Tuesday, 28 September 2021

TEST COVID-19 và HỌC THUYẾT SỐC (Lê Ngọc Sơn)

 


Test Covid-19 và Học thuyết sốc

Lê Ngọc Sơn

28/09/2021

https://baotiengdan.com/2021/09/28/test-covid-19-va-hoc-thuyet-soc/

 

Giá một bộ test nhanh ở Đức là khoảng 25.000 VNĐ (có nơi vài chục cent, tương đương khoảng 13.000-20.000VNĐ, tuỳ nơi).

 

Ở ta giá 238.000 VNĐ.

 

(Ơ hay, một năm trước ta tự hào sản xuất và xuất khẩu được bộ test cơ mà?!).

 

Việc tạo ra thảm họa hoặc chộp thời cơ của một cuộc thảm hoạ để kiếm lợi, kinh tế học gọi là “chủ nghĩa tư bản thảm họa”.

 

Khủng hoảng là một cuộc làm ăn lớn, siêu lợi nhuận. Có lẽ bạn đọc cần dạo qua thư văn kinh tế học để đọc câu chuyện về một lý thuyết kinh điển về “học thuyết sốc”.

 

Milton Friedman, cây đại thụ về kinh tế học thuộc trường phái Chicago, là cha đẻ của cái gọi là học thuyết này, cho rằng: chỉ một cuộc khủng hoảng – khủng hoảng thật, hoặc được cảm nhận là khủng hoảng – mới tạo ra sự thay đổi thực sự rõ nét về kinh tế. Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, những hành động nào được thực hiện phụ thuộc vào những ý tưởng đang trôi dạt xung quanh.

 

Theo vị giáo sư lừng danh của Đại học Chicago, khi xảy ra khủng hoảng, điều tối quan trọng là phải hành động ngay lập tức, tiến hành những thay đổi nhanh chóng và “không thể đảo ngược”.

 

Nó được ví như một biến thể của lời răn của nhà luận thuyết người Ý Niccolò Machiavelli, từ thế kỷ 15: “Cần gây những tổn thương nhất loạt”. Nếu bỏ qua giai đoạn cao trào của khủng hoảng để ra tay hành động, sẽ không còn cơ hội khác nữa.

 

Lợi dụng thảm họa, khủng hoảng là ý tưởng cốt lõi trong học thuyết và phong trào của Milton Friedman. Khủng hoảng, thảm họa như là nguyên liệu để khởi phát một cuộc sang chấn tập thể trên quy mô rộng khắp, nhằm tạo sự thay đổi để đoạt lợi theo ý muốn.

 

Những nhà “tư bản thảm họa” luôn kỳ vọng một cuộc khủng hoảng để có thể nấu nồi cơm lợi nhuận của mình, có những trường hợp phải tạo ra khủng hoảng.

 

Dù rằng chủ nghĩa kinh tế của Friedman có thể áp dụng được một phần nhất định nào đó trong xã hội dân chủ, tuy nhiên mấu chốt của mô hình này là muốn triển khai đạt được hiệu quả tối đa, buộc phải có các điều kiện độc tài.

 

Học thuyết này được áp dụng rộng khắp trên thế giới, đặc biệt là trong chính sách công và quản trị công của các nhà nước. Ở những quốc gia mà các chính sách của trường phái Chicago được áp dụng từ mấy thập kỷ qua, có điểm đặc trưng là đều nổi lên một liên minh cai trị quyền lực giữa số ít tập đoàn lớn và một tầng lớp chính trị gia giàu có.

 

Xem ra khủng hoảng COVID-19 là ví dụ kinh điển của trò đoạt lợi qua khủng hoảng. Nó đáp ứng đủ các điều kiện tiên quyết của “Học thuyết sốc”:

 

(1) Khủng hoảng có tính chấn thương nhất loạt;

 

(2) Nhiều chính sách (trong đó có test COVID-19) là những hành động ngay lập tức, nhanh chóng và “không thể đảo ngược”;

 

(3) Có bóng dáng của sự hợp tung của giới chính trị và kinh tế;

 

(4) Thường diễn ra ở môi trường chuyên chế.

 

Và, nó dường như đã và đang là cơ hội làm đầy túi của không ít người. Đại chúng mới là những người cúng dường ngoan ngoãn, vĩ đại và đau khổ nhất.

 

Bài về Học thuyết Sốc tôi viết trên báo Người Đô Thị 5 năm về trước.

 

-----------------------------------------------------------------------------

 

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

 

Ưu điểm vượt trội của bộ kit xét nghiệm SARS-Cov-2 ‘made in VietNam’   

Báo Điện Tử Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam

18:37, 08/03/2020

http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Uu-diem-vuot-troi-cua-bo-kit-xet-nghiem-SARSCov2-made-in-VietNam/389213.vgp

 

(Chinhphu.vn) - Chúng ta đi sau so với thế giới khoảng vài tuần nên đã tận dụng được lợi thế này để tối ưu hóa bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2, nâng hiệu suất, công suất lên gấp 4 lần, giá thành mỗi bộ kít dự kiến bằng 1/4 giá thành một bộ kit tương tự của nước ngoài.

 

·         Hai sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 được cấp số đăng...

·         Đưa chất xám xuống tuyến huyện, sản xuất hàng loạt...

 

http://baochinhphu.vn/Uploaded/tranducmanh/2020_03_06/bokit.jpg

Đại diện nhóm nghiên cứu sản phẩm xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.

 

Ngày 4/3, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BTY về việc ban hành danh mục 02 sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm virus Corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh COVID 19. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tiến hành sản xuất hàng loạt bộ test-kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

 

Theo Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân Y, báo Sức khỏe đời sống cho biết: đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real-time RT-PCR one step phát hiện COVID-19 là đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp quốc gia. Thành công của đề tài đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn trong tình hình dịch COVID-19 đang là mối lo ngại và nguy hiểm trên toàn cầu.

 

Đến thời điểm này, có thể khẳng định thành công của đề tài chính là lần đầu tiên Việt Nam đã có bộ kit do chính Việt Nam sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt tương đương với chất lượng bộ kit Việt Nam đang sử dụng của thế giới.

 

Bên cạnh đó, bộ kit được sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn với một số ưu việt như kỹ thuật được tích hợp của các thử nghiệm nên tránh được những thao tác không chính xác; thời gian bộ kit cho kết quả xét nghiệm sẽ rút ngắn hơn, vì vậy giá thành của bộ kit cũng giảm hơn.

 

Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết thêm, quá trình nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, bộ kit được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm (Labo) thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8.

 

Bộ kit được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, độ lặp lại. Kết quả cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất.

 

Các tiêu chí này được kiểm định độc lập tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đặc biệt bộ kit được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết quả chính xác tin cậy tại tất cả các thiết bị và tất cả các lần thử nghiệm.

 

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã khẳng định, bộ sinh phẩm được khuyến cáo sử dụng để phát hiện COVID-19

 

Thượng tá Sơn cũng chia sẻ thêm: Vì chúng ta là những người đi sau so với thế giới (khoảng vài tuần) nên nhóm nghiên cứu cũng đã tận dụng được lợi thế này để tối ưu hóa bộ kit. Nếu như bộ kit của CDC Hoa Kỳ cung cấp giai đoạn đầu thì họ làm 4 phản ứng nên tối đa trong 1 lần chạy là 24 mẫu còn chúng ta đã tối ưu hóa nên chỉ còn 1 phản ứng nên hiệu suất, công suất là gấp 4 lần – nghĩa là 1 lần chạy được tối đa 96 mẫu. Thời gian chạy là hơn 1 tiếng.

 

Giá thành mỗi bộ kít dự kiến bằng 1/4 giá thành một bộ kit tương tự của nước ngoài.

“Đây mới chỉ là thành công giai đoạn đầu bởi để một sản phẩm khẳng định được chất lượng hơn thì cần thêm một thời gian nữa thì tiếp tục tối ưu tốt hơn. Đề tài này chúng tôi được giao nhiệm vụ trong 18 tháng”- Thượng tá Sơn nhấn mạnh.

 

Hiện Bộ Y tế đã cấp phép tạm thời, đưa vào sản xuất đại trà bộ Kit này trong 6 tháng. Cơ quan nghiên cứu vẫn trong quá trình thực hiện xét nghiệm sàng lọc, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán invitro (trong ống nghiệm) phải tiếp tục phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đánh giá hiệu quả của sản phẩm trên lâm sàng và kiểm tra với sản phẩm đối chứng. Nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và hồ sơ để được xem xét cấp số đăng ký lưu hành theo quy định.

 

"Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế và tiếp tục các thử nghiệm tiếp theo, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm chứng, nâng cao độ chính xác, hiệu quả của kỹ thuật. Chúng tôi sẽ có báo cáo Bộ Y tế hàng tháng. Sau 6 tháng với kết quả các ca thử nghiệm lâm sàng sẽ rà soát lại để trình Bộ Y tế cấp phép sử dụng tiếp theo", Trung tướng Đỗ Quyết nói./.

.

-----------------------------------------

.

.

Doanh nghiệp hiểm ác, truyền thông vô lương  

Lê Ngọc Sơn 

04:52 | Thứ năm, 03/11/2016

https://nguoidothi.net.vn/doanh-nghiep-hiem-ac-truyen-thong-vo-luong-5752.html  

 

Việc tạo ra thảm họa hoặc chộp thời cơ của một cuộc thảm hoạ để kiếm lợi, kinh tế học gọi là “chủ nghĩa tư bản thảm họa”. Lần theo dấu vết truyền thông chiến thuật, vụ tung tin nước mắm truyền thống chứa thạch tín có những dấu hiệu được cố ý tạo ra bởi môn đồ của chủ nghĩa này.

 

Giới quan sát chiến lược quản trị dễ dàng nhận ra được có những nhà kinh doanh đang làm tiền bằng cách gieo rắc sự hoang mang, xem đám đông dân chúng như những con tốt trong bàn cờ chiến lược kinh doanh của họ. Qua đó, những người này kỳ vọng thay đổi chính sách và nắm quyền điều khiển hành vi người tiêu dùng...

 

 

“Sang chấn tập thể”

 

Có lẽ, trước khi đi vào “nghi án” Masan (công ty sở hữu hai thương hiệu Chin-su và Nam Ngư) có phải là chủ mưu vụ tạo ra cuộc khủng hoảng “nước mắm thạch tín” gây sốc để trục lợi hay không, có lẽ bạn đọc cần dạo qua thư văn kinh tế học để đọc câu chuyện về một lý thuyết kinh điển về “học thuyết sốc”.

 

Milton Friedman, cây đại thụ về kinh tế học thuộc trường phái Chicago, là cha đẻ của cái gọi là học thuyết này, cho rằng: chỉ một cuộc khủng hoảng - khủng hoảng thật, hoặc được cảm nhận là khủng hoảng - mới tạo ra sự thay đổi thực sự. Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, những hành động nào được thực hiện phụ thuộc vào những ý tưởng đang trôi dạt xung quanh.

 

Theo vị giáo sư lừng danh của Đại học Chicago, khi xảy ra khủng hoảng, điều tối quan trọng là phải hành động ngay lập tức, tiến hành những thay đổi nhanh chóng và “không thể đảo ngược”.

 

Nó được ví như một biến thể của lời răn của nhà luận thuyết người Ý Niccolò Machiavelli, từ thế kỷ 15: “Cần gây những tổn thương nhất loạt”. Nếu bỏ qua giai đoạn cao trào của khủng hoảng để ra tay hành động, sẽ không còn cơ hội khác nữa.

 

Lợi dụng thảm họa, khủng hoảng là ý tưởng cốt lõi trong học thuyết và phong trào của Milton Friedman. Khủng hoảng, thảm họa như là nguyên liệu để khởi phát một cuộc sang chấn tập thể trên quy mô rộng khắp, nhằm tạo sự thay đổi để kiếm lợi theo ý muốn. Những nhà “tư bản thảm họa” luôn kỳ vọng một cuộc khủng hoảng để có thể nấu nồi cơm lợi nhuận của mình, có những trường hợp phải tạo ra khủng hoảng.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/24266580-13b6-4435-beef-006a7d9b403f.jpg

Một công đoạn làm nước mắm truyền thống từ cá cơm, muối... Ảnh: TL

 

Dù rằng chủ nghĩa kinh tế của Friedman có thể áp dụng được một phần nhất định nào đó trong xã hội dân chủ, tuy nhiên mấu chốt của mô hình này là muốn triển khai đạt được hiệu quả tối đa, buộc phải có các điều kiện độc tài.

 

Học thuyết này được áp dụng rộng khắp trên thế giới, đặc biệt là trong chính sách công và quản trị công của các nhà nước. Ở những quốc gia mà các chính sách của trường phái Chicago được áp dụng từ mấy thập kỷ qua, có điểm đặc trưng là đều nổi lên một liên minh cai trị quyền lực giữa số ít tập đoàn lớn và một tầng lớp chính trị gia giàu có.

 

Quay trở lại câu chuyện gây hoang mang dư luận có tên “nước mắm thạch tín”, tôi cho rằng, các dấu vết để lại trên truyền thông đều chống lại Masan - đơn vị bị nghi ngờ có dã tâm giết chết nước mắm truyền thống.

 

Các chiến lược được bày binh bố trận rất bài bản: một hội (như VINASTAS) mang danh bảo vệ người tiêu dùng đứng ra “công bố kết quả nghiên cứu khoa học”, rồi lại công phu đến mức phát đi “thông cáo báo chí”, tiếp đến là một số tờ báo “mạnh” như Thanh Niên, và lực lượng các facebooker có nhiều người theo dõi công bố thông tin...

 

Tất cả như một thiên la địa võng, được giăng sẵn để tập kích người tiêu dùng, gây một “chấn thương trên diện rộng ” hay “sang chấn tập thể ” (như chữ dùng của học thuyết gia Milton Friedman) nhằm gây hoang mang cho người tiêu dùng.

 

Ngay sau khi thông tin hoang mang này (dưới hình thức rất... ngụy khoa học) được công bố, Masan liền chạy chiến dịch quảng cáo sản phẩm của họ không có thạch tín... (trên báo Thanh Niên). Lập tức các siêu thị, cửa hàng bán lẻ như Fivimart ngưng nhập hàng và đồng thời rút hết mặt hàng đang nghi ngờ trên kệ bán. Đó là cách giết chết đối thủ gọn nhẹ và nhanh chóng. Những người có chuyên môn về chiến lược quản trị chắc hẳn không khó để vẽ ra được “binh pháp” này.

 

Dưới góc độ nghiên cứu chiến lược truyền thông, tôi cho rằng đây là một cách làm rất hiểm ác và vô lương. Trong thư văn nghiên cứu về khủng hoảng, lịch sử đã có chuyện người ta xem khủng hoảng là một cuộc mua bán, tạo ra khủng hoảng để trục lợi, dựa trên sự chủ động chuẩn bị kỹ các mặt hàng của mình. Lúc đó, đám đông như những quân cờ được điều khiển bởi những tay chơi vô lương, muốn kiếm tiền từ đó.

 

Cách mà họ thường dùng nhất là tạo ra sự hoang mang, và họ tin rằng họ có thể là giải pháp để chấm dứt sự hoang mang đó bằng cách kêu gọi đám đông hãy mua giải pháp (sản phẩm) của mình. Gây hoang mang trước khi “xuất trận” để kỳ vọng thắng lợi cũng là một trong các binh kế trong nghệ thuật dụng binh của Tôn Tử.

 

 

Trí tuệ đám đông và “gậy ông đập lưng ông”

 

Với sự hỗ trợ của “truyền thông bất lương” (chữ của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn), chiến dịch hạ bệ nước mắm truyền thống đã ít nhiều đạt được mục tiêu của mình. Người tiêu dùng hoang mang về sản phẩm vốn dùng lâu nay, cảm xúc bị xáo trộn và “bị sang chấn tập thể ”, mà rõ ràng nhất là sự hoang mang trên mạng xã hội.

 

Nhiều người cho rằng, đơn vị chủ mưu vụ này muốn “định nghĩa lại cách quan niệm về nước mắm”. Nhưng họ quên một điều rằng, mạng xã hội ngoài những mặt tiêu cực như “lên đồng tập thể” thì nó có những mặt tích cực nhất định. Trong trường hợp này mạng xã hội là nơi quy tụ trí tuệ đám đông, họ biết nghi ngờ và đặt ra những dấu hỏi to đùng về việc gì đang xảy ra đằng sau những con chữ và “động thái đáng ngờ”.

 

Có lẽ việc cố tình bỏ qua quá khứ hơn 10 năm trước nước tương Chin-su bị Cơ quan An toàn thực phẩm liên bang Bỉ phát hiện hàm lượng 3-MCPD (chất gây ung thư) cao ngất ngưởng, để rao giảng một triết lý “ngon nhưng phải an toàn” và sản phẩm Chin-su cùng nước mắm Nam Ngư của họ “đạt chuẩn an toàn về thạch tín (arsen)” đã không hiệu quả. Nói cách khác, vụ việc ở trên nếu họ thực hiện, thì đang gây ra tác dụng ngược, và đối diện với đủ các hệ lụy về hiệu quả kinh doanh lẫn pháp lý.

 

Với những gì họ quảng cáo, tôi nghĩ cần đặt ngược lại chất lượng sản phẩm của họ. Cụ thể: theo tài liệu khoa học, bất cứ hải sản (cá, tôm...) nào cũng có hàm lượng thạch tín (arsen) hữu cơ nhất định, do đó nước mắm vốn tự hàng ngàn đời nay là có thạch tín hữu cơ. Nhưng Masan quảng cáo Chin-su, Nam Ngư của họ không có thạch tín. Vậy thứ gọi là “nước mắm” mà họ quảng cáo họ làm từ cái gì, nếu không phải là từ hóa chất?

 

Thêm nữa, theo từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2005) từ “mắm” trong tiếng Việt chỉ “thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp với muối và để lâu ngày cho ngấu”, và “nước mắm” là “dung dịch mặn, có vị ngọt đậm, rút từ cá muối ra”. Những thứ của Masan có đủ điều kiện để dùng tên gọi là nước mắm không, cần phải được các cơ quan quản lý và người tiêu dùng nghiêm túc nhìn nhận lại.

 

Phải hiểu bản chất câu chuyện là thế này để thấy được mức độ trầm trọng của vấn đề: giết nước mắm truyền thống là cho cơ hội nước mắm giả (hóa chất + nước + muối) có thể hoành hành. Lúc đó bệnh tật sẽ theo sau làm hại sức khỏe giống nòi.

 

Tôi vẫn thắc mắc một điều rằng, giữa đất trời rộng lớn hàng Việt có cơ hội đi mọi ngõ ngách của thế giới, tại sao chính những mặt hàng cùng loại lại kèn cựa bằng trò bất lương với nhau trên chính mảnh đất hình chữ S. Tôi sống và nghiên cứu ở châu Âu, đi rất nhiều nước ở châu Âu nhưng rất khó khăn để tìm cho ra một sản phẩm nước mắm mang thương hiệu Việt.

 

https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/de40f838-faab-4939-99f2-5953c89ca194.jpg

Nước mắm truyền thống được coi là quốc hồn quốc tuý. Ảnh: Trung Dũng

 

Ngay cả ở Đức, số lượng người Việt đông đảo nhất châu Âu, thế nhưng kiều bào cũng chỉ biết đến nhiều nhất là các thương hiệu nước mắm Thái Lan. Câu hỏi đặt ra là, nếu thực sự Chin-su, Nam Ngư tốt đến vậy, hãy chinh phục thị trường châu Âu để nâng tầm vóc nước Việt. Tất nhiên, ở châu Âu, những tiêu chuẩn khắt khe của mình, không ai cho lưu hành hóa chất có màu mùi vị làm thực phẩm. Trong khi mơ về điều này, thì ở thế giới thực ngoài kia, cộng đồng quốc tế đã và đang đọc được thông tin gây sốc kia qua bản tiếng Anh của những tờ báo trong nước. Sự hoang mang của họ sẽ được thể hiện qua doanh số của những nhà xuất khẩu nước mắm Việt.

 

Chúng ta nhất quyết tẩy chay các sản phẩm với lối làm ăn bất lương. Với người tiêu dùng, không nên hy vọng những nhà sản xuất trục lợi bất chính mang đến cho cộng đồng sản phẩm sạch. Với các cơ quan chức năng, nên trừng trị đích đáng trò cố tình làm “đục nước” để “béo cò” doanh nghiệp bất chính, và xử phạt nghiêm minh những đơn vị “truyền thông bất lương”.

 

-------------

Lê Ngọc Sơn - Chuyên gia về quản trị khủng hoảng, Đại học Công nghệ Ilmenau, CHLB Đức

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats