Thứ tư 05 Tháng Hai 2014
Hôm nay, 05/02/2014, tại buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát
( UPR) về tình hình nhân quyền Việt Nam ở Genève, đại diện của Hoa Kỳ đã kêu
gọi Việt Nam trả tự do các nhà hoạt động đang bị giam cầm, nhất là bốn gồm tiến
sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày và anh Trần Huỳnh
Duy Thức.
Sau phần trình bày báo cáo của
phái đoàn Việt Nam về tình hình nhân quyền Việt Nam, đại diện của khoảng 100
quốc gia đã lần lượt phát biểu, đánh giá về tình hình nhân quyền của Việt Nam
và đưa ra những khuyến nghị với chính phủ Hà Nội để cải thiện tình trạng nhân
quyền.
Riêng đại diện của Hoa Kỳ mở
đầu bài phát biểu đã hoan nghênh một số tiến bộ của Việt Nam, như đã gia nhập
Công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn, hủy bỏ các quy định mang tính kỳ thị
giới đồng tính ...
Thế nhưng, đại diện của Mỹ chỉ
trích Việt Nam tiếp tục tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi
quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách
nhiễu các tổ chức tôn giáo, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức,
ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR.
Kết thúc phần phát biểu, đại
diện Hoa Kỳ kiến nghị với Việt Nam, thứ nhất, xem xét lại tất cả các điều luật
với nội dụng mơ hồ vẫn được để trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ,
thứ hai, trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy
Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức ... và thứ ba, thúc đẩy
quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn.
Thứ tư 05 Tháng Hai 2014
Trong khuôn khổ thủ tục Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (
Universal Periodic Review, UPR ), Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm nay
05/02/2014 sẽ xem xét tình hình nhân quyền ở Việt Nam tại thành phố Genève của
Thụy Sĩ, nơi mà một nhà ngoại giao Việt Nam vừa xin tỵ nạn chính trị.
Việt Nam là nước cuối cùng
trong số 14 quốc gia được kiểm điểm định kỳ về nhân quyền trong khóa họp lần
này của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, kéo dài từ ngày 27/01 đến
07/02/2014.
Đây là lần thứ hai tình trạng
nhân quyền của Việt Nam được xem xét theo thủ tục UPR ( lần trước là vào năm
2009 ), nhưng lần này, Việt Nam được kiểm điểm với tư cách thành viên Hội đồng
Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.
Trong cuộc kiểm điểm lần này,
phái đoàn Hà Nội được dự báo là sẽ gặp nhiều chỉ trích, do tình trạng nhân
quyền Việt Nam bị xem là đã xấu đi rất nhiều so với năm 2009. Trong một báo cáo
đưa ra ngày 31/01 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi các nước thành
viên Hội đồng Nhân quyền LHQ phải buộc Việt Nam đưa ra những cam kết “có thể
kiểm chứng được” về cải thiện tình trạng nhân quyền, mà tổ chức này cho là “rất
kém cỏi”.
Các báo cáo của Human Rights
Watch về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ
ngày 20/06/2013, cũng như báo cáo thường niên của tổ chức này về Việt Nam, công
bố ngày 21/01/2014, đều kết luận rằng chính phủ Hà Nội tiếp tục vi phạm một
cách có hệ thống các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội,
tự do tín ngưỡng, quyền của người lao động, quyền sử dụng đất và quyền được xét
xử công bằng.
HRW nhắc lại là khi được bầu
làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 12/11/2013, Việt Nam đã chấp nhận
nghĩa vụ “tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền »,
theo như quy định trong nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng, ngày trước ngày diễn
ra phiên kiểm điểm định kỳ, chính quyền Hà Nội đã ngăn không cho nhà báo Phạm
Chí Dũng rời Việt Nam sang Genève để dự hội thảo về tình hình nhân quyền Việt
Nam ngày 04/02. UN Watch, tổ chức phi chính phủ trụ sở tại Genève với nhiệm vụ
giám sát Liên hiệp quốc trong các vấn đề nhân quyền và dân chủ, đã ra thông cáo
ngày 02/02/2014 phản đối chính quyền Việt Nam về vụ này.
Một ví dụ khác cho thấy tình
hình nhân quyền Việt Nam ngày càng xấu đi đó là vụ ông Đặng Xương Hùng, cựu
lãnh sự Việt Nam tại Genève vừa xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sĩ, đồng thời tố
cáo chế độ Hà Nội đã đe dọa và cầm tù nhiều các nhà đấu tranh vì dân chủ và
nhân quyền ở Việt Nam.
Thứ tư 05 Tháng Hai 2014
Một hôm trước khi Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc - họp lại tại Genève (Thụy Sĩ) - xem xét tình hình nhân
quyền Việt Nam, trong khuôn khổ cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR, hôm qua,
04/02/2014, một cuộc hội thảo về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã mở ra tại
Genvève. Đây là dịp để các nhà bảo vệ nhân quyền gây áp lực trên chính quyền
Việt Nam trước phiên họp hôm nay.
Từ Genève, đặc phái viên Thụy
My tường trình, Trọng Nghĩa đặt câu hỏi.
Nghe
(08:17) : Đặc phái viên Thụy My tại Genève 05/02/2014
No comments:
Post a Comment