Posted by chepsuviet
on 05/02/2014
Có lẽ chẳng phải
bàn thêm nhiều để thấy Đảng CSVN dưới sự dẫn dắt của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ
đưa đất nước đi về đâu trước đại họa bành trướng Bắc Kinh đang cận kề với các
nước trong khu vực, chỉ xin đăng lại mấy tin bài này.
Cũng là hai nạn
nhân nguy khốn nhất, một đằng chỉ thẳng mặt kẻ thù và kêu gọi bạn bè giúp đỡ,
một đằng vẫn bắt tay hữu nghị, tươi tỉnh như không .
Phải chăng muốn chứng tỏ với thế giới là ta
đang chơi trò đi đêm bán nước, bỏ mặc láng giềng?
*
16:01 | 22/01/2014
Ngày 22 tháng 1 năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành điện đàm trực
tiếp nhân dịp hai nước vừa kỷ niệm 64 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và
nhân dân hai nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền Giáp Ngọ 2014.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp kiến Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 21/12/2013, tại Hà
Nội (ảnh: laodong.com.vn)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
chúc mừng Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc về những thành tựu trong cải
cách, phát triển kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng Đảng
và chính quyền liêm chính trong năm qua; chúc mừng nhân dân Trung Quốc nhân dịp
Năm mới Giáp Ngọ và chúc nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trung Quốc tiếp tục giành được những thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng
CNXH đặc sắc Trung Quốc.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân
dân Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chúc mừng nhân
dân Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán; khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân
Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt
Nam, chúc mừng những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong năm qua.
Đồng chí Tập Cận Bình cũng đã thông báo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về một
số nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc
vừa qua.
Hai nhà lãnh đạo đã đánh giá
cao những tiến triển của quan hệ Việt – Trung trong năm 2013; nhất trí về các
phương hướng lớn nhằm duy trì và tiếp tục thúc đẩy đà phát triển ổn định, thiết
thực và lành mạnh của quan hệ hai nước trong thời gian tới gồm: Tăng cường trao
đổi, tiếp xúc cấp cao; đi sâu trao đổi kinh nghiệm phát triển đất nước; tăng
cường điều phối hợp tác thông qua Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương; thúc đẩy
và nâng cao hiệu quả các lĩnh vực và cơ chế hợp tác; đẩy mạnh giao lưu nhân
dân, nhất là thế hệ trẻ; kiên trì phối hợp duy trì hòa bình, ổn định trên Biển
Đông theo đúng các nhận thức và thỏa thuận chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước./.
(Theo TTXVN)
————-
05-02-2014
Philippines so sánh Trung Quốc với Đức quốc xã
Trong một bài phỏng vấn dài
dành cho nhật báo Mỹ The New York Times – được công bố hôm nay, 05/02/2014 –
Tổng thống Philippines đã không ngần ngại so sánh các cố gắng của Bắc Kinh nhằm
áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng tranh chấp, với các hành
động của Đức quốc xã thời trước Đệ nhị Thế chiến. Ông Aquino đồng thời kêu gọi
giới lãnh đạo thế giới là không nên phạm phải cùng một sai lầm là nhượng bộ để
cầu hòa.
Đối với Tổng thống Philippines
cộng đồng thế giới phải nỗ lực hơn trong việc giúp đỡ nước ông chống lại các
yêu sách của Trung Quốc đòi chủ quyền trên các vùng biển gần Philippines. Ông
nhắc nhở các nước trên thế giới là phải rút kinh nghiệm từ việc phương Tây
trước đây đã không dám ủng hộ Tiệp Khắc chống lại các đòi hỏi lãnh thổ của
Hitler vào năm 1938.
Theo ông Benigno Aquino, tương
tự như Tiệp Khắc trước đây, Philippines đang phải đối mặt với các đòi hỏi lãnh
thổ đến từ một nước hùng mạnh hơn mình rất nhiều, do đó quốc tế cần phải hậu
thuẫn mạnh mẽ cho Philippines để bảo vệ sự tôn trọng luật pháp quốc tế.
Trả lời báo New York Times ngày
hôm qua, 04/02 tại Manila, Tổng thống Philippines đã nói nguyên văn như sau : «
Khi nào thì quý vị mới nói « Thế là đủ rồi ? ». Đối với tôi, Thế giới phải nói
lên điều đó. Hãy nhớ lại là vùng đất Sudetenland đã từng được nhượng cho Hitler
nhằm ngăn ngừa Thế chiến Thứ hai ». Sudeteland là vùng lãnh thổ phía Tây của
Tiệp Khắc mà châu Âu đã để yên cho nước Đức quốc xã của Hitler xâm chiếm vào
năm 1938.
Ngay sau khi bài phỏng vấn trên
đây được báo New York Times công bố, hãng tin Pháp AFP đã đề nghị phủ Tổng
thống Philippines có lời bình luận, nhưng chưa thấy trả lời.
Trong những năm gần đây, Trung
Quốc thường xuyên bị tố cáo về các hành động ngày càng hung hăng nhằm buộc các
láng giềng chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển
Đông. Trong số các quốc gia bị Trung Quốc chèn ép, Philippines là nước có phản ứng
mạnh nhất và Tổng thống Aquino được cho là luôn quan ngại trước khả năng nước
ông không thể một mình chống lại người láng giềng hùng mạnh hơn.
Trên Biển Hoa Đông, Bắc Kinh
cũng tăng cường sức ép đòi Nhật Bản phải « trao trả » cho Trung Quốc quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư đang do Tokyo quản lý.
———–
05/02/2014 14:22 (GMT + 7)
TTO – Tổng thống Philippines
Benigno S. Aquino III hôm 4-2 lên tiếng kêu gọi quốc tế hỗ trợ chống lại
các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Đông.
“Nếu chúng ta chấp nhận những gì chúng ta cho là
sai trái, điều gì đảm bảo rằng những điều sai trái ấy sẽ không tiếp tục leo
thang? … Thế giới phải làm việc này, nên nhớ rằng vùng Sudetenland
(trước kia thuộc Czechoslovakia) đã được nhượng cho Hitler để tránh chiến
tranh thế giới xảy ra” – tổng thống Aquino phát biểu trong cuộc phỏng vấn dài 90 phút
với tờ New York Times tại phủ tổng thống.
Ông Aquino nhắc lại việc Anh
và Pháp đồng ý nhượng Sudetenland cho Hitler với hi vọng tránh bùng nổ
chiến tranh thế giới thứ II, nhưng rồi cuộc chiến vẫn cứ nổ ra.
Theo tổng thống Aquino, giống
như Czechslovakia, Philippines đang đối mặt với yêu cầu bảo vệ lãnh thổ trước
một thế lực nước ngoài mạnh hơn rất nhiều. Manila cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các
nước trên thế giới nhằm chống lại sự đe dọa từ phía Trung Quốc.
Tuyên bố được xem là phát ngôn
mạnh mẽ nhất của ông Aquino nhằm cảnh báo các lãnh đạo châu Á về việc Bắc Kinh
củng cố quân đội để thực hiện tham vọng bá chủ tại biển Đông.
Manila hầu như đã đánh mất việc
kiểm soát hiệu quả bãi cạn Scarborough về tay Trung Quốc, sau khi quân đội nước
này mất thế cân bằng với Trung Quốc vào năm 2012. Việc rút quân là một phần
trong thỏa thuận mà Mỹ đứng ra làm trung gian. Theo đó, hai bên sẽ rút quân
trong khi thương lượng về tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn giữ
quân lại tại bãi cạn này.
ĐÔNG PHƯƠNG
No comments:
Post a Comment