Posted by chepsuviet
on 21/02/2014
Trước hết phải cám ơn một số
Blogger, những nhà báo, trong đó đáng chú ý là VNEcocomy trong suốt một thời
gian dài qua đã có những báo động ít nhiều về vấn đề người Trung Quốc, Đài Loan
ở Vũng Áng và siêu dự án Formosa (*).
Gần đây còn nghe được những
nguồn tin rất đáng lo ngại của giới am hiểu tình hình về vị trí tử huyệt này.
Chiều nay, bất ngờ thấy trên trang báo mạng VNEconomy thêm bài viết đáng lo
hơn: “Vì sao tăng
hoạt động biên phòng cạnh siêu dự án Formosa?“, thấy cần đăng lại ngay
và có đôi lời bình luận.
Hãy nhớ về gần 500 năm trước,
khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng có ý định xuôi Nam mở đất,
tránh mưu hại của Trịnh Kiểm. Để có quyết định sáng suốt, ông đã cho người hỏi
ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,
và nhận được hai câu thơ rằng:
Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Có thể hiểu rằng vượt qua dãy
Hoành Sơn để mở cõi, cơ nghiệp sẽ bền vững muôn đời.
Dãy núi Hoành Sơn, nhìn từ Hà Tĩnh
Hoành Sơn chính là dãy núi nằm vắt ngang ranh giới Hà Tĩnh
– Quảng Bình, nơi vừa gần như hẹp nhất của đất nước (50km từ biển vào
biên giới với Lào), vừa hiểm trở. Nó lại cũng là địa điểm ngay sát với Vũng Áng (nằm ở chân dãy núi Hoành Sơn).
Nếu có một thứ “căn cứ kinh tế dân sự trá hình” của người nước ngoài ở đây, như
Formosa chẳng hạn, thì khi có biến, sẽ là nơi tốt nhất chặn đường tiếp viện
quân, cắt đứt đất nước Việt Nam làm hai dễ dàng, đồng thời quân đội nước ngoài
đổ bộ vào cảng nước sâu nhất này, còn gì lợi hại bằng? Nghĩ xa hơn, sẽ có ngày
có hàng vạn người Trung Quốc lấy vợ, có con ở đó, nguy cơ lại tái diễn một vụ
“nạn kiều” như những năm cuối 1979 – đầu 1980 là rất dễ xảy ra.
Có nguồn thạo tin cho biết, từ
nhiều năm trước, bạn Lào đã khẩn khoản xin ta cho đầu tư 100% tại Vũng Áng, từ
nguồn tiền của một quốc gia thứ ba, nhưng bạn không cho biết là nước nào. Giới
lãnh đạo bàn tính, nghe tham mưu nát nước, cuối cùng không chấp nhận.
Thế mà rồi tới thế hệ lãnh đạo
ngày nay, người ta đã quyết định cho Formosa đầu tư, thuê đất tới 70 năm, với
siêu dự án mà có nhiều nguồn tin cho rằng đằng sau tập đoàn này là chính quyền
Trung Quốc.
Gần đây, lại có thêm lo ngại là
Formosa đang tìm cớ mở một con đường qua Lào nữa.
Khi tướng Giáp mất và được biết
ý nguyện của ông chọn Vũng Chùa ngay gần Vũng Áng để an táng, không ít người
hâm mộ ông đã có phỏng đoán điều gì đó liên quan tới khu vực này, mà ông không
thể nói ra, đành bằng một thâm ý sâu xa chưa thấy hết được.
Mới đây, Blogger Lê Anh Hùng
tiếp tục báo động nghi vấn Trung Quốc chen chân vào Cửa Việt nữa. Vậy thì, nếu
đúng là họ có mưu sâu “trấn ải” cả hai vùng cảng biển xung yếu đó, thì còn gì bằng trong
chiến lược quân sự?
Thử hình dung một ngày, Trung
Quốc động binh ở Trường Sa, Việt Nam muốn đối phó, ắt sẽ phải rất khó khăn nếu
như biên giới phía Bắc quân đội Trung Quốc được báo động, mà dải đất hẹp miền
Trung cũng lại bị cơ sở kinh tế trá hình của Trung Quốc ngáng trở, không cho
phía VN chuyển quân từ trong Nam ra; hàng vạn công nhân có thể thoắt biến thành
“dân quân”, “thám báo”, …? Bất cứ một đụng độ nào của chính quyền VN với người
TQ ở đó, đều dễ là cái cớ cho TQ đổ quân vào.
Việc “nâng cấp đồn biên phòng”
như trong bài báo này chỉ là một nỗ lực nho nhỏ, của những ai sớm lo lắng cho
sự tồn vong của đất nước, nhưng cũng lại có thể chỉ như một động thái trấn an
dư luận mà thôi.
Mới xin được lạy cụ Trạng Trình
để nhái thơ cụ, rằng:
Hoành Sơn thất đái
Vạn đại vong thân
–
(*) Xem thêm:
VnEconomy:
Blog:
- Hoàng Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của
Việt Nam (Cầu Nhật Tân).
- Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng ẩn chứa nhiều thông điệp (Hữu
Nguyên).
- “MỘT HÀ TĨNH ĐẦY ẮP NGƯỜI TRUNG QUỐC”: VÌ ĐÂU NÊN NỖI? (Lê
Anh Hùng).
- Tầm nhìn văn hóa khi chọn nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp (FB Quang Binh).
- LỆ THỦY PHẢI NƠI AN TÁNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (Ngô
Minh).
Báo Đời sống & Pháp luật:
- Vì
sao đại tướng chọn Mũi Rồng – Vũng Chùa làm nơi an giấc ngàn thu?.
----------------
Yến Thanh
16:31 (GMT+7) – Thứ Sáu,
21/2/2014
Vì sao tăng hoạt động biên phòng cạnh siêu
dự án Formosa?
►Hàng ngàn cán bộ, công nhân ngoại quốc đã và đang tập trung tại khu vực khu
kinh tế Vũng Áng…
Việc thành lập Ban Chỉ huy Biên
phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương được mô tả là sẽ góp phần nâng cao
năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới
biển đảo, công tác xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đảm bảo an ninh trật tự… tại
khu kinh tế Vũng Áng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh
và khu vực.
Nguồn tin từ tỉnh Hà Tĩnh cho hay hoạt động biên phòng sẽ
được tăng cường ở khu vực khu kinh tế Vũng Áng, nơi hiện đang triển khai siêu
dự án của tập đoàn Formosa.
Cụ thể, chiều 19/2, tại Đồn
Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Bộ
đội Biên phòng Hà Tĩnh tổ chức lễ ra mắt và công bố quyết định của Bộ Quốc
phòng về việc nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy
Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương.
Việc thành lập Ban Chỉ h
uy Biên phòng cửa khẩu cảng
Vũng Áng – Sơn Dương được mô tả là sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà
nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới biển đảo, công tác xuất
nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đảm bảo an ninh trật tự… tại khu kinh tế Vũng Áng
nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh và khu vực.
Đây là một trong 5 ban chỉ huy
biên phòng cửa khẩu trong cả nước, một cấp tổ chức quan trọng hơn nhiều so với
đồn biên phòng.
Thời gian gần đây, việc tập
đoàn Formosa triển khai dự án một cách mạnh mẽ đã kéo theo việc có hàng ngàn
cán bộ, công nhân ngoại quốc, chủ yếu là Đài Loan và Trung Quốc, tập trung tại
khu vực khu kinh tế Vũng Áng, đưa tới lo lắng về việc hình thành một “phố ngoại
quốc” ở Vũng Áng.
Tháng 10/2013, Thủ tướng Chính
phủ đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về việc giám sát dự án của
Formosa, đặc biệt về mặt an ninh, quốc phòng.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã
có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý, giám sát dự án khu liên
hợp, qua đó khẳng định rằng nhờ làm tốt công tác chuẩn bị về quốc phòng, nên
đến thời điểm hiện tại công tác quốc phòng trong khu vực vẫn được duy trì và
đảm bảo tuyệt đối.
Tỉnh này cho hay trước khi cấp
giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đã tiến hành xin ý kiến của Bộ Quốc phòng. Tại
Công văn số 2808/BQP-TM ngày 4/6/2008, Bộ Quốc phòng khẳng định: “Khu đất xây
dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương không ảnh hưởng nhiều đến vị trí
đóng quân và các công trình quốc phòng hiện có trên địa bàn…”.
Đối với vấn đề “phố ngoại
quốc”, Hà Tĩnh cho rằng việc tập trung hàng vạn lao động trong và ngoài nước
trong khu vực này là có ảnh hưởng đến “thế trận khu vực phòng thủ” huyện Kỳ Anh,
nhất là khu vực Đèo Ngang. Tuy nhiên, việc có tới gần 2.000 lao động nước ngoài
trong khu vực, cũng như việc số lượng lao động trong nước và nước ngoài thực
hiện dự án sẽ tăng cao trong thời gian tới là “một thực tế cần được chấp nhận
trong quá trình phát triển”.
“Đây là điều UBND tỉnh cho là
hệ quả tất yếu trong quá trình triển khai xây dựng. Ban quản lý khu kinh tế sẽ
tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lí, kiểm
tra, xử lí đối với lao động nước ngoài tại dự án, đảm bảo đúng các quy định của
pháp luật”, báo cáo viết.
No comments:
Post a Comment