BBC
Cập nhật: 12:16 GMT -
thứ ba, 11 tháng 2, 2014
Việt Nam tin rằng sẽ có thêm lợi ích từ Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng trước mắt còn gặp nhiều trở ngại.
Trong bài viết 'Vietnam and the
TPP Traverse Rough Seas Towards Promised Land' trên trang www.vietnam-briefing.com, tác giả Edward
Barbour-Lacey cũng nói về những rủi ro khi Hà Nội đặt bút ký TPP.
TPP được xem là thỏa thuận
chiếm 40% GDP toàn cầu và chiếm khoảng 30% mậu dịch quốc tế.
TPP cũng được chính quyền Hoa
Kỳ xem là cách để Washington củng cố quan hệ với các nước châu Á để đối trọng
với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việt Nam tin rằng TPP sẽ tạo
điều kiện tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường mới, cũng như duy
trì các thị trường truyền thống.
Trong những năm qua, 50% đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam là từ các nước thành viên TPP.
TPP dự kiến sẽ giúp nhiều ngành
tại Việt Nam như may mặc, giày da, đồ gỗ…và khiến các sản phẩm của Việt Nam cạn
tranh hơn các sản phẩm của Trung Quốc bởi Trung Quốc không tham gia TPP.
Hơn nữa, TPP sẽ giúp Việt Nam
tạo môi trường luật pháp minh bạch hơn trong bối cảnh Hà Nội đang sửa đổi các
văn bản liên quan tới đầu tư, luật đất đại và đấu thầu.
'Hệ quả tiêu cực'
"Khi ta xem các thỏa thuận
mậu dịch tự do khác từng có trong lịch sử, có thể biện luận rằng lợi ích kinh
tế là nhiều hơn chi phí phát sinh từ các thỏa thuận như TPP"
Tuy nhiên, chặng đường tới hoàn
tất đàm phán TPP không dễ dàng.
Tác giả bài viết nhận định điều
ông gọi là “TPP có thể có một số hệ quả tiêu cực với Việt Nam.”
“Đặc biệt là việc tăng cạnh
tranh mạnh từ các nước có thể làm tê liệt một số khu vực kinh doanh quản ly yếu
kém của Việt Nam.
“Ngoài ra, trong một số lĩnh
vực Việt Nam có lợi thế như các sản phẩm nông nghiệp thì Việt Nam sẽ không thể
tận dụng được việc giảm thuế.
Thậm chí ngay ở Hoa Kỳ TPP
không phải được tất cả âu yếm. Hiện có cuộc chiến giữa khu vực có lao động được
tổ chức tốt (có nghiệp đoàn) với các công ty đa quốc gia vốn hưởng lợi chủ yếu
từ TPP.
“Những người phản đối gọi thỏa
thuận này là “lén lút, phi dân chủ” và giết chết việc làm”
“Khi ta xem các thỏa thuận mậu
dịch tự do khác từng có trong lịch sử, có thể biện luận rằng lợi ích kinh tế là
nhiều hơn chi phí phát sinh từ các thỏa thuận như TPP.
Tác giả, cũng bàn về dự luật
nông nghiệp Hoa Kỳ đã tạo ra những điểm gây tranh cãi theo đó có một điều khoảng
cho phép Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai chương trình kiểm tra cá tra của Việt
Nam vì lý do an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên ngay cả một cơ quan
thanh tra độc lập của Quốc hội Hoa Kỳ (Bấm GAO) đã gọi chương trình
này là “lãng phí và không cần thiết.”
Việt Nam đang có động thái trả
đũa để bảo vệ ngành cá tra và nhiều nhà phân tích tin rằng Hà Nội có thể đưa
chủ đề này ra kiện tại WTO và rằng có khả năng việc thực hiện TPP có thể bị trì
hoãn.
Trong năm 2013 xuất khẩu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 21.3% so với năm trước đó, đạt 23.87 tỉ USD. Tức là
18% xuất khẩu của Việt Nam là sang Hoa Kỳ.
Việt Nam nhập hàng hóa trị giá
5.23 tỉ USD từ Hoa Kỳ trong năm 2013, tăng 8.3% so với 2012.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều kêu
gọi Hoa Kỳ hoàn tất thỏa thuận khung TPP trước chuyến thăm của Tổng thống Obama
sang châu Á vào tháng Tư.
Cả hai nước lo ngại rằng nếu
Hoa Kỳ càng cần nhiều thời gian để hoàn tất quá trình này thì lại càng có thêm
khả năng Hoa Kỳ sẽ đưa ra thêm các thay đổi đối với thỏa thuận.
Tin vui, như báo Japan Times
đưa, là cả hai nước đều ủng hộ Hoa Kỳ mạnh trong vai trò tại châu Á và xem
Washington có ảnh hưởng làm ổn định khu vực hiện có các tranh chấp lãnh thổ,
tác giả Edward Barbour-Lacey kết luận.
'Thế lực cản TPP'
Cho tới nay chính phủ Hoa Kỳ
khuyến cáo Việt Nam phải có cải thiện nhân quyền rõ rệt như một trong các điều
kiện để sớm hoàn tất vòng đàm phán TPP.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn
với BBC ngày 02/02/2014, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC về điều ông
gọi là có thể một thế lực trong nội bộ đảng và ngành an ninh vốn không muốn
Việt Nam "gần gũi với phương Tây" và không muốn Việt Nam ký TPP.
Ông Dũng, trong một bài
viết khác cho BBC, cũng từng bình luận rằng khoảng 80-90% nguyên phụ
liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của nển kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào
Trung Quốc và Nhà nước Việt Nam sẽ vào thế khó xử khi bắt buộc phải chuyển đổi
vùng nhập khẩu nguyên liệu.
"TPP dĩ nhiên là một lối
thoát, thậm chí là một lối mở tươi lành nhất mà chính thể một đảng ở Việt Nam
có thể vận dụng để ít nhất cũng tạm làm yên lòng dân chúng, hạn chế được phần
nào những phẫn uất của dân nghèo về sự tàn bạo của các nhóm lợi ích, và cách
nào đó tạm thời kìm giữ những ý tưởng hoặc hành động cần phải thay đổi thể chế
chính trị.
"Thế nhưng điều kỳ lạ là
dù vẫn ngầm xem TPP là một cái phao cứu sinh, trong suốt ba năm qua Hà Nội vẫn
hầu như chẳng làm gì để bổ túc cho hồ sơ ứng cử viên TPP như cải cách kinh tế
và giảm tính độc quyền của khối doanh nghiệp nhà nước, tăng tính minh bạch và
tính hữu dụng cho cuộc chiến chống tham nhũng, kể cả một số vấn đề liên quan
khác như môi trường, quyền lập hội lao động…", nhà báo bị cấm xuất cảnh và
bị thu hộ chiếu mới đây bình luận.
Xuất khẩu VN sang Hoa Kỳ 2013
- Hàng dệt và may mặc (8.61 tỉ USD)
- Giày da (2.63 tỉ USD)
- Đồ gỗ (1.98 tỉ USD)
- Máy tính, đồ điện tử (1.47 tỉ USD)
- Thủy sản (1.46 tỉ USD)
- Máy móc, công cụ, phụ kiện (1.01 tỉ USD)
No comments:
Post a Comment