Sunday 16 February 2014

KỶ NIỆM CUỘC CHIẾN TRUNG - VIỆT 1979 : DÂN TUẦN HÀNH, CHÍNH QUYỀN "KHÔNG HÀNH", BÁO LÊN TIẾNG, SỬ GIA IM TIẾNG (Chép Sử Việt)




Posted by chepsuviet on 17/02/2014

hêm một bức tranh cho trang sử nước nhà, có những nét đẹp, những gam màu sáng, cũng có những khoảng tối, góc nham nhở …

Trước cách đối phó của chính quyền, buổi tưởng niệm lại biến thành cuộc tuần hành quanh Bờ Hồ, nghĩa là tác dụng tuyên truyền đã tăng lên. Biểu tình trong im lặng, đôi lúc có dừng lại nghe diễn thuyết, hô khẩu hiệu, có băng rôn nho nhỏ lời lẽ nhẹ nhàng, tránh những hành động kích động các bên v.v.. Thêm kinh nghiệm cho những người yêu nước trong bối cảnh bị o ép đủ bề, thiếu thốn đủ thứ, từ điều kiện vật chất cho tới một tổ chức dân sự cần có để giúp nhau kiến thức, hỗ trợ tinh thần. 

Với cách đối phó của chính quyền, ngoài những chỉ trích cần có và vẫn có, cũng nên có lời khen khuyến khích những nhân tố tích cực từ trong nội bộ. Nói đâu xa, đến như Dương Chí Dũng, vừa qua nhận án tử hình, nhưng nếu biết lập công chuộc tội, khai ra “ông anh mật báo”, thì chắc cũng sẽ được thoát án tử. Lịch sử và hậu thế cũng sẽ ghi nhận và tìm ra những ai trong chính quyền cố gắng hạn chế những hành động “hèn với giặc, ác với dân”. Hai hình thức đối phó mới nhất của chính quyền Hà Nội với người dân yêu nước tuy là rất phản cảm, vô văn hóa, nhưng không có đàn áp, bạo lực – có lẽ họ đã không biết làm gì hơn trong tình thế “trên đe dưới búa”, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, thậm chí là những rình rập, toan tính đấu đá nội bộ.

Một mảng sáng tối, nham nhở khác, đó là báo chí và giới sử học. Nghịch lý là mới một tháng rưỡi trước, Hội khoa học Lịch sử vừa được Thủ tướng khích lệ, nào là tổ chức kỷ niệm Hoàng Sa, Cuộc chiến biên giới Việt-Trung, nào là ghi vào sách giáo khoa, ấy thế mà họ đã im thin thít, trong khi đáng ra phải là những người đi đầu. Ngược lại, báo giới chịu áp lực từ những chỉ đạo “mật” của Ban Tuyên giáo, thế nhưng tạm tính cho tới rạng sáng nay, đã có trên dưới 30 bài được đăng, đăng lại trên chục báo.

Còn đúng một tháng nữa – ngày kết thúc cuộc chiến, khi đội quân của bọn bành trướng Trung Quốc rút lui, giới sử học còn có thời gian để ngấm cái cảm giác nhục nhã mà gắng lên tiếng, báo giới còn thời gian để “dựa nhau” mà tiến, kể cả Đài truyền hình Việt Nam, ít nhất cũng có thể “ăn theo” các đồng nghiệp qua mục “Điểm báo” buổi sáng. 


* Mời theo dõi các bài viết được đăng lại trên trang này, và tiếp tục được cập nhật trong bài “Nhìn mặt báo thấy mặt hèn“.

Còn dưới đây là toàn bộ diễn biến cuộc tuần hành:

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội 16/2/2014
anhbasam basam -  Published on Feb 16, 2014

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội 16/2/20  (a)

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội 16/2/20  (b)

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội (1)

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội (2)

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội (3)

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội (4)

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội (5)

Kỷ niệm 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung -Hà Nội  (6)



No comments:

Post a Comment

View My Stats