Tuesday, 18 February 2014

"TƯỚNG NGỌ TỪ TRẦN" - VẬY LÀ LỜI KHUYÊN CHO BAN NỘI CHÍNH KHÔNG KỊP THÀNH HIỆN THỰC (Chép Sử Việt)




Posted by chepsuviet on 18/02/2014

Tối qua Chép sử Việt có bài Đình chỉ Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ? Coi chừng “đại án” thành “bại án”!, trong đó có gợi ý cho “ban chuyên án” là cần có:
“… hội đồng giám định y khoa cùng ê kíp bác sĩ giỏi để điều trị “bắt buộc” cho tướng Ngọ, tức là phục vụ “đại án”, tránh cho ông khỏi cả những mối đe dọa sức khỏe từ … bên ngoài hoặc từ … chính ông.”

Thế mà chiều nay ông đã ra đi. Xin chia buồn trước hết với gia quyến tướng Ngọ, sau là tới Ban Nội chính, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Giữa lúc còn phân vân có đình chỉ công tác ông hay không, kể cả có thực hiện giải pháp nào tương tự như lời khuyên trên hay không, thì đã thành … “trắng tay”.

“Đại án” thành “bại án” thấy rõ, khi đầu mối quan trọng nhất đã về với các cụ Các Mác, Lê Nin và Hồ Chí Minh. 

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng có tin và chấp nhận rằng sự ra đi đột ngột này là hoàn toàn bình thường, do trọng bệnh, tức là không phải do nguyên nhân “bên ngoài hoặc từ … chính ông”, để không tiến hành một thủ tục giám định pháp y hay không, lại là câu chuyện khác. 


19:58 | 18/02/2014
Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần

(PetroTimes) - Một nguồn tin riêng của PetroTimes cho hay, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại chung cư cao cấp Pacific Place (số 33B Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ theo học tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện tại, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam).

Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng. Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.

Ngày 28/01/2008, ông được Thủ tướng quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an. Từ ngày 1/1/2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm. Ngày 12/08/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.

Trong suốt quãng thời gian hoạt động chính trị của mình, ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines.
P.V


----------------------------------

XEM THÊM :




Nguyễn Mộng Hoài
18-02-2014

Mấy hôm nay, tưởng ra xuân “Con ngựa” sẽ khỏe lên, tiếp tục sông những năm tháng cuối đời mạnh khỏe và chứng kiến sự vần xoay thời cuộc. Nhưng thông tin của mạng lưới truyền thông rất phong phú hiện nay buộc tôi ngồi bật dạy, và sau một hồi suy nghĩ, tôi ngồi vào máy viết những dòng này, từ trong tâm khảm của mình.

Từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, trong thâm tâm tôi đã có tia hi vọng và khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, với cái tuổi “bát thập” mọi sự đời qua mặt, tôi không công háo hức và cả tin như những năm còn trẻ. Tất cả để còn “xem xem đã” . …

Nghe người ta nói là một việc, còn thấy người ta làm và hiệu quả của việc làm mới là quyết định đến vận mệnh quốc gia và sự tiến lên của 90 triệu dân Việt Nam trong thời đại “toan cầu hóa” này. Trong những dòng thông tin, có thông tin về vụ Phạm Quý Ngọ,  có người viết rằng “đại án không chừng trở thành bại án” Ôi, cái ngôn ngữ nhiều ẩn dụ của Việt Nam sao mà dễ hiểu và sâu sắc đến thê?

 Lại có người bày tỏ rằng, ở Việt Nam, nhiều vụ án đã được “cán cân công lý” thực hiện sự chỉ đạo của “trên” đã bị chìm xuồng, và lặn mất tăm không còn dấu vết. Có lẽ trong lịch sử hoạt động của Tòa cộng sản, đến nay chỉ có vụ án Trần Dụ Châu, cục trưởng cục cung cấp quân nhu của quân đội, do đích thân Cụ Hồ thức trắng đêm để “vì nhân dân và binh sĩ” ký quyết định y án tử hình. Đây là vụ án hiếm hoi đối với một cán bộ vào loại cao cấp trong quân đội. Tuy nhiên, đến bây giờ, tình hình có nhiều cái khác, có thể khác về cơ bản.

Trở lại vụ Phạm Quý Ngọ với lời tố cáo ăn hối lộ nhiều tỷ đông VN của Dương Chí Dũng, đã bị chính Dương chí Dũng tố cáo tai phiên tòa xử Dương Tự Trọng vừa qua. Đụng đến cấp này, chắc Ban Nội chính, BCHTW, Ban chỉ đạo và ngày cả 16 vị ủy viên Bộ Chính trị cũng rất đau đầu. Xử hay không xử, xử thế nào cho đúng với Luật hiện hành, và nếu cho chìm xuồng thì không phải chỉ là cứu một “cán bộ cao cấp” trong ngành đầy quyền lực, mà còn có thể “vô hiệu hóa rất nhiều vụ sẽ mang ra xử nay mai.
 Vì thế, hơn lúc nào hết, chính do Đảng cầm quyền cho soạn các điều khoản, duyệt đến từng dấu phảy trong các Bộ luật nhất là Bộ Luât hình sự, nghĩa là xử tội bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào phạm tội, không có cửa mở cho phậm nhân thoạt tội.Nếu làm công tâm, không bao che, không nể nang, không sợ mất uy tín, thì phải làm như vậy, còn ngược lai chỉ còn có cách xuyên tạc sự thật, bao che, và cho chìm xuồng.

Nếu làm theo cách thứ hai, hậu quả sẽ không lường, trong tình hình đất nước có nhiều bê bối như hiện nay. Vậy cho chìm xuồng vụ Phạm Qúy Ngọ và những vụ khác có tầm như hoặc trên Phạm Quý Ngọ, tức là ta đã tự nguyện “cho chìm xuồng” cả chế độ, cả “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân” làm chủ nữa.

“Làm cuộc cách mạng tắt này” có khi lại được lòng dân, được dân tin vảo chế độ mới nhiều hơn cũng
nên. Cái đất nước mình nó như vậy. Tất cả phải đi đúng quỹ đạo quy luật của nó.

Tác giả gửi Quê Choa

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả





No comments:

Post a Comment

View My Stats