chính trị hay đóng góp vào tất cả
các vấn đề chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng khác nhau. Nhiều cơ quan báo chí tích cực điều tra và
đấu tranh chống tham nhũng, các hành vi vi phạm nhân quyền, quyền công dân và
các biểu hiện tiêu cực khác”, báo cáo cho biết khi sửa luật Báo chí sắp tới sẽ
có chế tài đối với các cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin cho báo chí.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tốc độ
phát triển nhanh của Internet ở Việt Nam, với số lượng người dùng đứng thứ 3 ở
Đông Nam Á và thứ 8 ở châu Á.
Về quyền tự do hội họp, lập
hội, báo cáo nêu: Bên cạnh việc ghi nhận quyền này trong Hiến pháp và pháp
luật, chính phủ còn ban hành Nghị định 45 năm 2010 về tổ chức, hoạt động và
quản lý hội. Các luật về hội và biểu tình cũng đang được soạn thảo.
Báo cáo cũng nói về các quyền
tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền của người đang chấp hành án phạt tù; quyền
được xét xử công bằng; cũng như các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa (đảm
bảo an sinh xã hội; phát triển thị trường lao động, thúc đẩy việc làm; xóa đói,
giảm nghèo, đảm bảo nhà ở cho người thu nhập thấp; chăm sóc y tế, giáo dục) và
quyền của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương (người cao tuổi; bình đẳng giới và
đảm bảo quyền của phụ nữ; trẻ em; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số).
Quốc tế quan tâm
Chuẩn bị cho phiên thảo luận,
một số nước gửi trước câu hỏi, xoay quanh các vấn đề vốn là tâm điểm đối thoại
nhân quyền giữa Việt Nam và quốc tế thời gian qua.
Việc đảm bảo, thực thi và thúc
đẩy các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, đặc biệt là
thông tin trên Internet là mối quan tâm chung của các nước Hà Lan, Đức, CH Séc,
Bỉ, Mexico, Hoa Kỳ và Anh.
Trong khi đó, việc xúc tiến các
cơ chế pháp lý để cụ thể hóa quyền tự do lập hội và biểu tình đã được quy định
trong Hiến pháp, cũng như phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, được
các nước Canada, Đức, CH Séc, Hoa Kỳ và Anh quan tâm.
Các nước Đức, CH Séc, Bỉ,
Mexico, Anh, Nauy và Thụy Sĩ kiến nghị xem xét việc duy trì án tử hình…
Các quyền về bình đẳng giới,
đảm bảo quyền của phụ nữ và trẻ em gái, chống các hành vi vi phạm các quyền này
cũng được một số quốc gia nêu lên. Bên cạnh đó là việc đảm bảo tốt hơn nữa
trong thực tiễn quyền của các nhóm yếu thế như dân tộc thiểu số, trẻ em, những
người thuộc giới tính thứ ba (LGBT)…
Phiên báo cáo và thảo luận này
sẽ kéo dài ba tiếng rưỡi tại trụ sở HĐ Nhân quyền LHQ, thành phố Geneva, Thụy
Sĩ.
Chung Hoàng
--------------------
------------------------
Cập nhật: 05.02.2014 16:04
Trà Mi
Buổi kiểm điểm nhân quyền định
kỳ phổ quát UPR của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vừa kết
thúc lúc 18 giờ chiều (giờ Geneva).
Sau phần báo cáo dài nửa tiếng đồng hồ của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đến phần chất vấn và khuyến nghị của quốc tế đối với tình hình nhân quyền Việt Nam.
Sau phần báo cáo dài nửa tiếng đồng hồ của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đến phần chất vấn và khuyến nghị của quốc tế đối với tình hình nhân quyền Việt Nam.
Theo nhận xét của các nhà hoạt
động người Việt cả trong lẫn ngoài nước có mặt tham dự kỳ UPR này, Hà Nội đã
đáp lại những thắc mắc và quan tâm của quốc tế một cách chung chung. Những câu
hỏi thẳng thắn từ các nước như Mỹ, Canada, hay Anh Quốc liên quan đến quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, và tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã không nhận
được câu trả lời cụ thể từ Hà Nội. Như đợt báo cáo UPR lần trước vào năm 2009,
Việt Nam lần này cũng không công nhận có vi phạm nhân quyền hoặc đưa ra những
hứa hẹn cải thiện ở những lĩnh vực đó.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban
Bảo vệ quyền làm người Việt Nam nhiều năm vận động tại Liên hiệp quốc liên quan
đến vấn đề nhân quyền Việt Nam, tham dự phiên Kiểm điểm UPR lần này, cho biết:
“Phía Việt Nam trả lời rất
chung chung. Họ chỉ thuần túy tuyên truyền. Các quốc gia đặt rất nhiều vấn đề
từ tự do ngôn luận đến các blogger bị bắt bớ đàn áp. Họ nêu vấn đề rất rõ ràng
trong thiện chí muốn Việt Nam thăng tiến nhân quyền. Họ rất lưu tâm. Lẽ ra ít
nhất phái đoàn Việt Nam nên đưa ra những lời hứa cải thiện, nhưng họ tuyệt đối
không đề tới những việc quốc tế nêu lên. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã không
chấp nhận những khuyến nghị để thăng tiến nhân quyền, chứng tỏ họ không có một
chính sách cải thiện nhân quyền.”
Thuật lại những điểm chính đáng
chú ý của buổi UPR lần này trong lúc đang dự khán phần kiểm điểm của Hà Nội tại
Geneva, luật sư nhân quyền Trịnh Hữu Long đến từ Việt Nam nói anh không ngạc
nhiên vì tuyên truyền ‘thành tựu’ và chối bỏ những chỉ trích về vi phạm nhân
quyền là những điều Hà Nội đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần trước nay.
Trịnh Hữu Long: Mỹ, Anh, Phần Lan, Pháp và một số nước đưa ra các chất vấn và khuyến
nghị rất cụ thể, xác đáng về tự do ngôn luận, án tử hình, và tù nhân lương tâm.
Mỹ có đặt vấn đề trả tự do cho một số người bao gồm luật sư Cù Huy Hà Vũ, Điếu
Cày, Trần Huỳnh Duy Thức. Họ cũng yêu cầu Việt Nam xem xét lại các điều luật vi
phạm nhân quyền như điều 88, 79, 258 hình sự hóa các hoạt động biểu đạt tư
tưởng. Họ yêu cầu Hà Nội đảm bảo quyền tự do tôn giáo, hội họp, thông tin, chấm
dứt sách nhiễu những người thực thi quyền con người.
VOA: Phía Việt Nam hồi đáp những chất vấn này thế nào?
Trịnh Hữu Long: Các phản hồi của họ đều mang tính chung chung, biện minh cho thành
tích nhân quyền vốn không sáng sủa gì. Ví dụ như đại diện ngành truyền thông
Việt Nam tại buổi UPR này nói Việt Nam hoàn toàn không kiểm duyệt báo chí,
không kiểm duyệt internet, rằng Nghị định 72 không đề ra những hạn chế nào đối
với tự do ngôn luận và rằng Việt Nam hiện có 3 triệu blogger thể hiện chính
kiến hoàn toàn tự do trên mạng internet. Đại diện Bộ Công an nói Việt Nam đã
thực hiện các cam kết quốc tế đảm bảo quyền của người bị giam. Trong khi đó một
ví dụ qua trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân cho thấy anh hòan tòan không được
sự trợ giúp pháp lý nào trong quá trình anh đang kháng cáo. Đại diện Bộ Tư Pháp
nói họ sẽ đưa Bộ luật Hình sự sửa đổi vào nghị trình sắp tới của Quốc hội mà
trong đó sẽ giảm một số tội chịu án tử hình, nhưng giữ lại một số tội nghiêm
trọng chịu án tử hình bao gồm các tội xâm phạm đến sự tồn vong của nhà nước. Ở
đây chúng ta có thể nghĩ ngay đến điều 79 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân’, một tội danh có án tử hình, để thấy ngay quan điểm của nhà nước Việt
Nam về nhân quyền là như thế nào.
VOA: Tự do ngôn luận là một trong những điểm gây chú ý quốc tế khi nói
đến nhân quyền Việt Nam. Tại UPR lần này, Việt Nam có đưa ra hứa hẹn nào liên
quan đến việc cải thiện tự do ngôn luận không?
Trịnh Hữu Long: Khi cuộc phỏng vấn này đang diễn ra, chưa đến
phần Việt Nam đồng ý hay không đồng ý với các khuyến nghị của quốc tế. Việc này
chỉ có thể diễn ra ít nhất 48 giờ sau phiên chất vấn UPR hôm nay. Sau đó chúng
ta mới biết là Việt Nam có đồng ý hay không đồng ý. Hiện tại họ chưa đưa ra bất
kỳ hứa hẹn nào về cải thiện nhân quyền cả.
Những điểm đáng lưu ý tại phiên báo cáo UPR của Việt Nam
(âm thanh : http://chepsuviet.com/2014/02/07/dit-lai-bao-cao-kiem-diem-nhan-quyen-dinh-ky-pho-quat-cua-nha-nuoc-csvn/)
Trước buổi UPR của Việt Nam,
nhiều nhóm cổ súy nhân quyền của người Việt trong và ngoài nước kết hợp với các
tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã tổ chức những buổi hội thảo ngay tại trụ
sở Liên hiệp quốc để lưu ý thế giới về những vi phạm nhân quyền của Hà Nội và
yêu cầu tăng áp lực buộc Hà Nội phải thực tâm cải thiện quyền con người.
------------------------
(Đang tiếp tục cập nhật …)
Vì không tham dự được cuộc hội
thảo một ngày trước sự kiện Kiểm định Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền Việt Nam
(UPR), ban tổ chức đã thu hình tóm tắt thông điệp bài tham luận của ông Phạm
Chí Dũng, người bị cấm xuất cảnh và bị tịch thu hộ chiếu.
Ông Dũng mô tả điều ông gọi là
”Cũng có những tín hiệu cho thấy một số quan chức cao cấp nào đó của đảng và
chính quyền đang có xu hướng âm thầm “xoay trục” sang phương Tây và dần chấp
nhận đường hướng một mô hình xã hội dân sự trong tương lai cho Việt Nam.”
Ông Dũng, nhà báo độc lập nói
năm 2014 sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề
của xã hội dân sự.
”Hoạt động dân chủ gia tăng
đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính
trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng.
”Dân sinh và môi trường luôn là
những tiêu chí đấu tranh rất quan trọng của phong trào dân sự trên thế giới. Đã
đến lúc cần thành lập mạng lưới NGO quốc tế và NGO Việt Nam,
”Can thiệp, tác động các vấn đề
về nhân quyền. Trước mắt, cần can thiệp, tác động về chủ đề đất đai, môi
trường, nghiệp đoàn lao động, cải thiện chế độ lao tù. Cần thí điểm một số
trường hợp cụ thể tại một số địa phương.
”Tổ chức đào tạo diễn giả,
thông tín viên để chuyển tải thông tin từ trong nước ra quốc tế,” ông Dũng nói.
Trong video thu qua skype để phát tại hội nghị ông Dũng chúc
hội nghị UPR thành công tốt đẹp, mang tính chất cải thiện thực chất về nhân
quyền cho Việt Nam.
Đầu tuần này, ông Phạm Chí Dũng
cũng đã gửi cho BBC bài ‘NGO cần làm gì cho xã hội dân sự ở VN?’ trong
đó ông tóm lược bài tham luận kể trên.
cách đây 1 giờ 48
phút từ Nhà báo Phạm Chí Dũng
Rừng Sát: ”Thái Lan bất ổn hơn chục năm nay mà sao cái gì cũng hơn VN, từ mức
sống cho tới thể thao? Được cái này mất cái kia, bình yên đúng là bình yên,
nhưng bình yên giả tạo, chất lượng không cải thiện nên gần 40 năm qua chưa trở
thành Rồng. Cái gì cũng làm, nỗ lực hết rồi mà không hiệu quả thì tốt nhất nên
thay đổi.” (BBC Vietnamese Facebook)
cách đây 4 giờ 23
phút của qua Facebook
Anh Xuan Le: ”Tôi để ý nhiều về các nhà dân chủ ở Việt nam, họ ra xã hội như
những người lập dị, thậm chí không biết làm chủ đám đông, không có khả năng
phát biểu và văn hóa, thể thao, văn nghệ như đoàn thanh niên CSHCM, tức là chả
thu hút được ai. Trong khi họ quá thù hận cá nhân trong người nên nóng nảy.
Mạng internet là một khu vực giải quyết nỗi buồn cho những người quan tâm chính
trị chứ thực chất khả năng thuyết phục dân là bằng không.” (BBC Vietnamese
Facebook).
cách đây 4 giờ 24
phút của qua Facebook
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân:
Không có nhà độc tài nào không
cố đưa ra những định nghĩa mới về nhân quyền để biện minh cho sự hà khắc của
mình.
Đành rằng công dân ở mỗi quốc
gia có một thứ tự ưu tiên khác nhau về mức độ đòi hỏi quyền con người.
Nhưng không có nghĩa là điều gì
chưa nằm hàng đầu trong thứ tự ưu tiên của người dân thì chính quyền có quyền
hạn chế. Không thể đổ cho trình độ dân trí để chỉ mở ra quyền này (cơm ăn, áo
mặc…) mà trì hoãn việc khai thông những quyền cao hơn (tự do chính trị, tự do
ngôn luận…).
Một chế độ chưa có tự do dân
chủ thì cũng nên thẳng thắn mà thừa nhận, rằng, có rất nhiều quyền c hính quyền
chưa thể mở ra cho người dân, vì ưu tiên hàng đầu là bảo vệ chế độ chứ không
phải là bảo vệ những quyền tự do mà người dân lẽ ra phải có.
cách đây 10 giờ 38
phút của Osin Huy Duc qua Facebook
Trong lời kết, Thứ trưởng Ngoại
giao Hà Kim Ngọc gửi lời cảm ơn những lời khen về thành tựu của Việt Nam trong
4 năm qua và nói ông “lấy làm tiếc” vì nhiều ý kiến ngày hôm nay là những “ý
kiến chủ quan”, dựa trên những nhận định sai lệch, thiếu thông tin về tình hình
nhân quyền tại Việt Nam.
cách đây 10 giờ 41 phút
Đại diện đoàn Việt Nam tổng kết
lại phiên họp trong ngày 05/02 rằng những thắc mắc mà các tổ chức quốc tế và
các quốc gia đưa ra đều được ghi chép và tiếp nhận cẩn thận.
Việt Nam nói sẽ làm tốt hơn để
quảng bá và bảo vệ quyền con người, trong đó có các động tác như xem xét về
lĩnh vực tra tấn và chăm sóc người khuyết tật trong năm 2014, của người tị nạn,
những người không tổ quốc và quyền của các lao động di cư cùng gia đình.
Việt Nam sẽ xem lại hệ thống
pháp luật và phối hợp với các tổ chức nước ngoài để làm việc với các nhóm đối
tượng cụ thể.
Quốc gia này cũng cam kết sẽ
cho các báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền vào Việt Nam, nhưng riêng các báo
cáo viên đặc biệt về lĩnh vực tra tấn,… sẽ được mời vào thời điểm thích hợp.
Ngày mai, 06/02 văn bản trả lời
chính thức của Việt Nam sẽ được công bố.
05.02.14 từ Đại diện đoàn
Việt Nam
Văn bản Đối thoại Nhân quyền Anh – Việt tháng 12/2013: “Bộ trưởng Công an Việt
Nam, Trần Đại Quang tuyên bố hồi tháng 11/2013 trước Quốc hội rằng có
bảy tù nhân đã bị tử hình kể từ khi án tử hình được khôi phục từ
6/8/2013/ Ông cũng đề nghị áp dụng trở lại việc thi hành án tử hình
bằng xử bắn, bên cạnh tử hình bằng tiêm thuốc độc, cho đến hết năm
2015. Phó Đại sứ Anh đã nêu quan ngại của chúng tôi với ông Mai Phan
Dũng, Vụ phó Vụ các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hiện đang có các tin tức chưa được kiểm chứng về một vụ tử hình
kéo dài ba tiếng đồng hồ ở Đà Nẵng. Nếu điều này đúng thì sẽ là
một vụ vi phạm tiêu chuẩn quốc tế về tù nhân.”
05.02.14
Tran Minhtaikute bình luận: So với các nước cộng sản
thì Việt Nam ta là ổn định nhất rồi, các quyền cơ bản nói chung là cũng ok, tuy
chưa bằng các nước Âu châu khác.
Hy vọng sau Hiến pháp 2013 này
thì những lời trên giấy mực trong Hiến pháp được cụ thể hóa trong thực tiễn
hơn.
05.02.14 từ Tran
Minhtaikute qua Facebook
MT @viettan Ireland concerned about
harassment of journalists, bloggers, ethnic minorities and lack of independent
media in #Vietnam. #UPR18
Ireland quan ngại về việc sách
nhiễu nhà báo, bloggers, dân tộc thiểu số và thiếu vắng truyền thông độc lập.
05.02.14 của CPJ Asia
Desk @cpjasia qua Twitter
#UPR18 #VietNam: most
statements too mild for country silencing dissent. But the msg is clear:
respect FoE & release political detainees.
Hầu hết các tuyên bố đều quá
nhẹ lời cho một đất nước bịt miệng giới bất đồng. Nhưng thông điệp là rõ ràng:
Tôn trọng tự do biểu đạt và thả những tù nhân chính trị.
05.02.14 của Philippe Dam
@philippe_dam qua Twitter
New Comer Eco, BBC Vietnamese Facebook: Vừa nghe câu…..không có
kiểm duyệt internet, nghe điêu quá @@
05.02.14 của New Comer
Eco qua Facebook
Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam trả lời:
Nhà nước Việt Nam luôn nhất
quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã
công nhận các quyền này.
Nhiều tổ chức tôn giáo đã được
công nhận. Đã có hơn 3000 cơ sở thờ tự mới được xây dựng.
Các tổ chức tôn giáo được liên
hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động từ thiện.
Hàng năm, có hàng trăm lượt
chức sắc tôn giáo Việt Nam được ra nước ngoài đi đào tạo.
Các sự kiện 100 năm Tin lành
vào Việt Nam đã có sự tham dự của nhiều mục sư từ Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu.
Chính phủ Việt Nam cũng cho
phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai Lễ hội Phật giáo Vesak.05.02.14 từ
Vietnam UPR qua Facebook
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người
và quyền công dân.
“Trước đây không có được nói và
quốc tế cũng không hiểu gì, và đây là nơi để nói và người ta còn có sự kiểm
định bằng các đoàn phi chính phủ đến để nói trước các cơ quan nhân quyền quốc
tế, thì tôi thấy đấy là một sự tiến bộ,” chuyên gia về luật nhân quyền và luật
hiến pháp nói với BBC hôm 05/2/2014.
“Về vấn đề quyền con người, cần
khẳng định rằng càng ngày, nhận thức của người dân, trong nhận thức của học
giả, trong cán bộ chính quyền, kể cả Đảng, nhà nước, cũng như nhân dân càng
ngày càng thấy thể hiện rõ, trước hết về mặt nhận thức.
“Và người ta cảm nhận thấy
trước hết là quyền của con người là gì, và về phía chính quyền, phía nhà nước
cũng đã thúc đẩy quyền con người trong hiến pháp mới. Trước hết về mặt nhận
thức, chúng tôi thấy đã có sự động chạm đến vấn đề này, không như trước đây,
trước đây nói đến nhân quyền, không ai dám nói cả.”
Theo Giáo sư Dung, có hai vấn
đề cần lưu ý hiện nay đối với Việt Nam nói chung và chính quyền nói riêng trong
việc đưa các nhận thức, cam kết về vấn đề nhân quyền vào thực thi trên thực tế.
Ông nói: “Có hai vấn đề tôi
thấy cần phải làm, cái thứ nhất là người dân, cũng như mỗi con người, phải nhận
biết được mình có quyền gì, và về phía nhà nước cũng thế, cũng phải nhận thức
được người dân họ có những quyền gì, ở bên cạnh đó, nhà nước phải có trách
nhiệm gì.”
Về vai trò của một số phong
trào xã hội dân sự và công dân của Việt Nam ở trong nước gần đây liên quan tới
vận động cho cải tổ dân chủ, xã hội và nhân quyền, nhà nghiên cứu bình luận:
“Đúng là những tháng gần đây,
những năm gần đây, vấn đề các hiệp hội xã hội dân sự cũng như những hoạt động
của những tổ chức này ít nhiều cũng có tác dụng, người ta cũng nhận thấy quyền
của các tổ chức này và phía nhà nước cũng đã ít nhiều, đỡ hơn trước đây, khi có
những cản trở những tổ chức này hoạt động.”
05.02.14 từ Giáo sư
Nguyễn Đăng Dung
Về vấn đề ứng xử giữa hai bên
là chính quyền Việt Nam và các lực lượng người Việt Nam trong và ngoài nước đấu
tranh và yêu sách về đẩy mạnh dân chủ, tự do, chia sẻ quyền lực và cải thiện
nhân quyền, nên ra sao, hôm 05/2/2014, ông Phạm Khắc Lãm(nguyên Ủy
viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Người VN ở Nước ngoài, cựu Tổng
Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam) nêu quan điểm:
“Giải pháp thứ nhất là hai bên
nhân nhượng nhau để đạt đến một sự đồng thuận. Có thể sự đồng thuận đó có khó
khăn nhưng tôi tin rằng nếu có sự thiện chí của các bên thì chắc chắn một sự
đồng thuận là có thể kiếm được.”
Tuy nhiên, ông Lãm vẫn có vẻ
muốn giới hạn vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ở năng lực nhận thức, khả năng tiếp
thu ở mức độ “cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành”.
Ông nói:
“Quyền con người là đích cao cả
toàn nhân loại phải vươn tới, bất cứ chế độ chính trị nào cũng phải đảm bảo
quyền con người. Hoàn cảnh mỗi nước một khác, trình độ đạt được cũng có thể
chênh lệch, so le, nhưng tôi nghĩ đó là mục tiêu chung của tất cả.
“Quyền con người ở Việt Nam
trước kia không có, kể cả quyền ăn cho no, mặc cho đủ ấm, thế thì nói đến quyền
con người ở Việt Nam, trước hết phải nói đến những chuyện đó. Chuyện làm sao
nước nhà được độc lập, cơm no, áo ấm cho mọi người.
“Còn có những nước khác họ có
những mục tiêu do tình hình khác, mục tiêu có phần khác. Còn mục tiêu của chúng
ta (Việt Nam), trước mắt quyền con người có lẽ là quyền của người dân Việt Nam
được sống tự do, độc lập, ăn đủ no, mặc đủ ấm, được học hành.
“Còn những nước có trình độ cao
hơn, họ đòi hỏi, họ có thể có điều kiện để vươn tới quyền con người trừu tượng
hơn mà không phải là vật chất cụ thể, bao gồm cả về mặt tư tưởng, về mặt này,
mặt khác. Tôi nghĩ ai cũng mong muốn có quyền con người cả, nhưng hoàn cảnh
lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc phải bằng lòng với cái mình đạt được để vươn tới
cái mà mình chưa có.”
05.02.14 từ Phạm Khắc Lãm
…
No comments:
Post a Comment