VỊ
THẾ NGƯỜI LÀM CHỦ ĐANG BỊ LUNG LAY
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10219502679188842&id=1569759542
TRƯỜNG HỢP NÀO BẠN
ĐƯỢC VÀO NHÀ NGƯỜI KHÁC?
Pháp luật không có quy định liệt kê chi tiết,
bao trùm nhưng tôi có thể liệt kê sơ bộ một số trường hợp mà chúng ta có thể được
vào nhà người khác, cụ thể như sau:
- Chủ nhà mời hoặc họ đồng ý cho vào;
- Vào để cứu họ hoặc cứu người khác trong tình
trạng khẩn cấp khiến những người đó có thể ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe;
- Chủ nhà hoặc người ở cùng trong đó là người
phạm tội quả tang hoặc trốn truy nã mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra, yêu
cầu họ mở cửa mà họ không hợp tác.
Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở của công dân tại Điều 22; và không ai được tự ý vào chỗ ở của
người khác nếu không được người đó đồng ý. Để đảm bảo quyền đó, các luật chuyên
ngành khác có các chế định cụ thể để đảm việc thực thi quyền cơ bản ấy, bao gồm
quyền khởi kiện, quyền tố cáo, quyền phòng vệ chính đáng… Điều 158, Bộ luật
Hình sự 2015 cũng quy định về trách nhiệm hình sự của người xâm nhập trái pháp
luật chỗ ở của người khác; tuỳ vào đối tượng thực hiện, tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi mà mức hình phạt sẽ được quy định khác nhau.
THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
- MỐI NGUY HIỂM TIỀM TÀNG
Vụ việc xảy ra tại Bình Dương: Một toán người
phá cửa, xông vào nhà bắt giữ người giữa tiếng khóc lóc ầm ĩ của trẻ con trong
nhà mà không có bất kỳ người nào trong nhóm có lời an ủi, động viên. Ban đầu,
khi vừa xem clip tôi tưởng bà chủ nhà phạm tội quả tang trốn chạy vào nhà cố thủ
hoặc phạm một tội trọng lớn nên phải bị bắt khẩn cấp nhưng khi thấy người ta áp
giải bà ra để lấy dịch test covid thì tôi thực sự sốc vì không thể tưởng tượng
được giữa thời đại văn minh này lại xảy ra tình trạng như vậy. Thế nhưng, trường
hợp bắt người kiểu này lại không phải là trường hợp cá biệt, duy nhất! Mọi người
hẳn còn nhớ là cách đây không lâu, ở Nghệ An cũng một đội quân đông không kém
đã xông thẳng vào ngôi nhà mới xây, phá hủy cửa nhà chỉ để bắt một người phụ nữ
đi cách ly vì nghi ngờ là F1. Bà này không những không nhận được lời xin lỗi mà
có thông tin bà đã bị khởi tố vì tội chống người thi hành công vụ hay vi phạm
quy định về phòng chống dịch gì đó…
Một
khi bạn không được đảm bảo an toàn trong chính ngôi nhà mà mình là chủ sở hữu
thì thực sự đó là một nguy cơ. Chúng ta bảo vệ pháp luật
cũng là bảo vệ người dân nhưng không thể đàn áp, ép buộc trái pháp luật người
này với lý do rằng để bảo vệ người khác, cho dù lý do đó có là đúng đi chăng nữa.
CẦN SỰ CÔNG BẰNG TỪ
HAI PHÍA
Mọi lời giải thích trở nên thừa thải khi hành
vi của bạn là sai trái. Lời xin lỗi là chưa đủ. Covid không thể là bảo bối cho
mọi hành vi vi phạm chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức. Rất nhiều người dân
đã bị khởi tố vì các tội danh khác nhau trong quá trình dịch bệnh, mà chủ yếu
là chống lại hoặc không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch. Nhớ rằng, những
công chức, viên chức được người dân trả tiền để thay mình làm một số công việc,
họ hoàn toàn không làm không công và không có cơ chế miễn trừ mọi sai phạm của
họ, trong bất kỳ hoạt động nào. Thế nên, khi họ sai phạm, cần phải xử lý theo
quy định của pháp luật chứ không thể dung dưỡng, bỏ qua, tạo tiền lệ xấu cho những
trường hợp khác. Cần phải điều tra, làm rõ để nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm
thì khởi tố vụ án mới đủ sức răn đe sự lạm quyền đang có dấu hiệu lây lan; nếu
không thì cũng phải xử lý hành chính chứ vài câu xin lỗi ráo hoảnh sẽ không có
tác dụng và tất nhiên, người dân không phục là điều dễ hiểu.
Pháp luật vốn công bằng. Phần còn lại là sự
công băng của những người thực thi pháp luật! Có như thế thì mới lấy được niềm
tin của nhân dân. Những băng rôn, khẩu hiệu được treo lên khắp mọi nơi sẽ không
còn ý nghĩa khi hành động thực tế đi ngược lại với nó. Người dân cần sự công bằng,
thực sự cần - và nếu như chúng ta không làm được điều đó, đừng gọi họ là chủ nữa
mà hãy gọi đúng vai vế hiện tại của họ; họ là gì thì cứ gọi đúng như vậy là được…
.
No comments:
Post a Comment