Wednesday 12 February 2014

CHUYỆN KỶ NIỆM NHỮNG CUỘC CHIẾN CHỐNG TRUNG CỘNG VỚI "TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC" (Chép Sử Việt)




Posted by chepsuviet on 12/02/2014

Ít nhất từ khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 25/11/2012, với bài viết sẵn (?) công phu nói về chủ quyền Biển Đông, gây bất ngờ, xôn xao dư luận, thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ liên quan Trung Quốc trong “trò chơi quyền lực” và tranh thủ lòng dân dường như bắt đầu nổi lên.

Cụ thể là một bên vừa muốn tranh thủ lòng dân, vừa muốn thể hiện quyền lực cả đối nội lẫn đối ngoại – không sợ Trung Quốc (trong chừng mực có thể), giữa lúc đang bị tấn công bằng cuộc chiến chống tham nhũng, còn một bên thì cố cung cúc tuân thủ những cam kết ngầm và mơ hồ với Trung Quốc, vừa muốn tỏ ra có quyền lực trong nội bộ, ngăn cản bên kia gây thanh thế bằng “chiêu bài chủ quyền”.

Hai nhân vật trung tâm cho hiện tượng đó là ông Thủ tướng và ông Tổng bí thư.

Trở lại thời điểm tạm gọi là “khởi đầu”, khi ông TT có bài trả lời chất vấn mạnh mẽ chưa từng thấy về chủ quyền biển đảo làm nức lòng bao người. Suốt một thời gian dài, ông đã “ghi điểm” cả về lòng dân lẫn quyền lực đối nội, đối ngoại. Tương kế tựu kế, bài trả lời chất vấn vừa giúp ông “thoát” được cuộc “sát hạch” hiểm hóc của các đại biểu Quốc hội, vừa cho ông thanh thế, khiến cả đám chóp bu ngồi dưới như bị chôn vùi vào cùng nấm mồ của những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.

Thế rồi những cuộc trình diễn tiếp theo quanh chủ đề này từ đó đến nay cũng ít nhiều được thể hiện công khai. Nhưng rõ nhất là từ ngày đầu năm mới 2014 này, khi nổi lên những bài báo, thông tin liên quan kỷ niệm 40 năm cuộc Hải chiến Hoàng Sa, 35 năm cuộc Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. (*)

Hiện tượng là, một bên thì ông TT có vẻ như muốn theo ý nguyện người dân, tổ chức những ngày kỷ niệm, lễ tưởng niệm, rồi đưa nội dung chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, còn một bên là ông TBT muốn vâng lời “bạn vàng”, tức là đi ngược lại lòng dân.

Cho đến hôm nay, khi dư luận thấy khá rõ xu hướng phải vâng lời “bạn vàng” – lễ tưởng niệm liệt sĩ Hoàng Sa phải hủy, đến mức cuộc tưởng niệm “tự phát” của người dân và các trí thức tại Hà Nội cũng bị phá, còn việc kỷ niệm Chiến tranh Biên giới 1979 (từ 17/2 đến 18/3) gần như sẽ không có, thì hai ông được, mất những gì?

Cái ông TT được là lòng dân, nhưng mất là quyền lực trong con mắt thiên hạ. Là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nhưng ông chỉ dám “thụt thò” vài ý định thuận lòng dân về chủ quyền, rồi cuối cùng thì … “thúc thủ” (cho dù tất cả đều là giả bộ). Từ đó, cái “được” của ông lại bị đánh dấu hỏi ngược, rằng trên thực tế, quyền lực của ông có vẻ rất mạnh, sao ông lại cứ phải “thụt thò” vậy?

Ngược lại, cái ông TBT được là thể hiện quyền lực, chặn lại bất cứ biểu hiện nào từ ông TT muốn “lấy lòng dân” quanh vấn đề chủ quyền, nhưng ông mất lớn là lòng dân. Thế là nhìn xa hơn, cái “được” của ông xem ra lại bị đe dọa nghiêm trọng, bởi vì khi ông mất lòng dân (đang ngày càng lo lắng về chủ quyền biển đảo), thì cuộc chiến chống tham nhũng mà ông phát động để nắm thêm quyền lực, uy tín sẽ khó có thể được người dân ủng hộ đông đảo, nhất là giới am hiểu và quan tâm mối quan hệ với Trung Quốc.

Mới thấy cả hai ông cũng đều rất khốn khổ!


* Liên quan: 




No comments:

Post a Comment

View My Stats