Sunday, 9 February 2014

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG (Dương Danh Huy & các tác giả khác)




Dương Danh Huy
15/05/2009 | 1:30 sáng | 31 phản hồi

Gần đây có một số ý kiến về “vô hiệu hoá” hay “hoá giải” công hàm thường được gọi là “Công hàm Phạm Văn Đồng” (CHPVD).
Tôi cho là một số ý kiến trong số đó hoàn toàn không có giá trị pháp lý.

Ý kiến thứ nhất được thể hiện qua việc kêu gọi Quốc hội Việt Nam tuyên bố rằng CHPVD không có hiệu lực.
Tuyên bố đó không có giá trị pháp lý.

Nếu CHPVD có hiệu lực ràng buộc đối với CHXHCNVN thì tuyên bố đơn phương của Việt Nam rằng nó không có hiệu lực, chính nó là một tuyên bố không giá trị pháp lý. Đó là ý nghĩa của từ “ràng buộc”.
Nếu CHPVD không có hiệu lực ràng buộc đối với CHXHCNVN thì việc Việt Nam tuyên bố rằng nó không có hiệu lực, cũng không có giá trị pháp lý.

Trên thực tế, Quốc hội Việt Nam (CHXHCNVN) đã ký công hàm sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào các tỉnh của Việt Nam và đã có một số động thái khác. Những động thái này có nghĩa Quốc hội Việt Nam cho là CHPVD không có hiệu lực ràng buộc Việt Nam phải công nhận là Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, và Quốc hội Việt Nam đã thể hiện quan điểm đó qua các động thái. Nếu bây giờ tuyên bố rằng CHPVD không có hiệu lực ràng buộc Việt Nam phải công nhận là Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, thì có thêm gì không?

Ý kiến thứ nhì là CHPVD làm cho Việt Nam ngày nay bị mất chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng nếu trong tương lai Việt Nam có một chính phủ phủ định Đảng Cộng sản, phủ định chính phủ Việt Nam ngày nay, đặc biệt là phủ định chính Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và tuyên bố là mình thừa kế di sản Việt Nam Cộng hoà, thì chính phủ đó sẽ có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Trước khi nói thêm, tôi phải nói là ở đây tôi chỉ nói trong phạm trù chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, tôi không nói tới thể chế nào, ý thức hệ nào, đảng phái nào tốt xấu ra sao.

Ý kiến thứ nhì sai lầm vì nước Việt Nam trong tương lai bắt buộc phải và chỉ có thể (*) thừa kế từ nước Việt Nam ngày nay.

Nếu nước Việt Nam ngày nay không còn chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, thì không tồn tại chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này để mà nước Việt Nam trong tương lai thừa kế.

Nếu Việt Nam ngày nay bị CHPVD ràng buộc thì Việt Nam trong tương lai cũng sẽ bị CHPVD ràng buộc.
Không có chuyện “cộng sản” không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa nhưng “quốc gia” hay “dân chủ” thì có.

Không có chuyện CHPVD ràng buộc “cộng sản” nhưng không ràng buộc “quốc gia” hay “dân chủ”.

Không có chuyện Việt Nam (bao gồm hai miền Nam, Bắc) trong tương lai có thể chọn thừa kế từ Việt Nam Cộng hoà mà không thừa kế từ CHXHCNVN hay Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Có thể (nhưng chưa khẳng định được) là CHPVD ràng buộc miền Bắc trước 30/4/75 không được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Quốc (a).

Nhưng CHPVD không làm cho miền Nam trước 30/4/75 mất chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Nước Việt Nam bao gồm hai miền Bắc Nam sau 30/4/75 thừa kế hai điều trái ngược nhau:

(a) Trách nhiệm, nếu có gây ra bởi CHPVD, không được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Quốc, thừa kế từ những gì Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm.

(b) Chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, thừa kế từ miền Nam.

Có ý kiến cho là tính không tồn tại sự thừa kế (b) vì chính phủ Việt Nam Cộng hoà không còn tồn tại, hay là chính phủ bị thua, hay là bị lật bằng bạo lực, hay là bị cho là “Ngụy”.

Lưu ý là sự thừa kế ở đây là thừa kế trong sự tiếp nối quốc gia, không phải là thừa kế trong sự tiếp nối chính phủ. Vì vậy, nếu cho là sự thừa kế (b) không tồn tại vì những lý do trên là không chính xác.
Câu hỏi là theo toà hay luật pháp quốc tế thì (a) hay (b) quan trọng hơn, phải bỏ cái nào để giữ cái nào.

Ghi chú
(*) Trừ khi sáp nhập với nước khác


------------------------------------


Về Công Hàm do Phạm Văn Ðồng ký ngày 14/9/1958

Lưu Nguyễn Đạt, TS & LS     -    February 8, 2014 | 3 Bình Luận

Nguyễn Hưng Quốc     -    VOA   -   04.02.2014

Trương Nhân Tuấn     30-1-2014

Dương Danh Huy   -   Nghiên Cứu Biển Đông  -   gửi BBC   -   25-1-2014


Lý Thái Hùng   -   Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ   -   16-1-2014

Trương Nhân Tuấn     8-1-2014


Trương Nhân Tuấn   -   Gửi cho BBCVietnamese.com    -    1-10-2012

Duy Tân Joële Nguyễn  -  Gửi cho BBC Việt ngữ từ Pháp  -   14-9-2012


Wednesday, September 14, 2011
.
Tuesday, September 13, 2011

03:39:am 09/09/11
.
04:31:pm 31/07/11
.
12:00:am 01/08/11
.
01:27:pm 03/07/11
.
Đỗ Thành Công - 04:54:pm 19/07/11
.
BBC - Cập nhật: 09:14 GMT - thứ tư, 20 tháng 7, 2011
.
.
Lê Văn Cường, Kỹ sư xây dựng - 19/07/2011
.
Ðã đến lúc nói thật về Công Hàm Phạm Văn Đồng
Lê Phan - Thứ Hai - 11 Tháng 7, 2011
.
Vũ Quí Hạo Nhiên - June 28, 2011
.
Vũ Quí Hạo Nhiên - June 25, 2011
.
Hao-Nhien Vu - July 9, 2011
.
Vũ Quí Hạo Nhiên - July 14, 2011
.
Duy Ái – VOA - Thứ Sáu, 08 tháng 7 2011
.
Trương Nhân Tuấn - Đăng ngày: 11:39 24-06-2011
.
Trương Nhân Tuấn - Đăng ngày: 15:30 26-06-2011
.
.
Vũ Thị Phương Anh - Chủ nhật, ngày 26 tháng sáu năm 2011
.
China runs gauntlet in South China Seas
Jian Junbo và Wu Zhong - The Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X-cafeVN chuyển ngữ - Thu, 06/23/2011 - 21:55

Đinh Kim Phúc - 16/06/2011

Lê Vĩnh              (LÊN MẠNG Thứ sáu 12, Tháng Chín 2008)



No comments:

Post a Comment

View My Stats