PV.VRNs
Đăng ngày: 21.02.2014
VRNs (21.02.2014) – Sài Gòn -
1. Việt Nam, 17 tỉnh có dịch cúm gia cầm
H5N1
Tuổi
Trẻ cho
hay, hiện nay cả nước có 67 ổ dịch tại 17 địa phương từ Bắc vào Nam. Tổng số
gia cầm mắc bệnh, chết là 61.196 con, số gia cầm tiêu hủy là 84.653 con.
Tại tỉnh Thanh Hóa dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra tại ba
hộ chăn nuôi thuộc xã Anh Sơn và xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia làm 275 con gia
cầm mắc bệnh, số gia cầm tiêu hủy là 716 con.
SNMĐ xót xa: “Bao nhiêu vốn liếng,mồ hôi,công sức bị cuốn
theo dịch cúm gia cầm…:( Thương bà con nông dân quá”.
Từ nguồn baodautu
cho biết, kết quả giám sát tại 147 chợ thuộc 44 tỉnh, thành cho thấy tỷ lệ chợ
có phát hiện virus H5N1 trên vịt là gần 6% và 61% chợ có virus này.
Theo báo Thanh
Niên, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) nhận định Việt Nam… có nguy cơ lây
nhiễm cao vi-rút cúm gia cầm H7N9 từ Trung Quốc. Nhiều gà loại thải được vận
chuyển từ phía bắc xuống phía nam, đưa vào tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung
Quốc), giáp với Việt Nam. Trong đó, vi-rút đã được phát hiện trên gia cầm và
người ở Quảng Tây, giáp với bốn tỉnh biên giới Việt Nam.
Nguyen Ngoc Chinh phản ứng: “Việc này (cấm nhập gia cầm
sống vào nước ta) đáng lẽ phải làm từ lâu rồi.” long50nguyen tiếp lời: “Không
những gia cầm và còn nhiều thứ khác xuất phát từ Trung Quốc cần phải nghiêm
cấm. Kính mong các cơ quan chức năng nên quan tâm và bảo vệ đời sống của người
dân chúng tôi.” nguyễn hiếu than thở: “Hix. Ngày càng nhiều dịch bệnh nguy
hiểm! Môi trường sống quanh ta đang dần trở nên tệ hại hơn! Không biết bây giờ
ăn gì,uống gì mới an toàn nữa?! Mà tất cả đều là do con người làm ra!”.
Trích dẫn từ báo Thanh
Niên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và địa
phương triển khai quyết liệt các biện pháp khống chế, phòng chống dịch. Nghiêm
cấm giấu dịch, ném gia cầm xuống sông, buôn bán, vận chuyển gia cầm dưới mọi
hình thức qua ranh giới các vùng có dịch.
Thế nhưng, gia cầm như gà
thải nhập lậu từ Trung Quốc qua đường biên giới VN vẫn không hề giảm mà còn
gia tăng.
2. Neo xe cá, đòi CSGT đền bù hàng ươn thối
Ông Lương Hoàng Mỹ, một tài xế xe tải kiên quyết không ký
vào biên bản do cảnh sát giao thông lập khi ông Mỹ khẳng định rằng, ông không
phạm lỗi khi tham gia giao thông.
Tuổi
Trẻ kể lại, hồi lúc 19 giờ ngày 17.02, ông Lương Hoàng Mỹ, một tài xế xe
tải chở hơn 3 tấn cá đi từ Kiên Giang về Chợ Bình Điền, Tp.HCM thì bị tổ tuần
tra thuộc CSGT huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) chặn lại kiểm tra trên quốc lộ
63, cách trụ sở công an huyện khoảng 20m.
Sau khi kiểm tra giấy đăng ký, bằng lái, đèn, còi, tải
trọng… thấy không có vi phạm nhưng tổ tuần tra vẫn lập biên bản cho ông Mỹ với
lỗi “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe”, yêu cầu ông Mỹ phải ký vào biên bản vi
phạm mới cho xe đi tiếp. Nhưng ông Mỹ kiên quyết không ký vì ông khẳng định,
ông đã chấp hành hiệu lệnh và dừng xe cách vị trí tổ tuần tra ra hiệu lệnh chưa
tới 15m.
Nguyên Nguyên có vẻ thích chí reo lên: “Hay quá, nếu
người dân nào cũng hiểu luật và thẳng thừng như tài xế, chủ xe này thì nhiều
tiêu cực sẽ được giảm thiểu!”
Về phía cảnh sát giao thông luôn cho rằng, tổ tuần tra
giao thông Công an U Minh Thượng làm đúng quy trình, nhưng tài xế xe vẫn cố
tình chạy vượt qua rồi mới dừng lại, do đó lực lượng chức năng lập biên bản lỗi
không chấp hành hiệu lệnh là có cơ sở.
Do công an chỉ giữ giấy tờ, bằng lái xe nên tài xế xe
không thể tiếp tục đi giao hàng đúng như dự kiến nếu như không có giấy tờ xe.
LÊ PHI có ý kiến với ông tài xế: “Ở trường hợp này CSGT
đã cố tình dây dưa để “có mục đích” với tài xế thôi. Bác tài nào nôn nóng muốn
xong chuyện nhanh để kịp công việc thì phải “hiểu ý” với CSGT là nhanh thôi.
Chuyện thường ngày ở huyện…”
Đến chiều cùng ngày, sự việc chưa được giải quyết nên số
cá trên xe đã bị ươn. Người nhà ông Thọ, chủ chiếc xe tải yêu cầu công an huyện
ra lập biên bản hiện trường kiểm đếm số cá ươn trên xe nhưng không thấy ai đến.
Một bạn đọc tên Nhật cho rằng, “lực lượng công quyền ở VN
luôn lạm dụng có chức quyền có quyền để ngồi lên cổ người dân, làm quá sự việc
lên, gây thiệt hại về kinh tế cho người tham gia giao thông.”
3. Quảng Bình: Buộc học sinh phải bơi giữa
giá lạnh vì ‘tinh thần thể thao’
Một
thế giới đưa tin, ngày 19 – 20.02, Phòng giáo dục huyện Quảng Trạch, Quảng
Bình tổ chức môn bơi lội trong hội khỏe Phù Đổng của ngành giáo dục huyện cho
gần gần 300 lượt học sinh cấp tiểu học và THCS trong thời tiết giá rét, tại đập
tràn xã Quảng Phong. Điều này khiến nhiều phụ huynh
phản ứng, nhưng ngành vẫn quyết tổ chức, buộc các em ra giữa đồng không mông
quạnh để bơi.
Được biết, hiện nay, nhiệt độ trung bình tại Quảng Bình
những ngày qua khoảng 10-13 độ c, mọi người phải tìm mọi cách để giữ cấm cho cơ
thể.
ông Đặng Xuân Lộc, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Quảng
Trạch nói rằng, không thể hoãn lại cuộc bơi vì tinh thần hội khỏe Phù Đổng và
vì lịch đã lên từ trước, lại quá nhiều việc, nên không thể dời lại ngày thi
đấu.
Minh Khang tức giận: “Xem mấy ổng to bụng trong Bộ giáo
dục Quảng Bình làm gì các bạn nhỏ nè. Nếu trong 300 con số này có con mấy ông
thì sự việc có diễn ra không ông Lộc?”
Qua sự việc này Anh Chí cho rằng, người dân VN hãy tự xóa
bỏ tâm lý nô lệ và sợ hãi. Anh Chí nhận xét: “Ai chịu trách nhiệm cho việc tổ
chức bơi giữa trời rét cắt da cắt thịt 10 độ C? Tính mạng con người (nhất là
trẻ em) là vốn quý, nếu xảy ra chuyện không hay (chết người, bị chuột rút dẫn
đến chết đuối) thì ai chịu trách nhiệm và ai đền tính mạng con em mình cho các
vị cha mẹ học sinh? Khi thấy điều kiện thời tiết không thích hợp, các vị cha mẹ
có quyền không cho con em mình tham gia. Hãy quyết liệt phản đối, dứt khoát
không cho con em mình tham gia. Kẻ nào muốn tổ chức hãy ném họ xuống mà bơi.
Đừng để khi con mình thiệt mạng rồi mới kêu khóc.
Tóm lại: Mọi người hãy tự rũ bỏ tâm lý nô lệ để có quyền
hành động đúng trong tất cả các trường hợp. Không ai bảo vệ chúng ta bằng chính
chúng ta. Hãy biết suy nghĩ độc lập và từ bỏ tâm lý nô lệ.”
Cách đây mấy ngày,
Trường
trung cấp luật Đồng Hới, Quảng Bình thuộc Bộ Tư pháp bắt các em học sinh
đứng xếp hàng trong thời tiết giá rét để đón thứ trường.
Anh Chí bình luận: “Không có văn bản nào quy định sinh
viên hay người dân phải xếp hàng để chào đón các vị lãnh đạo hay lãnh tụ khi họ
đi thăm hay làm việc tại địa phương. Mọi người nên nhớ rằng: Mỗi người trong xã
hội từ ông to bà lớn đứng đầu một quốc gia đến người lao động bình dị nhất cũng
chì là một diễn viên trong ở kịch cuộc đời không hơn không kém. Tự thân ta mà
thấy quý trọng ngưỡng mộ ai thì ta bày tỏ tình cảm của chính ta, không ai có
quyền bắt ta phải làm theo ý họ. Trong trường hợp này, ông Hiệu trưởng trường
đã bắt các em làm một việc mà các em nếu không muốn làm thì có quyền từ chối.”
Facebooker Nguyễn Quang Lập phẫn uất: “Từ việc bắt học
sinh sắp hàng đứng giữa giá rét đón bà thứ trưởng, đến việc bắt các cháu học
sinh tiểu học bơi lội khi giá rét từ 10-13 độ cho thấy ở Quảng Bình đang có
giáo dục khủng bố, một thứ giáo dục lú lấp và vô cảm.”
Pv.VRNs
No comments:
Post a Comment