Phạm
Trần
Đăng ngày: 08.02.2014
VRNs (08.02.2014) –
Washington DC, USA - Chiều Thứ Sáu ngày 07/02/2014, Nhóm Công tác (the
Working Group) thuộc “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal
Periodic Review), chu kỳ II của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc họp tại
Geneve, Thụy Sỹ đã trao cho Việt Nam 227 Điểm khuyến nghị yêu cầu xem xét để để
bảo vệ Quyền Con Người, trong
đó có 5 lĩnh vực quan trọng cần được thực thi là :
1) Tôn trọng quyền tự do tư
tưởng, tự do báo chí trên Internet và bên ngòai, tự do hội họp .
2) Quyền tự to tín ngưỡng, tôn
giáo đặc biệt của các sắc dân thiểu số.
3) Hủy bỏ án Tử hình hoặc xét
lại hình phạt qúa nặng này đối với các tội phạm Kinh tế vá các tội không nghiệm
trọng khác.
4) Hủy bỏ hoặc Tu chính các
Điều 79, 88 and 258 mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn chế tự do của Bộ Luật hình sự
như yêu cầu của Gia Nã Đại, Pháp, Hòa Lan ((Netherlands)
(Đại diện Pháp viết: “Repeal or
modify the Penal Code relating to national security particularly Articles 79,
88 and 258, in order to prevent those articles from being applied in an
arbitrary manner to impede freedom of opinion and expression, including on the
Internet (France). Gia Nã Đại: “Amend the provisions concerning offences
against national security which could restrict freedom of expression, including
on the internet, particularly articles 79, 88 and 258 of the Penal Code, to
ensure its compliance with Viet Nam’s international obligations, including the
ICCPR ( Chú thích :International Covenant on Civil and Political Rights, Công
ước Quốc tế về quyền Công dân và Chính trị) “
5) Một số nước khác, trong đó
có Phần Lan (Finland), Hòa Lan (Netherlands) và Tân Tây Lan (New Zealand) yều
cầu sửa lại hai Nghị định 72 và 174 đã hạn chế và kiểm soát hoạt động của
Truyền thông Xã hội và các Tổ chức Phi Chính phủ.
Đại biểu Úc Đại Lợi yêu cầu sớm
có Luật để quy định quyền tự do hội họp và biểu tình ôn hòa phù hợp với Công
ước Quốc tế về quyền Công dân và Chính trị. (Enact laws to provide for and
regulate freedom of assembly and peaceful demonstration in line with the ICCPR
(Australia).
Riêng Hy Lạp đã thẳng thắn yêu
cầu Việt Nam áp dụng những biện pháp chấm dứt truy tố những công dân thực thi
quyền phản đối hòa bình. ( Adopt measures to end prosecution of peaceful
protesters (Greece)
Cũng có những khuyến nghị như
Việt Nam cần “đình chỉ tịch thu tài sản, đuổi dân thiểu số ra khỏi nơi cư trú của
họ, phải bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và các quyền khác của công dân, đồng
thời tạo điều kiện bình đẳng và tôn trọng pháp luật cho mọi người.
Riêng Hoa Kỳ đã công khai yêu
cầu Việt Nam sửa những Luật mơ hồ về “an ninh” để đàn áp dân và trả tự do “vô điều
kiện” cho các tù nhân chính trị Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc
Quân, Nhà báo tự do Điếu Cầy và ông Trần Huỳnh Duy Thức.
(Revise vague national security laws that are used to suppress universal rights, and unconditionally release all political prisoners, such as Dr. Cu Huy Ha Vu, Le Quoc Quan, Dieu Cay and Tran Huynh Duy Thuc (United States of America)
Đặc biệt Nhật Bản đã đề nghị Việt Nam hãy thi hành những biện pháp để “bảo đảm quyền tự do tư tưởng và quyền tự do, độc lập của báo chí và Internet (Actively promote steps to guarantee freedom of expression, as well as the freedom and independence of the press, including on the internet (Japan)
Vào năm 2009, trong Chu kỳ I
của “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review) năm
2009 chỉ có 123 yêu cầu của 60 nước tham dự. Việt Nam chỉ chấp nhận thì hành 96
đề nghị.
Ngược lại, tại phiên họp ngày 05/02/2014, có tới 106 Quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn Phái đòan Việt Nam do Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu.
Sau đó, Nhóm Công tác của Liên
Hiệp Quốc đã chấp thuận tới 227 yêu cầu của các nước thành viên gửi cho Việt
Nam.
Theo Văn phòng Báo chí của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào Kỳ họp thứ 26 của Hội đồng trong Tháng 6/2014.
Chúng tôi sẽ có bài phân tích
chi tiết về 227 Khuyến nghị vào tuần tới.-/-
Phạm Trần
No comments:
Post a Comment