Tuesday, 18 February 2014

SUY NGHĨ VỀ CÁI CHẾT CỦA TƯỚNG NGỌ (Nguyễn Văn Thạnh)




Thứ Tư, ngày 19 tháng 2 năm 2014  

Ông Phạm Quý Ngọ, một vị thượng tướng danh giá cũng chết trẻ (sinh năm 1954) và cũng chết vì bệnh ung thư như ai.

Sống chết là lẽ thường tình của một con người, người khỏe mạnh đang sống cũng có thể chết huống chi ông được cho rằng đang chống chọi với căn bệnh quái ác từ 3 tháng nay. Rõ ràng về mặt sinh học, cái chết đến với ông cũng như bao người.

Tuy nhiên với ông, câu chuyện không đơn giản vậy. Suy ngẫm từ cái chết của ông, có thể thấy được nhiều chuyện nhân tình, thế thái và việc nước.

Thứ nhất: Ông là một vị thượng tướng danh giá, một ủy viên TW đảng đồng thời cũng là đầu mối vụ hối lộ 1.5 triệu $ trong vụ án tham nhũng tại Vinashine.

Thứ 2: Ung thư là một căn bệnh làm cho cơ thể suy kiệt dần rồi chết, không lẽ nào bộ CA thiếu người nghiêm trọng để một con bệnh ung thư đang điều trị đến mức suy kiệt gần chết vẫn làm việc, không thấy việc tạm thôi chức? Những lần xuất hiện trước đây trông ông không phải người đến giai đoạn suy kiệt. (Cái này chỉ là nghi vấn vì không có kiến thức y học. Tuy nhiên quan sát người bị ung thư giai đoạn cuối, cơ thể rất tàn tạ).

Thứ 3: Người dân có quyền nghi ngờ đến thủ đoạn bẩn thỉu, giết người diệt khẩu. Nếu ở các nước văn minh, truyền thông và công luận sẽ vào cuộc. Có thể sẽ có một ủy ban điều tra ra đời để thỏa mãn sự nghi ngờ của công luận. Điều này làm cho kẻ ác, kẻ muốn giết người diệt khẩu sẽ chùn tay. Xứ ta không được như vậy. Đây là một điều rất nguy hiểm. Một tay che trời thì người ta có thể làm bất cứ điều gì và còn làm nữa.

Là một nạn nhân đang điều trị chấn thương do CA đánh trong đau đớn, bất lực, tôi thật sự giật mình khi nghĩ đến khả năng nhà nước không còn là nhà nước nữa mà nó biến thành quyền lực mafia của một nhóm người. Họ muốn đánh ai, thủ tiêu ai, rất dễ.

Thứ 4: Kẻ cầm quyền ở đâu cũng muốn lũng đoạn, che giấu sự thật. Nhiệm vụ bảo vệ sự thật chính là công luận, người dân. Họ có quyền yêu cầu điều tra, thấy không thỏa mãn họ sẽ xuống đường biểu tình. Không biết khi nào dân ta được như thế? Chắc là còn lâu lắm. Trong thời gian đợi được như vậy, cái ác còn hoàng hành kinh khủng.

Thứ 5: Cái chết tướng Ngọ hẳn làm nhiều người hả hê với quan điểm "ác giả, ác báo", riêng tôi, tôi ngậm ngùi cho số phận ông. Ông cũng là nạn nhân của một thể chế sai hệ thống. Thể chế này đưa con người rơi vào bã độc của nó rồi hủy diệt họ. Rất nhiều doanh nhân, quan chức đã chết thảm sau khi gây họa cho dân chúng. Đứng về góc nhìn một dân tộc, chúng ta đã thua hai lần.

Để tranh đấu, kiến tạo một xã hội tốt, không chỉ dừng lại ở việc tấn công, nguyền rủa từng cá nhân. Chúng ta cần có góc nhìn bao dung, tình thương con người hơn. Bỡi lẽ là con người, ai cũng muốn sống lương thiện. Sống trong hệ thống sai, con người không có nhiều lựa chọn. Cái ác sinh ra từ hệ thống sai mới kinh khủng.

Thứ 6: Qua bi kịch tướng Ngọ, huy vọng giới chóp bu sẽ nghĩ lại, có quyền lực mà không lo kiến tạo một xã hội an toàn theo hướng dân chủ-pháp quyền mà chỉ chăm chăm dùng nó để trục lợi, để lũng đoạn thì có ngày cũng chết thảm.

Một xã hội tạp nham, tạp nhựa như hiện nay, không ai an toàn ngay cả một vị thượng tướng.

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 06:48



No comments:

Post a Comment

View My Stats