Sài Gòn ngày phong tỏa cuối cùng
30/09/2021
https://baotiengdan.com/2021/09/30/sai-gon-ngay-phong-toa-cuoi-cung/
*
Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 — Phần 8 — Phần 9 — Phần 10 — Phần 11 — Phần 12
— Phần 13
.
Sài Gòn ngày phong tỏa cuối cùng
30/09/2021
https://baotiengdan.com/2021/09/30/sai-gon-ngay-phong-toa-cuoi-cung/
Nếu không
có gì thay đổi vào phút chót, hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc phong toả Sài
Gòn vì đại dịch. Như vậy, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, thành phố đã trải
qua 7 lần giãn cách xã hội tổng cộng 120 ngày.
Cấp độ
giãn cách luôn luôn lần sau siết chặt hơn lần trước và từ 9.7 có thể xem như
phong toả thành phố với mức độ cao. Thời gian theo chỉ thị 16, 16+, 16++,
16+++ đã trải qua 80 ngày. Tính đến sáng nay, bắt đầu từ ngày 26.5 thành phố đã
có 380.870 ca nhiễm (gần 50% tổng ca nhiễm ca nước), chưa kể 150.000 ca bệnh
chưa được Bộ Y tế chấp nhận.
Hiện số
người còn đang điều trị khoảng 35.000 bệnh nhân và đã có 14.631 người tử vong vì virus Vũ Hán.
Con số người chết có thể cao hơn vì có nhiều người chết tại nhà không khai báo
và địa phương không báo cáo hay kiểm soát được. Gần 15.000 người tử vong, một
con số đáng buồn. Càng buồn hơn là nhiều người trong số này đáng lẽ không phải
lìa đời. Họ chết vì thiếu chăm sóc, vì bệnh viện quá tải, vì thiếu thiết bị lúc
đang tình trạng nguy kịch.
Họ cũng
qua đời vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời, vì không kiếm ra phương tiện
di chuyển. Và phần lớn là vì họ không được tiêm chủng vaccine khi dịch bùng lên
ở thành phố bởi nhà nước thiếu chuẩn bị và lúng túng trước cơn dịch đến quá
nhanh. Chính những thành tích chống dịch trong 3 đợt trước khiến chính phủ chủ
quan, say sưa, tự hào với chiến thắng.
Do vậy lúc
biến thể Delta xuất hiện, lãnh đạo thiếu chủ động để có những biện pháo hợp lý
và khoa học để chống đỡ. Thới gian đầu đưa ra biết bao văn bản, nghị quyết chủ
trương nhưng càng làm số người nhiễm và người chết càng lúc càng cao. Cách ly tập
trung là một ví dụ. Tập trung xét nghiệm là một thí dụ nữa. Đấy là những nơi biến
thành ổ dịch và đưa tới con số người bệnh không dừng lại được.
Càng về
sau, khi chủ trương xét nghiệm toàn diện, những địa điểm này cũng là nơi truyền
bệnh nhanh nhất vì những sơ sót không đáng có của các nhân viên thực hiện. Biết
bao người dính bệnh từ đây và bao nhiêu người đã chết vì những cái găng tay
không sát trùng? Ai chịu trách nhiệm này? Ai hưởng tiền chênh lệch từ những cái
que test? Rất nhiều kẻ có
tội từ cơn đại dịch nhưng chẳng ai bị kết tội. Họ chỉ giàu thêm thôi. Còn người
chết đã thành tro bụi trong lặng lẽ.
Và cũng vì
sợ lây nhiễm khi xét nghiệm, hôm trước mạng xã hội, báo chí, dư luận đã phản
ánh việc một phụ nữ trong chung cư ở Thuận An đã bị dân phòng, công an, cảnh
sát cơ động và bí thư phường phá cửa nhà, giải chị này đi như tội phạm vì chị
này không chịu đi chọc ngoáy theo yêu cầu. Trước áp lực của dư luận, tối 29.9,
Ban chỉ đạo PCDB TP.Thuận An (tỉnh Bình Dương) đã tổ chức cuộc họp liên quan đến
việc cưỡng chế này.
Ông Võ
Thanh Quan, Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú bị kiểm điểm, phê bình về cách cưỡng
chế thô bạo. Ông này cũng xin lỗi nạn nhân, nhưng qua cách trình bày cho thấy lời
xin lỗi không thật tâm, vẫn nguỵ biện về những hành vi sai trái của mình.
Đồng thời
nạn nhân lại bị đề nghị xử phạt về hành vi không chấp hành quy định phòng chống
dịch bệnh để răn đe, không để xảy ra các trường hợp tương tự. Nạn nhân cũng bị
thu giữ chứng minh nhân dân, lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu người
dân bỏ video và status sự việc trên Facebook cá nhân.
Thiết
nghĩ, những người tham gia cưỡng chế dưới sự chỉ đạo của ông Bí thư đã vi phạm
luật pháp, phá cửa xông vào nhà bắt người khi chưa có lệnh của các đơn vị chức
năng là xâm nhập gia cư bất hợp pháp, xâm phạm thân thể và làm nhục người khác.
Nếu biết nhận thấy lỗi lầm của mình thì lời xin lỗi có thể chấp nhận nếu nạn
nhân không bị xử phạt sau đó.
Còn nếu
như buộc phạt nạn nhân thì cũng phải xử tội những người vi phạm đúng theo luật
pháp, nếu cần thì phải ra toà án xử. Không thể bỏ qua chuyện bằng một lời xin lỗi
mà vẫn xử phạt nạn nhân được. Như thế là không công bằng. Sao phạt dân mà quan
chỉ là kiểm điểm? Còn việc quay và phát tán video, chính người trong đoàn cưỡng
chế quay clip và lúc đầu đưa lên để làm bằng chứng người phụ nữ này vi phạm.
Nhưng
không ngờ bị dư luận phản đối. Giờ lại yêu cầu người dân không được phát tán
clip này. Vụ việc đã được phổ biến rộng rãi, ai cũng đã xem và đã hiểu đầu đuôi
câu chuyện, có lý do gì mà phải lấp liếm. Xoá hay không ở thời điểm này không
còn giá trị chi nữa. Trong sự việc này, nếu không có báo chí, dư luận và nhất
là mạng xã hội lên tiếng chắc chắn câu chuyện sẽ bị ỉm đi và nạn nhân phải cúi
đầu im lặng trong uất ức.
Ngày xưa
trong chế độ phong kiến, dân không ngại quan to mà chỉ ngán mấy lũ sai nha,
trương tuần, lý trưởng. Những kẻ đó gần dân, sát với dân nên chúng bóp cho dân
lè lưỡi.
Ngày nay
cũng thế, dân phòng, công an phường, lãnh đạo phường, xã là những người khiến
cho dân tình chán ngán và mất lòng tin nhiều nhất. Đám đấy hay lộng quyền khi
có chút quyền lực và làm khổ dân với chút uy quyền được giao cho. Khi có chuyện
thì phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, thiệt thòi lúc nào người dân cũng phải cúi
đầu gánh chịu.
Trở lại
chuyện giảm giãn cách ngày mai 1.10, hôm nay thành phố đang họp bàn để quyết định
những biện pháp sẽ được sử dụng. Theo thông tin mới nhất sau ngày 30.9 sẽ hết
các chốt trong nội đô, chấm dứt giấy đi đường. Phó chủ tịch Lê Hòa Bình đã thông
báo triển khai chỉ thị.
Theo đó,
thành phố sẽ tiếp tục kiểm soát dịch toàn thành, giảm ca tử vong, tăng cường hệ
thống y tế và đưa sinh hoạt sang trạng thái “bình thường mới” thay vì phong toả
với cách ly. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên,
thành phố chủ trương không mở cửa ồ ạt mà triển khai từng bước theo an toàn, có
lộ trình, mở cửa đến đâu đảm bảo an toàn đến đó. Như vậy, việc đi lại của dân vẫn
chưa trở lại bình thường được tuy đã không còn cấp và xét giấy đi đường.
Bởi theo
Phó giám đốc Sở công an Nguyễn Sỹ Quang sẽ gỡ hết các chốt trong nội thành
nhưng vẫn duy trì các chốt giáp ranh để kiểm soát dịch sau 30.9. Tuy nhiên,
công an vẫn duy trì các chốt kiểm tra lưu động và có cách kiểm tra tùy theo
tình hình địa bàn quận huyện. Người dân rời thành phố đến các địa phương khác
phải theo sự tổ chức của nơi đi và nơi đến, không được lưu thông bằng xe cá nhân. Phó chủ tịch
Lê Hòa Bình cũng lưu ý người dân phải di chuyển theo tổ chức và không tự ý đi lại
giữa các tỉnh, thành phố khác.
Thành phố
cho phép những trường hợp cấp thiết đi lại liên tỉnh phải theo hướng dẫn của Sở
Giao thông Vận tải TP.HCM.
“Người dùng xe cá nhân sẽ không
đi qua được các chốt liên tỉnh. Thành phố cũng sẵn sàng đón công nhân có
tham gia hoạt động sản xuất tại thành phố mà thời gian qua đã về quê, đặc biệt
tại các tỉnh giáp ranh. Thành phố sẽ phối hợp với các địa phương theo quy trình
để đưa công nhân về lại bằng phương tiện chung”, ông Bình nhấn mạnh và kêu gọi
người dân ở lại thành phố tham gia lao động sản xuất, đảm bảo cuộc sống. Bởi
khi mở cửa cho các nhà máy, công ty hoạt động trở lại, tình trạng thiếu công
nhân là chuyện đáng lo.
Vaccine vẫn
tiếp tục tiêm, ưu tiên cho người ở tuyến đầu và người có nguy cơ. Đặc biệt sẽ
lên kế hoạch triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo cổng thông tin thành phố thì đến giờ này, số người trên 18 tuổi đủ điều kiện
tại các quận huyện đã tiêm mũi 1 trên mức 95%, mũi 2 là 45%. Thành phố lại tiếp
tục ra App. Ứng dụng mới nhất có tên là PC-COVID.
Bà Võ Thị
Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin, Truyền thông cho biết sáng nay 30.9 ứng
dụng PC-COVID chính thức đi vào hoạt động. Và đây là ứng dụng duy nhất liên
quan đến phòng chống dịch tại thành phố. Sau này, toàn bộ dữ liệu tại ứng dụng
Y tế HCM sẽ được cập nhật vào PC-COVID.
Theo lãnh
đạo Sở Thông tin, từ 1.10, tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nước, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố phải đăng
ký mã QR tại địa chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/.
Còn người
dân sẽ dùng app Y tế HCM để thực hiện giao dịch trên địa bàn trong khi chờ toàn
bộ dữ liệu cập nhật lên PC-COVID.
Nhưng cũng như hơn hai chục cái app trước, ứng dụng
PC-Covid gặp lỗi, nhiều
người không thể truy cập như không nhận được mã OTP, chậm cập nhật dữ liệu, tự
động đăng xuất là những lỗi phổ biến mà ứng dụng PC-Covid gặp phải trong ngày đầu
ra mắt.Tóm lại là cho đến nay, cả nước cũng như thành phố vẫn chưa có một cái ứng
dụng nào ra hồn. Cái nào cũng lắm trục trặc, làm ra rồi bỏ dở nửa chừng. Kiểu
này cũng là một kiểu tốn tiền vô ích, tiêu tiền không hiệu quả.
Nói thì rất hay như: “Hiện
tại, bạn đã có thể tải về ứng dụng PC Covid cho điện thoại của mình. PC Covid
là ứng dụng tổng hợp, thống nhất tất cả tính năng của các app phòng chống dịch
COVID-19 trước đây, giúp bạn không cần phải tải thêm nhiều ứng dụng trên điện
thoại nữa”. Nhưng thật sự cũng chỉ
là làm cho có mà không sử dụng được. Hỏi ra thì cái app này do BKAV của anh
Quảng nổ đẻ ra. Ai chứ cái chàng cưa bom này thì không bao giờ tin nổi, thế mà
không hiểu tại sao lãnh đạo nhà mình chuyện gì dính đến IT cũng đều giao cho ảnh
là tại làm sao?
Tuy mang
tiếng nới lỏng nhưng hình như nhiều sinh hoạt cũng đang ở trong tình trạng siết
chặt. Chủ trương đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.
Nhưng chỉ có 8 nhóm được cho phép hoạt động, đó là các cơ quan, đơn vị nhà nước.
Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế – văn hóa nước ngoài
có trụ sở trú đóng trên địa bàn thành phố.
Các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân; các cơ sở dịch vụ y tế; các cơ sở
kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Các hoạt động sản xuất,
thương mại, kinh doanh, dịch vụ (14 nhóm hoạt động). Các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể dục, thể thao. Hoạt động giáo dục, đào tạo. Hoạt động của các cơ sở
tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người. Hoạt động trong nhà (hội
họp, tập huấn, hội thảo…) tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia
đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh được tập trung tối đa 70 người.
Các hoạt động tiếp tục tạm dừng như: Các sự kiện: văn hóa, nghệ thuật, tôn
giáo, tín ngưỡng, mít tinh, lễ phát động trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm
quyền cho phép hoạt động. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ: quán bar, spa, massage,
dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke,
trò chơi điện tử. Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo. Hoạt động của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt động.
Tiêu chí mở
cửa thành phố. và các tỉnh phía Nam là đạt một số tiêu chí của Bộ Y tế. Trong
đó có yếu tố vaccine. Thế nhưng cho đến nay không có đủ vaccine thì sao đạt chuẩn?
Bắt chiến đấu mà không cung cấp đủ súng đạn thì làm sao thắng. Đưa tiêu chuẩn
mà không phân bổ cho đủ vaccine thì làm sao? Chích nước cất à? Hay là phải chọn
Sinopharm hay vaccine CuBa. Dân đang mong được chích cho đủ hai mũi để bớt lo
nhưng kiểu này chắc còn lâu. Mà vaccine
còn lâu thì chuyện mở cho hết cửa cũng còn lâu.
Sinh hoạt
cần thiết nhất của người dân bây giờ đang mong là sớm được đi lại tự do và bình
thường bằng các phương tiện tự có. Đồng thời các chợ truyền thống được mở cửa.
Có được hai yếu tố đó mới thấy thành phố có lại chút sinh khí. Chứ vẫn còn những
trói buộc như dự định sau 30.9 sẽ thực hiện thì cũng chỉ mở nửa chừng, dân cũng
chưa tìm lại được những sinh hoạt cũ, chưa bình thường được.
Cho tới
ngày cuối cùng của đợt phong toả, thành phố vẫn chủ trương việc nới lỏng giãn
cách xã hội sẽ thực hiện trên nguyên tắc triển khai từng bước thận trọng, chặt
chẽ, chắc chắn theo phương châm “An toàn là trên hết”, “An toàn tới đâu mở cửa
tới đó, mở cửa thì phải an toàn”.
Thế
thì để an toàn, ta tiếp tục nằm nhà, tiếp tục đi ra đi vào chờ thời gian an
toàn nhất vậy. Cho nên gọi ngày này là ngày phong toả cuối cùng cũng chưa hẳn
là thế. Cửa mới đang mở he hé thôi, còn nhiều điều ràng buộc lắm, còn nhiều
chuyện để lo lắm. Đừng có mơ bao giờ cho đến tháng mười. Ngày mai là bắt đầu
tháng mười rồi đấy!
30.9.2021
Sài Gòn
ngày lockdown cuối cùng
DODUYNGOC
.
No comments:
Post a Comment