Nhân
Định - Paris
06:32 - 09/02/2014
Kiểm điểm định kỳ phổ quát về tình trạng Nhân quyền,
gọi tắt từ tên tiếng Anh là UPR. Việt Nam vừa mới chính thức được vào làm thành
viên Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016, tuy nhiên không vì vậy
mà nhà cầm quyền Việt Nam được đặc miễn, nhất là khi tình trạng nhân quyền tại
Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn kể từ khi Việt Nam tham gia vào hội đồng nói
trên.
Đại diện các cộng đồng người Việt tại Đức, Đan Mạch, Bỉ, Pháp … biểu tình
trước LHQ
Đây là kỳ kiểm điểm lần thứ 2 của VN. Trong số các
quốc gia phải ra đối diện và trình bày về tình trạng nhân quyền kỳ này, VN được
ấn định vào ngày 28/01. Tuy nhiên vào những ngày cuối, được đổi sang ngày
05/02. Chính nhờ sự trì hoãn này mà suốt tuần lễ 28/01 đến 05/02, người
Việt đã vận động khắp nơi, từ quốc hội Hoa Kỳ, các dân biểu tại
nhiều nước, các tòa đại sứ tại tại Việt Nam, cho đến ngay trong các phòng họp
của Liên Hiệp Quốc tại Genève Thụy Sĩ. Các buổi hội thảo, điều trần, do các tổ
chức nhân quyền quốc tế cùng các tổ chức tranh đấu của người Việt và một số
nhân chứng từ Việt Nam thực hiện đã diễn ra ngay trước ngày 5/2.
Buổi hội thảo do các tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam tổ chức ngày
04/02/14
Đặc biệt vào ngày 04/02 các tổ
chức vận động cho nhân quyền như UN Watch, Pen International, Article 19,
Human Rights for VN PAC, Vietnam progress, MLDI Media Legal Defence Initiative,
Đảng Việt Tân, COSUNAM đồng tổ chức một buổi hội thảo mang chủ đề « Trách
nhiệm của VN trong vai trò thành viên hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc »
tại phòng họp số XXV bên trong trụ sở LHQ. Ngoài đại diện
của các tổ chức nêu trên còn có sự hiện diện và thuyết trình của đại diện tổ
chức Phóng viên không biên giới, nhà báo Trần Quang Thành, Luật sư Hà Huy Sơn. Riêng
nhà báo Phạm Chí Dũng, một nhân chứng được sắp xếp vào nghị trình, đã bị nhà
cầm quyền VN ngăn chận xuất cảnh từ phi trường Tân Sơn Nhất. Tại buổi hội thảo,
trong lúc nối mạng qua hệ thống viễn liên với ông Phạm Chí Dũng, nhà cầm quyền
VN một lần nữa ngăn chận bằng cách cắt đứt đường dây.
Quang cảnh buổi hội thảo ngày 04/02/2014
Trong buổi kiểm điểm vào ngày
05/02 phái đoàn của nhà cầm quyền VN bao gồm thứ trưởng ngoại giao Hà Kim
Ngọc, cùng với đại diện các bộ Tư Pháp, bộ Kế hoạch và đầu tư, bộ Thông tin và
bộ Công an. Tại đây đã có hơn 170 khuyến cáo đến từ hơn 40 quốc gia đối với
tình trạng nhân quyền tại VN. Đặc biệt, Hoa Kỳ yêu cầu trả tự do vô điều kiện
cho Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, nhà báo Điếu Cày, và ông Trần
Huỳnh Duy Thức, cũng như xoá bỏ các đạo luật mơ hồ về an ninh quốc gia. Anh
Quốc đề nghị thành lập cơ quan quan sát Nhân quyền theo nguyên tắc quốc tế.
Pháp và Gia Nã Đại đề nghị xoá bỏ các điều luật 79, 88, 258. Thụy Sĩ đề nghị
tuân thủ các phán quyết của LHQ về chống bắt giữ tuỳ tiện, và trả tự do cho những
người có tên trong danh sách đó như Trần Thị Thúy, Dương Kim Khải, Đỗ Thị Minh
Hạnh, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức và các Thanh Niên Công Giáo tại Vinh.
Thụy Điển và Đan Mạch đề nghị trả tự do cho 58 Bloggers bị bỏ tù từ 2009 đến
nay; công an không được xử dụng bạo lực phi pháp; và hủy bỏ các điều luật nhằm
ngăn chận Tự do ngôn luận. Bỉ và Serbia đề nghị nâng cấp luật pháp VN lên tiêu
chuẩn bình thường của luật pháp Quốc tế; bảo đảm tính độc lập của công tố viên
và quan tòa … Phái bộ của nước CHXHCNVN trả lời bằng những câu đọc từ bài bản
đã soạn sẵn, và hứa sẽ áp dụng 90 điều trong số các khuyến nghị. Tuy nhiên ít
ai kỳ vọng gì về thiện chí cải sửa của nhà cầm quyền VN khi nhìn vào kết quả từ
sau lần UPR 2009.
Phản đối phái đoàn đại diện nhà nước Việt
Nam bên trong và bên ngoài trụ sở LHQ.
Đại diện các cộng đồng người Việt biểu tình cho nhân quyền Việt Nam
trong mưa gió ngày 5/2
Trước cổng chính của toà nhà LHQ đã có cuộc biểu
tình của người Việt để nói thay cho đồng bào trong nước đang bị tước đoạt các
quyền con người. Đặc biệt tại đây đã có đại diện các đồng bào dân tộc thiểu số
lên án chính sách phân biệt chủng tộc, cướp bóc đất đai và các phương tiện mưu
sinh của bà con tại nhiều vùng cao nguyên. Các phái đoàn của cộng đồng người
Việt đến từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Na Uy, Hoà Lan, Đan Mạch, Bỉ và Thụy Sĩ đã
có mặt suốt từ 13giờ đến 16giờ trong mưa và gió. Đặc biệt có sự hiện diện của
các văn nghệ sĩ Trúc Hồ, Nam Lộc, Lâm Thuý Vân, Nguyệt Ánh và các thành viên
phong trào Hưng ca tại Pháp; đại diện các cơ quan truyền thông SBTN, RFA, ...;
Ls. Trịnh Hội của tổ chức Voice, và một số đồng bào từ Việt Nam đang vận động
tại hải ngoại cho nhần quyền VN.
Nhân
Định -- Paris
Một số các đường dẫn để xem phóng sự và phỏng vấn
VIDEO
:
radioctm Published on Feb 7, 2014
Á
Châu Tự Do phỏng vấn ông Hoàng Tứ Duy
SBTN
phỏng vấn bà Huyền Trang
SBTN
phỏng vấn LS Hà Huy Sơn, cựu LS Đặng Xương Hùng, Ô. Hoàng Tứ Duy và Bà Huyền
Trang
Phóng
sự của BBC
Đọc
bản tóm lược của văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ:
http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G13/183/23/PDF/G1318323.pdf?OpenElement
http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G13/183/23/PDF/G1318323.pdf?OpenElement
Đọc
nguyên văn các bản đóng góp: http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/UPRVNStakeholdersInfoS18.aspx
No comments:
Post a Comment