BBC
Cập nhật: 08:37 GMT -
thứ sáu, 14 tháng 2, 2014
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung,
ông Nguyễn Công Khế, Cựu Tổng Biên tập Báo Thanh Niên kể lại với BBC cách
truyền thông Việt Nam của 35 năm trước đưa tin về cuộc chiến ngắn ngủi nhưng
khốc liệt này.
BBC: Khi cuộc chiến nổ ra năm 1979 thì ông đang công tác ở đâu, và báo chí lúc
đó đưa tin về cuộc chiến như thế nào, thưa ông?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Lúc đó tôi làm phóng viên của báo Phụ nữ Việt
Nam. Tôi nhớ lúc đó ông Hoàng Tùng là Bí thư Trung ương Đảng phụ trách về tư
tưởng, đã viết một bài xã luận rất mạnh trên báo Nhân Dân, nếu tôi nhớ không
nhầm thì có tựa là "Đánh sập thói hung hăng của quân Trung Quốc xâm
lược."
Hồi Trung Quốc đánh Việt Nam
thì phải nói là cả nước rất đồng lòng.
Tôi nhớ khi đó Đài phát thanh
Tiếng nói Việt Nam và các đài khác đều phát bài của Phan Nhân mà bây giờ hát
lại vẫn rất hay, có đoạn là "Bọn bành trướng Trung Quốc hãy cút ra khỏi
Việt Nam ngay".
Tôi nghĩ rằng chuyện Trung Quốc
đánh sáu tỉnh biên giới phía Bắc và tàn sát người Việt Nam thì toàn dân đều ghi
nhớ. Và đó là một cuộc chiến đấu rất anh dũng của người Việt Nam trước thế lực
bành trướng phương Bắc.
BBC: Ngoài những bài xã luận thì những bài tường thuật về tình hình chiến
trường có được đăng tải thường xuyên không, thưa ông?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Lúc đó đăng tải thường xuyên chứ.
Khi đó ông Võ Văn Kiệt đã nhân
danh là Bí thư thành ủy để đứng trước rất nhiều cuộc mít tinh trước Nhà hát lớn
thành phố và lên án Trung Quốc rất mạnh mẽ.
Từ Bộ Chính trị của Việt Nam
đến Trung ương và toàn dân rất quyết tâm để bảo vệ biên giới phía Bắc.
Các tầng lớp nhân dân, từ lao
động, xe ôm đến các tầng lớp trí thức đều biểu hiện quyết tâm rất cao.
Vì sao gỡ bài về chiến tranh biên giới?
Ông Nguyễn Công khế, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên,
cho rằng việc nhiều báo gỡ bài về cuộc chiến năm 1979 nhiều khả năng không phải
do chỉ đạo từ cấp trên.
BBC: Ông có thể thuật lại quan sát của ông về sự thay đổi trong cách đưa tin
cũng như chủ trương về cách đưa tin xung quanh sự kiện chiến tranh biên giới
năm 1979 trước và sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Tôi nghĩ thế này. Các nước đều phải cẩn trọng
trong việc xử sự với nhau để bảo vệ đối sách ngoại giao của mình.
Thế nhưng anh kỷ niệm chiến
tranh với người Mỹ thì rất lớn, mà máu của người Việt Nam đổ ra trong các cuộc
chiến tranh, thì máu nào cũng là máu, đâu phải nước lã.
Tôi đã từng trao đổi với những
vị lãnh đạo lớn ở Việt Nam. Tôi nói vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta
làm rất lớn, rồi chiến tranh với người Mỹ cũng kỷ niệm rất lớn, trong khi cuộc
chiến tranh năm 1979 để bảo vệ Tổ quốc, cuộc chiến ghê gớm như thế, cuộc chiến
mà chúng ta bị tàn sát, hy sinh nhiều như thế, lại không kỷ niệm.
Người lãnh đạo đó mới nói với
tôi rằng cái đó cũng phải kỷ niệm chứ, đó cũng là một cuộc chiến của người Việt
Nam chống ngoại xâm, chúng ta kỷ niệm chiến thắng quân Nguyên-Mông, chiến thắng
của Quang Trung Nguyễn Huệ, đó là vấn đề bình thường, không có gì phải bàn tán.
Đối sách ngoại giao của Việt
Nam đối với một nước khác, với Mỹ, Thái Lan hay Campuchia cũng vậy. Ngoại giao
là của nhà nước, còn báo chí là kênh riêng.
Những việc vì lợi ích quốc gia
như việc kỷ niệm chiến tranh biên giới năm 1979 là việc rất đáng làm, không có
gì phải ngần ngại cả. Tôi nghĩ nếu anh cấm thì rất vô lý, lúc đó thì giới trẻ
và nhân dân nghĩ về anh thế nào?
BBC: Thế nhưng những loạt bài về chiến tranh biên giới năm 1979 trên
PetroTimes hoặc báo Một Thế giới đều bị gỡ, thưa ông?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Có hai trường hợp, có thể người ta ngại ảnh
hưởng tới quan hệ với Trung Quốc nên người ta bảo rút. Nhưng tôi nghĩ khả năng
đó thấp thôi.
Các tổng biên tập báo trong
nước người ta cũng tự kiểm duyệt, khi người ta đăng lên rồi người ta cũng vì sợ
hay ngại cái gì đó mà tự rút thì cũng có.
Chính ông Nguyễn Thế Kỷ là Phó
Ban Tuyên giáo Trung ương mà đã nói là không có lệnh cấm đó, thì tôi cũng tin
một phần nào đó là không có chuyện đó.
BBC: Nếu Việt Nam có tự do báo chí thì phải chăng là lãnh đạo Việt Nam sẽ đỡ
phải khó xử mỗi lần kỷ niệm các cuộc chiến, bởi những gì xuất hiện trên mặt báo
không thể hiện quan điểm ngoại giao của nhà nước?
Nhà báo Nguyễn Công Khế: Nếu giả sử tôi là người lãnh đạo hoặc tôi có
quyền gì đó, thì việc báo chí, báo chí cứ làm, việc Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại
giao làm.
Trung Quốc một mặt thì nói là
hữu hảo, 16 chữ vàng, nhưng một số báo của Trung Quốc như Hoàn cầu Thời báo
cũng nói về Việt Nam rất không đúng và tệ hại.
Khi chúng ta hỏi họ thì họ nói
là trung ương không chủ trương mà là các báo tự làm. Trung Quốc luôn luôn đối
xử như vậy đấy.
-----------------------------------
Kỉ
niệm 35 năm chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 17/2/2014): Huổi
Luông ngày ấy (Người cao tuổi)
Mạc
Ngôn trong Biến (TBKTSG)
Nói
với em trước ngày 17/02 (Thành)
No comments:
Post a Comment