Wednesday, 5 February 2014

TỔNG HỢP TIN TỨC UPR (Dân Làm Báo)




2/06/2014          2 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Tin tức tường thuật Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đã được truyền thông đăng tải khắp nơi như là tin hàng đầu. Nếu so sánh ở số lượng lẫn phẩm chất thông tin, chúng ta thấy rõ truyền thông lề dân át lề đảng, và "thành quả nhân quyền" của đảng và nhà nước nổ văng miễng ở Geneva nhưng lại xìu như bong bóng tại quê hương của đất nước dân chủ gấp vạn lần... Dân Làm Báo gửi đến các bạn trong thôn tổng hợp một số thông tin liên quan đến UPR Việt Nam vào ngày 5 tháng 2014.

UPR Vietnam 05.02.2014

Mặc dù các phương tiện truyền thông đã không thông báo hoặc thực hiện trực tuyến để nhân dân theo dõi báo cáo "thành tích nhân quyền" của đảng và nhà nước, sau khi phần UPR Việt Nam chấm dứt, Vietnamnet đã đưa tin. Bài báo tóm tắt lại một số điểm được nhà nước VN báo cáo, đồng thời đề cập ngắn gọn đến quan tâm của quốc tế về vấn đề nhân quyền: "Chuẩn bị cho phiên thảo luận, một số nước gửi trước câu hỏi, xoay quanh các vấn đề vốn là tâm điểm đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và quốc tế thời gian qua.

Việc đảm bảo, thực thi và thúc đẩy các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, đặc biệt là thông tin trên Internet là mối quan tâm chung của các nước Hà Lan, Đức, CH Séc, Bỉ, Mexico, Hoa Kỳ và Anh..."


*
Trong khi đó, TTXVN có bài tường trình theo đúng khuôn mẫu chép lại của tuyên giáo từ đầu cho đến cuối bài. Chỉ có tít bài báo là hơi lạ với cụm từ "bảo vệ":


*
Về phía người dân, từ Hà Nội, Ts Nguyễn Quang A cho rằng UPR không phải là cách hữu hiệu nhất để buộc nhà nước VN phải cải thiện nhân quyền. Theo ông áp lực mạnh mẽ nhất và "điều quan trọng nhất vẫn là người dân trong nước Việt Nam, nếu hiểu được quyền của mình, thì cứ ra sức thực thi quyền của mình ở mọi lĩnh vực.":


*
Đồng quan điểm với Ts Nguyễn Quang A, anh Lê Bảo từ Sài Gòn trả lời VOA: “Tôi theo dõi sát vì Việt Nam vừa gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Có luồng dư luận cho rằng Việt Nam vào Hội đồng này chủ yếu là để tránh sự chỉ trích chứ không phải để cải thiện nhân quyền. Hơn nữa là vì trước giờ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam dày đặc, công khai dù nhân quyền được bảo đảm trong Hiến pháp. Vấn đề nhân quyền của Việt Nam nhiều lắm từ quyền tự do đi lại đến tự do bỏ phiếu, nhưng tôi quan tâm nhất là quyền tự do ngôn luận, vấn đề tiên quyết để Việt Nam hội nhập và khá hơn trong tương lai.”


*
Trong khi đó, blogger Nguyễn Hoàng Vi, một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam có suy nghĩ lạc quan hơn khi nhìn vào những nỗ lực của bạn bè trong suốt thời gian qua và những ngày ở Geneva: “Tôi thấy kỳ này các bạn trẻ ở phía đối lập với chính quyền Việt Nam làm việc rất tốt. Tôi không cần biết kết quả là Việt Nam có thay đổi nhiều hay không, tôi thấy có sự nổ lực lớn của nhiều người.
Mình nên lạc quan, mình đừng nên nhìn vào những kết quả trước mắt, có thể trước mắt không có kết quả nhưng về lâu vè dài sẽ có sự thay đổi ạ.”

Hoặc của blogger Nguyễn Anh Tuấn - người đại diện cho MLBVN có mặt tại Geneva: “Tức là ngay từ điểm xuất phát của họ, những người quan tâm đến các quyền tự do dân chủ nhân quyền đều là thiểu số, bao giờ cũng là một thiểu số. Đó là cái lý do mà chúng tôi phải làm việc, đó là cái lý do mà chúng tôi đi Hoa Kỳ và Geneva hôm nay. Bây giờ nó là thiểu số nhưng mà hy vọng ngày mai nó thành đa số.”

Hay như kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng đã đánh giá cao việc hoạt động quốc tế của những người đấu tranh cho nhân quyền trong nước: “Theo quan điểm của tôi thì cái này nó thể hiện ý thức của người dân cao. Việc vận động như vậy nó là một cơ chế để tránh việc bưng bít thông tin. Sự lên tiếng như vậy rất là quan trọng trong việc cải thiện tình hình nhân quyefn ở Việt nam trong thời gian sắp tới.”


*
Cùng chia sẻ với quan điểm của Nguyễn Hoàng Vi, blogger Mẹ Nấm - một thành viên khác của MLBVN ngày sau khi phiên UPR chấm dứt đã bày tỏ cảm nghĩ của mình với bài viết trên Danlambao: 

"Hôm nay tôi vui vì thấy anh chị em bạn bè mình như anh Trịnh Hội, chị Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Tuấn Lâm... những người đã thay mặt các thành viên Mạng lưới Bloggers Việt Nam kể tiếp câu chuyện dang dở từ Tuyên bố 258, mặc dù nhiều người trong số chúng tôi hôm nay không thể có mặt ở Geneva, nhưng chúng tôi biết, thế giới đã lắng nghe và đang theo dõi câu chuyện của Việt Nam.

Cám ơn các anh chị em mình rất nhiều. Và tôi cũng muốn nhiều người bạn khác của mình biết rằng, nếu chúng ta mạnh dạn lên tiếng, sẽ có người lắng nghe, và sự thay đổi nhất định sẽ đến từ những nỗ lực cá nhân ấy. Hôm nay là một ngày vui vì tôi biết Chúng Ta không cô đơn. Nhất định là như thế!"


*
Từ góc nhìn của Liên Hiệp Quốc, Ông Rolando Gomez, phát ngôn viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho rằng: Nó là một cơ hội có một không hai để chính phủ Việt Nam nêu lên những bước đi mà nước này đã thực hiện để thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam theo như các đề xuất của các quốc gia khác vào năm 2009 cũng như nói lên các thách thức còn tồn tại. Ngoài ra, nó cũng là một cơ hội để các nước thành viên khác của Liên Hiệp Quốc đưa ra các đề xuất trên tinh thần xây dựng cho Việt Nam về các cách thức cải thiện hơn nữa tình hình nhân quyền tại nước này”.

Ông cũng nói đến sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhóm xã hội dân sự cũng như các blogger người Việt đã tới Geneve: "Trong khi các tổ chức phi chính phủ, và đại diện các nhóm xã hội dân sự không trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm điểm của Việt Nam vào ngày thứ Tư (5/2), họ cũng được tạo điều kiện nói lên tiếng nói của mình tại hậu trường. Có các báo cáo khác nhau được coi là cơ sở cho cuộc kiểm định về nhân quyền của Việt Nam, và một trong các phúc trình đó là tổng hợp các quan điểm của các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam do các tổ chức phi chính phủ từ Việt Nam cũng như quốc tế cung cấp.  Họ nêu lên các đánh giá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và còn có thể đưa ra các khuyến nghị của riêng họ nữa. Đó là những thông tin trên thực tế giúp ích cho cuộc họp diễn ra sắp tới”.
 

*
Về sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhóm xã hội dân sự vào tiến trình UPR, blogger Nguyễn Anh Tuấn của MLBVN và luật sư/nhà báo Trịnh Hữu Long đã có cuộc trả lời phỏng vấn với RFA:


*
Có mặt tại Geneva, Luật sư Hà Huy Sơnnhà báo Trần Quang Thành đã trả lời phỏng vấn với RFA:



*
Buổi điều trần UPR của Việt Nam đã được tường trình trực tiếp bởi Danlambao với những thông tin do đại diện của Danlambao trong phái đoàn dân sự độc lập của Việt Nam:


*
Những quan điểm, kiến nghị của Hoa Kỳ, các quốc gia Âu châu có thể nói một phần là do kết quả vận động của blogger Việt Nam khi tiếp xúc với các đại sứ quán, các tổ chức nhân quyền và đặc biệt là những thông tin cụ thể được gửi đến Nhóm Làm việc về Nhân quyền (COHOM)Nhóm Làm việc về châu Á và châu Úc, thuộc Hội đồng châu Âu (European Council - cơ quan chính trị cao nhất của EU):


*
Bên cạnh Danlambao, BBC ở đầu trang cũng đã tường thuật trực tiếp phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ (UPR) cho Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ và phản ứng của người Việt trên toàn cầu:


*
Điều đáng ghi nhận là từ phía Hoa Kỳ đã có 3 yêu cầu mạnh mẽ và cụ thể với phái đoàn ngoại giao Việt Nam: "thứ nhất, xem xét lại tất cả các điều luật với nội dụng mơ hồ vẫn được để trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, thứ hai, trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức ... và thứ ba, thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn."


*
Tổ chức UN Watch, một tổ chức phi chính phủ, thực hiện công việc giám sát về dân chủ, nhân quyền, hỗ trợ cho Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng tố cáo Việt Nam ngang nhiên xâm hại nhân quyền. Đặc biệt là cách hành xử của chính quyền Việt Nam đối với ông Phạm Chí Dũng là “thô bạo.” Bản tin của báo Người Việt:


*
Trong khi các quốc gia Tây Phương đặt vấn đề với Việt Nam về tình trạng nhân quyền, thì trước đó vài giờ, hàng trăm người Việt đã biểu tình. Họ đã đến Geneva từ nhiều quốc gia khác nhau tại Châu Âu


*
Theo nhận xét của các nhà hoạt động người Việt cả trong lẫn ngoài nước có mặt tham dự kỳ UPR này, Hà Nội đã đáp lại những thắc mắc và quan tâm của quốc tế một cách chung chung. Ông Võ Văn Ái - Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam nhận xét:

“Phía Việt Nam trả lời rất chung chung. Họ chỉ thuần túy tuyên truyền. Các quốc gia đặt rất nhiều vấn đề từ tự do ngôn luận đến các blogger bị bắt bớ đàn áp. Họ nêu vấn đề rất rõ ràng trong thiện chí muốn Việt Nam thăng tiến nhân quyền. Họ rất lưu tâm. Lẽ ra ít nhất phái đoàn Việt Nam nên đưa ra những lời hứa cải thiện, nhưng họ tuyệt đối không đề tới những việc quốc tế nêu lên. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã không chấp nhận những khuyến nghị để thăng tiến nhân quyền, chứng tỏ họ không có một chính sách cải thiện nhân quyền.”

Anh Trịnh Hữu Long, một luật sư nhân quyền từ Việt Nam cùng với nhóm bạn trẻ đại diện một số tổ chức dân sự độc lập từ trong nước sang Geneva tham dự buổi báo cáo UPR lần này nói anh không ngạc nhiên trước những gì Hà Nội trình bày trước diễn đàn quốc tế này vì đó là những điều được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trước nay: tuyên truyền ‘những thành tựu’ và chối bỏ những chỉ trích về vi phạm nhân quyền.


*
Tuyên truyền ‘những thành tựu’ và chối bỏ những chỉ trích về vi phạm nhân quyền. Phát biểu của anh Trịnh Hữu Long có thể được xem là một kết luận cô đọng và chính xác nhất cho buổi điều trần về nhân quyền của nhà nước Việt Nam.




No comments:

Post a Comment

View My Stats