Chiến
lược cứng rắn của Mỹ tại Ấn Độ -Thái Bình Dương thách thức Nhật Bản
Thanh
Hà - RFI
Đăng ngày: 29/09/2021 - 12:42
Nhật Bản cần một chính phủ ổn định và vững chắc để
đương đầu với một nước Trung Quốc càng lúc càng hung hăng và đối phó với chiến
lược cứng rắn của Mỹ để kềm tỏa Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Tokyo tán đồng hiệp định Anh, Úc, Mỹ nhưng không hoàn toàn thoải mái với viễn cảnh
bị Washington lôi kéo vào liên minh quân sự, trực diện đối đầu với Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden (P) và thủ tướng Yoshihide Suga họp báo tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ.
Ảnh tháng 4/2021. MANDEL NGAN AFP
RFI xin giới thiệu bài viết : « Nhật
Bản trước những sáng kiến cứng rắn của Hoa Kỳ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương »
của nhà nghiên cứu Marianne Péron – Doise, đăng trên trang mạng của
Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Trường Quân Sự Pháp IRSEM, ngày 24/09/2021.
Sau một năm cầm quyền, ông Yoshihide
Suga nhường chức chủ tịch đảng và qua đó là chiếc ghế thủ tướng cho một
người khác nhằm tạo thuận lợi cho Đảng Tự Do Dân Chủ lao vào cuộc đua trước bầu
cử Quốc Hội cuối tháng 11/2021. Chuyên gia Pháp, bà Péron-Doise ghi nhận :
« Hơn bao giờ hết Nhật Bản cần có một chính quyền ổn định, có sức thuyết
phục cả với công luận trong nước lẫn về mặt ngoại giao » bởi vì Tokyo
đang phải đối mặt với một bên là một nước Trung Quốc trong tay ông Tập Cận Bình
với chủ trương « dân tộc chủ nghĩa hung hăng » và bên kia là « chính
sách không khoan nhượng với Trung Quốc của chính quyền Biden ».
Bị chỉ trích kém cỏi trong việc ngăn chận đại
dịch Covid-19 lây lan nhân Thế Vận Hội vừa rồi, ông Suga phải từ bỏ chức vụ thủ
tướng Nhật Bản. Sau hơn một năm cầm quyền, di sản chính trị của Yoshihide
Suga « mờ nhạt » hơn nhiều so với người tiền nhiệm là Shinzo
Abe. Điểm son của cựu thủ tướng Abe trong tám năm điều hành đất nước là đã thuyết
phục được nhiều đối tác « chia sẻ tầm nhìn của Nhật về một khu vực Ấn Độ–Thái
Bình Dương tự do và rộng mở ».
Yoshihide Suga đã tiếp nối chiến lược đầy tham
vọng đó và ông đã dành hai chuyến xuất ngoại đầu tiên cho các đối tác ASEAN là
Việt Nam và Indonesia. Cho đến tận những tuần lễ chót ở cương vị thủ tướng, ông
Suga, nguyên là cánh tay phải của Shinzo Abe đã tổ chức ở Tokyo một cuộc họp cấp
bộ trưởng của Bộ Tứ QUAD, một đối thoại an ninh bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn
Độ tập trung vào khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Tuần trước thủ tướng Suga đã đến
Washington dự thượng đỉnh đầu tiên của nhóm QUAD. Tổng thống Biden mong muốn bốn
nước liên quan « năng động hơn ». Tầm mức quan trọng của Bộ Tứ
trong mắt tổng thống Hoa Kỳ là một thành công lớn của Nhật Bản về đối ngoại.
Nhật Bản đã
« quốc tế hóa » vấn đề Đài Loan
Trong chiến lược an ninh, thủ tướng Suga đã
gây bất ngờ khi lên tiếng về hồ sơ Đài Loan. Chuyên gia thuộc Viện Nghiên
Cứu Chiến Lược Trường Quân Sự Pháp, Marianne Péron-Doise nhắc lại Sách trắng về
quốc phòng Nhật Bản công bố tháng 7/2021 đã nhấn mạnh : sự ổn định tại eo
biển Đài Loan là một phần trong vế an ninh quốc gia. « Nhật Bản lo ngại
trước việc Trung Quốc gia tăng các chiến dịch phô trương sức mạnh chung quanh
Đài Loan kể từ khi tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử hồi 2020 ».
Lý do, « Đài Loan chỉ cách quần đảo
Senkaku chừng 100 cây số. Quần đào này do Nhật Bản quản lý nhưng Bắc Kinh lại
hung hăng tuyên bố khẳng định chủ quyền » mà Trung Quốc gọi là Điếu
Ngư. Bắc Kinh thường xuyên cho tàu cá hay tàu hải cảnh thâm nhập vào các
vùng biển thuộc chủ quyền Nhật Bản trong khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Tokyo, Bắc Kinh áp dụng những thủ thuật sách nhiễu Đài Loan tương tự
như với các vùng hải đảo của Nhật Bản. Hơn thế nữa, nội các Suga quan niệm rằng,
trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan, Nhật Bản sẽ bị rơi vào vòng xoáy
khủng hoảng do vừa gần gũi với Đài Loan về mặt địa lý, lại vừa là đồng minh
quân sự của Hoa Kỳ với các căn cứu quân sự và không quân đặt tại Okinawa cũng
không xa eo biển Đài Loan.
Trong cuộc hội kiến lần đầu với tổng thống Hoa
Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng hồi tháng 4/2021, thủ tướng Suga đã đề cập đến
lo ngại này và đôi bên « chia sẻ lo ngại về an ninh chung ».
Cũng thủ tướng Suga đã áp đặt được quan điểm
khi đưa vào thông cáo kết thúc thượng đỉnh G7 tại Anh Quốc hồi tháng 6/2021 một
câu liên quan đến « tầm mức quan trọng của sự ổn định tại eo biển Đài
Loan ». Nói cách khác theo phân tích của chuyên gia Pháp Marianne
Péron-Doise, chính Nhật Bản dưới thời thủ tướng Yoshihide Suga đã thu hút chú ý
của cộng đồng quốc tế về vấn đề Đài Loan và điều đó không ngớt làm Bắc Kinh phẫn
nộ.
Vị trí của Nhật Bản
trong cuộc đọ sức chiến lược Mỹ-Trung
Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là Nhật Bản cần
có một chỗ đứng như thế nào trong bối cảnh Trung Quốc và Hoa Kỳ đang lao vào một
cuộc chạy đua về mặt chiến lược ?
Nhà nghiên cứu của học viện quân sự Pháp IRSEM
nhắc lại chính quyền của thủ tướng Suga trong Sách Trắng quốc phòng đã nêu ra một
số hướng đi như là « mở rộng các mối đối tác phòng thủ, tăng cường
khả năng nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến »
và quan trọng hơn nữa là « tìm được một chỗ đứng giữa một bên là
Hoa Kỳ và bên kia Trung Quốc Trung Quốc ».
Giờ đây, với Joe Biden ở Nhà Trắng, yếu tố thứ
ba này sẽ laf một bài toán khó bởi lâu nay Tokyo cứ ngỡ rằng có thể dung hòa được
giữa một bên là những mối « quan hệ thương mại, kinh tế với Bắc
Kinh » và bên kia là « vế mặt an ninh với Washington ».
Nhưng chính quyền Biden đang dồn Nhật Bản vào thế khó xử.
Marianne Péron-Doise giải thích : Về mặt
thương mại và công nghệ, Mỹ không có ý định tham gia hiệp định thương mại xuyên
Thái Bình Dương CPTPP mà Tokyo là một trụ cột, nhưng lại muốn Nhật Bản « huy
động nguồn lực để mở củng cố vai trò của nhóm QUAD. Washington cũng muốn trông
cậy vào công nghệ cao của Nhật để cản đường các đối thủ Trung Quốc đặc biệt là
trong lĩnh vực viễn thông và mạng 5G ».
Còn trên phương diện quân sự Nhật Bản không
thoải mái trước những sáng kiến của chính quyền Biden trong vùng Ấn Độ -Thái
Bình Dương : lực lượng phòng vệ của Nhật ngày càng đóng một vai trò quan
trọng, đặc biệt là trên biển và qua các chương trình thao diễn quân sự càng lúc
càng dồn dập với Hoa Kỳ và nhiều đối tác khác nữa. Trong khuôn khổ đối thoại bốn
bên, từ 2015 Hải Quân Nhật Bản đã có nhiều cơ hội tập trận thường xuyên với Hải
Quân của Mỹ, Úc hay Ấn Độ.
Nhưng việc Washington, Canberra và Luân Đôn
thông báo thành lập liên minh quân sự AUKUS khiến Tokyo khó xử. Một mặt Nhật Bản
tuyên bố « hoan nghênh » hiệp định này, nhưng mặt khác việc
AUKUS cho phép Hoa Kỳ tăng cường hiện diện quân sự ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để kềm
tỏa Trung Quốc đang đẩy Nhật Bản vào một « tình huống chưa từng
có ».
Bởi thứ nhất theo nhà nghiên cứu Pháp Péron-
Doise, AUKUS đã « thô bạo gạt Pháp ra rìa » khiến Nhật Bản « trông
người lại nghĩ đến ta », nghĩa là Tokyo cũng có thể bị đẩy xuống hàng
thứ yếu nếu như không răm rắp nghe theo Hoa Kỳ. Thứ hai, Nhật Bản lo ngại
AUKUS đe dọa phần nào đến tầm nhìn của Tokyo về một vùng « Ấn Độ -Thái
Bình Dương tự do và rộng mở » : đó phải là một khu vực mà « trật
tự trên biển căn cứ trên luật pháp quốc tế phải được tôn trọng ». Nhật
Bản cố gắng đóng một vai trò tích cực chống lại những tham vọng bá quyền của
Trung Quốc, tham gia các liên minh với nhiều đối tác khác ngoài Hoa Kỳ. Nhưng
cùng với Washington trực tiếp tham gia vào chiến lược « containment »
nhắm vào Bắc Kinh thì lại là một chuyện khác.
« Tokyo hài lòng trước việc nhiều nước châu Âu,
từ Anh, Pháp, hay Đức, Hà Lan, đã điều tàu chiến đến Ấn Độ -Thái Bình Dương và
Hải Quân Nhật Bản đã có cơ hội diễn tập, trao đổi, cộng tác với các lực lượng
này. Các hợp tác đa phương đó của Nhật Bản liệu có được duy trì trong bối cảnh
liên minh quân sự AUKUS đã được hình thành hay không ? »
Nhật Bản đánh giá cao việc thắt chặt liên minh
với Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng muốn duy trì một
sự hài hòa « trong cộng đồng Ấn Độ -Thái Bình Dương ».
Tokyo mong muốn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ, Pháp và Liên Hiệp Châu
Âu. Đó là những đối tác mà Nhật xem là « quan trọng ».
***
Nhật
Bản: Đảng cầm quyền bầu cựu ngoại trưởng thời Abe làm chủ tịch
Trọng
Thành -
RFI
Đăng ngày: 29/09/2021 - 14:01
Đảng Dân chủ - Tự do cầm quyền (PLD) ở Nhật Bản hôm
nay, 29/09/2021, đã bầu ông Fumio
Kishida làm chủ tịch đảng. Cựu ngoại trưởng dưới thời thủ tướng Shinzo
Abe, ông Fumio sẽ được chỉ định làm thủ tướng thay ông Yoshihide
Suga.
https://s.rfi.fr/media/display/7604af90-210e-11ec-8086-005056a90284/w:900/p:16x9/2021-09-29T100245Z_516154725_RC2MZP9LUSTE_RTRMADP_3_JAPAN-POLITICS-NEWSER.webp Cựu ngoại trưởng Fumio Kishida vừa được bầu vào chức
vụ chủ tịch đảng PLD. Ảnh ngày 29/09/2021. REUTERS - POOL
Về nguyên tắc, nền kinh tế thứ ba thế giới sẽ
có tân thủ tướng sau cuộc bỏ phiếu ngày 04/10 tại Quốc Hội Nhật. Cựu ngoại trưởng
Fumio Kishida, 64 tuổi, đắc cử vòng hai cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng với 257
phiếu, vượt xa 170 phiếu của đối thủ, chính trị gia Taro Kono, 58 tuổi,
vốn là một trong các chính trị gia rất được lòng dân tại Nhật. Tân chủ tịch đảng
Dân chủ - Tự do Nhật Bản nổi tiếng là người tranh đấu cho việc giải trừ vũ khí
hạt nhân. Ông đã đóng góp nhiều cho việc Barack Obama, tổng thống đương nhiệm đầu
tiên của nước Mỹ viếng thăm thành phố bị bom nguyên tử Mỹ hủy diệt năm
1945.
Thông tín viên
Frédéric Charles tường trình từ Tokyo :
« Đảng Dân chủ - Tự do cầm quyền liên tục tại
Nhật Bản hoặc gần như vậy, từ khi Thế chiến Hai kết thúc đến nay, đã chọn làm
chủ tịch một cựu chuyên gia ngân hàng ở Hiroshima, thành phố là nạn nhân của vụ
tấn công bằng bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Fumio Kishida tranh đấu cho giải trừ vũ khí hạt
nhân, nhưng điều nghịch lý là chính trị gia này cũng là người phản đối Hiệp ước
cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, mà nước Nhật - đồng minh của Hoa Kỳ -
chưa bao giờ phê chuẩn.
Tuy nhiên, ông Fumio Kishida cũng cho biết cụ thể là
ông sẽ chấp nhận ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc chừng nào
Hiệp ước này được các cường quốc nguyên tử công nhận.
Fumio Kishida cũng là người ủng hộ điện hạt nhân
trong hệ thống năng lượng của Nhật Bản, bất chấp tai nạn hạt nhân Fukushima. Là
người chủ trương tìm đồng thuận, ít có sức thu hút, cựu ngoại trưởng Nhật Bản
muốn đấu tranh chống lại các bất bình đẳng xã hội, nạn nghèo đói, tình trạng bấp
bênh gia tăng trong đại dịch Covid-19. Fumio Kishida nhấn mạnh đến đòi hỏi tái
cấu trúc nền kinh tế thứ ba thế giới để mang lại các phương tiện giúp nước Nhật
tiếp tục duy trì được khả năng cạnh tranh, cho dù dân Nhật đang già đi nhanh
chóng.
Ông Fumio Kishida kế nhiệm thủ tướng Yoshihide
Suga, vào lúc uy tín của ông Suga rớt xuống mức thấp nhất trong các thăm dò dư
luận, vì cách xử lý đại dịch bị đánh giá là ít gây được niềm tin trong công luận,
cũng như quyết tâm duy trì bằng được kỳ Thế Vận Hội Tokyo, bất chấp sự phản đối
của đa số dân Nhật ».
Ông Fumio Kishida - xuất thân trong một
gia đình nhiều thế hệ tham gia chính trường - lần đầu tiên đắc cử dân biểu năm
1993. Fumio Kishida đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng trong chính phủ Shinzo Abe từ
năm 2012 đến 2017. Năm 2020, ông cũng đã từng ra tranh cử chức lãnh đạo đảng
Dân chủ - Tự do, nhưng bị thua trước đối thủ Yoshihide Suga.
Thủ tướng tương lai của nước Nhật phải đối mặt
với hàng loạt thách thức, từ dẫn dắt nền kinh tế Nhật phục hồi sau đại dịch đến
các đe dọa từ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Về mặt kinh tế, ông Kishida hứa hẹn
một kế hoạch đầu tư lớn để thúc đẩy kinh tế Nhật phục hồi sau cú sốc đại dịch,
nhưng cũng cam kết sẽ siết chặt chi tiêu công trong bối cảnh nợ công của Nhật
đã lên đến 256% GDP năm 2020, theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF).
Sau khi được Quốc Hội mãn nhiệm bầu làm thủ tướng, đảng
Dân chủ - Tự do với sự lãnh đạo của Fumio Kishida sẽ bước vào cuộc tranh cử Quốc
Hội mới, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11.
No comments:
Post a Comment