"Làng
tỷ phú" nhờ xuất khẩu lao động
Nguyễn
Tú -
Dân Trí Online
Thứ tư, 29/09/2021 - 06:30
Từ một xã nghèo thuần nông, cuộc sống người dân nhiều
khó khăn, Đô Thành (Yên Thành, Nghệ An) đã có nhiều ô tô, biệt thự... Nơi đây
được gọi với cái tên là "làng tỷ phú" của xứ Nghệ.
Xuất ngoại để đổi đời
Về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An,
chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi con đường rộng thênh thang, xế hộp xuất hiện
ngày một nhiều, biệt thự mọc lên san sát.
Đời sống người dân địa phương này giờ đây ít
còn phụ thuộc vào nghề "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như trước
nữa.
Xã Đô Thành, huyện
Yên Thành (Nghệ An) nhìn từ trên cao. (Ảnh: Nguyễn Tú).
Được biết, những năm 1980 trở về trước, xã Đô
Thành, huyện Yên Thành là một xã nghèo, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây
lúa, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Khác với các xã trong huyện, người dân Đô
Thành bén duyên với nghề buôn gỗ, làm mộc. Với sự nhanh nhạy, người dân nơi đây
đã biết cách biến những cây gỗ thô sơ thành các sản phẩm mỹ nghệ.
Với mẫu mã đẹp, sản phẩm chất lượng, giá cả phải
chăng đã góp phần đưa thương hiệu nghề gỗ Đô Thành vang danh gần xa và được thị
trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Nhờ vậy cuộc sống người dân dần khấm
khá hơn.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/660/2021/09/03/img4437-1630638566020.jpeg
Những cơ ngơi khang
trang chủ yếu được xây dựng từ lượng kiều hối gửi về hàng năm (Ảnh: Nguyễn Tú).
Nhưng vào những năm 1990, nghề buôn gỗ bị chững
lại khi thị trường bão hòa, sản phẩm làm ra ế ẩm, người dân nơi đây không còn mấy
mặn mà với nghề. Một số người bắt đầu chuyển hướng tìm kiếm tương lai bằng việc
"xuất ngoại" đến các nước châu Âu như: Anh, Nga, Ba Lan, Đức...
Nhận thấy việc xuất khẩu lao động có
thể thoát được cái đói, cái nghèo, nhiều hộ gia đình đã vay mượn, đầu tư cho
con em "xuất ngoại".
Người đi trước làm ăn khấm khá rồi về đưa gia
đình, họ hàng sang sau. Cứ thế, người dân Đô Thành theo nhau "đi Tây"
lập nghiệp, có gia đình 3-4 người cùng "xuất ngoại".
Gia đình ông Nguyễn Trung (ở thôn Phú Xuân,
xã Đô Thành) từng là một hộ nghèo. Khi trào lưu người dân đi nước ngoài
làm ăn ngày một rầm rộ, gia đình ông Trung đã mạnh dạn vay mượn, đầu tư tiền của
cho 3 người con đi xuất khẩu
lao động sang các nước phương Tây.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/660/2021/09/03/img4432-1630638991277.jpeg
Những ngôi nhà
khang trang như thế này không còn là hiếm ở làng quê Đô Thành (Ảnh: Nguyễn Tú).
Công việc ổn định ở nước sở tại đã đem lại nguồn
thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Bằng nguồn tiền làm ăn có được từ
xuất khẩu lao động, mấy năm trở lại đây, gia đình ông Trung đã mua được ô tô,
xây 3-4 ngôi nhà cao tầng cho các con, cuộc sống gia đình "thay da đổi thịt".
Cũng như gia đình ông Trung, ông Nguyễn Đức
Hòe, ở thôn Phú Vinh, xã Đô Thành có tới 3 người con trai, một con gái và một
cô con dâu đang lao động ở Đức. Sau một thời gian vất vả mưu sinh nơi đất
khách, đến nay gia đình ông đã xây dựng được một cơ ngơi khang trang.
"Làng tiền
đô" của xứ Nghệ
Theo ông Luyện Xuân Huệ, Chủ tịch UBND xã Đô
Thành, toàn xã hiện có gần 9.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó có
1.500 người đi xuất khẩu lao động ở các nước châu Âu; hơn 1.000 người đi làm việc,
buôn bán tại Lào.
Tính trung bình một nhà có ít nhất một người
đi xuất khẩu lao động. Xã có hơn 4.000 hộ với gần 18.000 nhân khẩu thì 3/4
trong số đó có nhà cao tầng, biệt thự.
Xã Đô thành
"thay da đổi thịt" nhờ xuất khẩu lao động (Ảnh: Nguyễn Tú).
Được biết, số lượng kiều hối gửi về của toàn
xã trước năm 2019 là 400 tỷ đồng; do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nên
trong năm 2020 lượng kiều hối có giảm chỉ đạt 234,4 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm
2021 là 289 tỷ đồng.
So với các năm trước, thì năm nay số lượng kiều
hối gửi về nước vẫn đều tuy nhiên có giảm.
"Vì nhiều lý do như ảnh hưởng của dịch
Covid-19, lao động chưa hết hợp đồng nên trong 1.500 lao động đang làm việc tại nước ngoài. Trong
năm 2021 chưa có người nào về quê", ông Huệ cho biết thêm.
Xã Đô Thành giờ đã "thay da đổi thịt",
những căn biệt thự, ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Trên đường làng những
chiếc "xế hộp" xuất hiện ngày một nhiều…
Có một thực tế là hiện nay, trên địa bàn xã
này, chủ yếu là người già và trẻ em ở nhà, phần lớn thanh niên, người trong độ
tuổi lao động đi làm ăn xa, đi xuất khẩu lao động.
"Nhiều gia đình cả bố mẹ đều ở nước
ngoài, con cái gửi cho ông bà chăm sóc. Thanh niên trong xã khi đã tốt nghiệp
phổ thông nếu không thi đỗ đại học, sẽ đi học nghề rồi nối bước xuất khẩu lao động",
ông Huệ chia sẻ.
Hiện nay ở trên địa
bàn xã này chỉ còn lại phần lớn người già và trẻ em, còn phần lớn là làm ăn xa,
đi xuất khẩu lao động (Ảnh: Nguyễn Tú).
Trao đổi với phóng viên, Vũ Văn Quyền - Phó
phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thành, toàn huyện đang có trên 176.000 người trong
độ tuổi lao động. Trong đó hơn 15.000 người đi xuất khẩu lao động, lượng kiều hối
gửi về đạt 200 triệu USD/năm.
"Cuộc sống của người dân huyện Yên Thành
chủ yếu bám ruộng đồng nên gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, xuất khẩu lao động là
một trong những giải pháp góp phần phát triển kinh tế, tạo nên diện mạo mới cho
địa phương. Nhiều năm qua, phía chính quyền đã thực hiện nhiều giải pháp để khuyến
khích người dân mạnh dạn để phát triển kinh tế nhờ hướng xuất ngoại", ông
Quyền cho biết.
Nguyễn Tú
No comments:
Post a Comment