Thứ tư 12 Tháng Hai 2014
Tổ chức Phóng viên không biên
giới ( Reporters sans frontières ) vừa công bố hôm nay, 12/02/2014, bảng xếp
hạng các nước trên thế giới về tự do báo chí năm 2013. Cũng như mọi năm, Việt
Nam vẫn nằm trong số 10 nước đứng cuối bảng.
Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm trọng,
trong đó có Việt Nam.
rsf.org
Trong bảng xếp hạng năm 2013,
trên tổng số 180 nước trên thế giới, Phần Lan vẫn là quốc gia đứng đầu bảng về
tự do báo chí, tiếp đến lần lượt là các nước Hà Lan, Na Uy, Luxembourg, Andore,
Liechtenstein, Đan Mạch, Iceland, New-Zealand và Thụy Điển. Như vậy là danh
sách 10 nước đầu bản không có gì thay đổi so với năm 2012, chỉ có New-Zealand
và Iceland là hoán chuyển vị trí với nhau.
Còn danh sách 10 nước đứng cuối
bảng năm 2013 cũng bao gồm những gương mặt củ của năm 2012 như Việt Nam ( 174
), Trung Quốc (175 ), Bắc Triều Tiên ( 179 ), Sudan ( 172 ), Iran ( 173 ),
Somalia ( 176 ), Syria ( 177 ), Turkmenistan ( 178 ), Eritrea ( 180 ). Riêng có
nước Lào ( 171 ) năm nay nhảy vào thế chỗ Cuba.
Về tình hình tự do báo chí ở
Việt Nam trong năm qua, bản báo cáo của Phóng viên không biên giới nhận định
rằng chính quyền Hà Nội đã gia tăng đàn áp và kiểm duyệt thông tin, gần như
không thua gì đàn anh Trung Quốc. Theo phóng viên không biên giới, trong năm
2013, những người làm thông tin độc lập càng bị đàn áp nặng nề hơn với việc
chính quyền tăng cường kiểm soát Internet, với nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất
công và với việc thông qua, các quy định hạn chế tự do báo chí.
Phóng viên không biên giới nhắc
lại rằng Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thế hai thế giới đối với các blogger
và công dân mạng, với 34 blogger đang bị giam giữ. Tổ chức này nhắc lại là vào
tháng 09/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp
quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, cấm các trang blog và
trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẽ các thông tin thời sự.
Hôm qua, Phóng viên không biên
giới cũng vừa ra một thông cáo lên án các nhân viên an ninh Việt Nam hành hung
và bắt giữ 8 blogger và nhà hoạt động đến thăm cựu tù chính trị Nguyễn Bắc
Truyễn, vừa về nhà sau khi cũng bị câu lưu trước đó.
Bản thông cáo của Phóng viên
không biên giới cho rằng khi tiến hành các vụ bắt giữ nói trên, chính quyền Hà
Nội đã xem thường Liên hiệp quốc, vào lúc mà Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng
Nhân quyền LHQ và cách đây vài ngày vừa ra điều trần về nhân quyền trước Hội
đồng này.
Chúng mày còn lấy tự do báo chí ra để bôi xấu về nhân quyền của Việt Nam sao? chúng mmày hãy nhìn xem ở Việt Nam, các trang báo, từ báo giấy đến điện tử nhiều như thế nào, thoải mái ra sao? Chúng mày dám nói về tự do báo chí nữa sao?
ReplyDeleteTheo số liệu của cơ quan chức năng, đến tháng 3-2013, cả nước Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; một hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình, 78 kênh phát thanh; 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011 là 46 báo điện tử, 287 trang thông tin điện tử). Hiện, Ðài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ, qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Hiện hơn 90% hộ gia đình Việt Nam đã sử dụng sóng truyền hình của Ðài Truyền hình Việt Nam. Qua nhiều hình thức cung cấp, người dân Việt Nam được tiếp xúc với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có các kênh nổi tiếng như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg,... 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới như AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Những minh chứng đó chưa đủ để nói đến tự do báo chí tại Việt Nam sao?
Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chí là các yếu tố hết sức quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc đều khẳng định các quyền cơ bản này, và Nhà nước Việt Nam đã luôn nghiêm túc tuân thủ các cam kết. Tuy nhiên, bất chấp các thành tựu nhân quyền của Việt Nam, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí thường viện dẫn từ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để bịa đặt Việt Nam "không có tự do ngôn luận, tự do báo chí", vu cáo Nhà nước Việt Nam "vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí". Khi viện dẫn, họ đã cố tình tảng lờ việc Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng định: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và các quyền khác: "phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ". Họ cũng đã tảng lờ việc trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, để bảo đảm "Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa", về tự do ngôn luận, Công ước cho rằng thực hiện quyền này "kèm theo những nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định".
ReplyDeleteNhững tên phản động luôn tìm cách để bôi xấu chính quyền, những kẻ đáng khinh bỉ.