Thursday 20 February 2014

KINH TẾ VÀO, CÔNG LÝ ĐI RA (Vi Anh - Việt Báo)




02/19/2014

Việc Đảng Nhân Dân cầm quyền ở Tây Ban Nha bị Trung Cộng thao túng Quốc Hội ra luật không cho toà án Tây Ban Nha sử dung “thẫm quyền công lý phổ quát’ có thể truy nã bắt tất cả những ai bị công dân Tây Ban Nha tố cáo tội diệt chủng, dù là người nước nào đi nữa, và ngay cả khi tội ác diễn ra bên ngoài Tây Ban Nha, như cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân và một số cựu quan chức khác của Trung Cộng bị buộc tội diệt chủng ở Tây Tạng – là hình ảnh tiêu biểu của hiện tượng kinh tế chánh trị vào, là công lý đạo lý đi ra.

Như đã biết ngày 10/02/2014 Thẩm phán Ismael Moreno của toà án Tây ban nha đã ban hành lịnh truy nã quốc tế đối với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và cựu thủ tướng Lý Bằng và 3 quan chức khác, để thẩm vấn về các tội về các tội «diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn khủng bố dân tộc Tây Tạng» trong những năm từ 1980 đến 1990. Nguyên đơn là Nhà sư Thubten Wangchen, sinh năm 1954 tại Tây Tạng, thành viên của Quốc hội Tây Tạng lưu vong, có quốc tịch Tây Ban Nha, được sự hỗ trợ của Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng, tổ chức Mái Nhà Tây Tạng và các hội đoàn ủng hộ nhân quyền ở Tây Tạng đứng đơn kiện trước một toà án ở Tây ban nha. Chiếu thẫm quyền «công lý phổ quát», một khái niệm cho phép các Tòa án Tây ban Nha tiến hành điều tra các vụ phạm tội ở nước ngoài; chiếu án lệ và tiền lệ hẵn hòi, vào tháng 11 năm 1998, thẩm phán Tây Ban Nha Baltasar Garzon đã bắt nhà cựu độc tài Chi lê Augusto Pinochet tại Luân Đôn suốt nhiều tháng dài, đến tháng 3 năm 2000, với lý do tuổi già sức yếu, tướng Pinochet mới được hồi hương. Nay trong nội vụ liên quan đến các lãnh đạo TC, Thẩm phán Ismael Moreno ra lịnh truy nã quốc tế, có nhờ Tổ Chức Cảnh Sát Quốc Tế Interpol phát lệnh truy nã khắp thế giới. Ngay sau khi án lịnh án lịnh của Toà Tây Ban Nha được ban hành, TC phản ứng mạnh.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc phản đối, cho là "sai trái". Theo hãng tin Reuters, phát ngôn nhân Hoa Xuân Doanh cho biết, Bắc Kinh áp lực chánh quyền Tây Ban Nha sửa luật, không cho tư pháp Tây ban nha “thẩm quyền công lý phổ quát nữa”.

Một hình thức nước lớn, nước mạnh xâm phạm thô bạo vào chủ quyền của một nước khác. Tây ban Nha ở thế kẹt, đang trong cơn khủng hoảng tài chánh. TC đang làm chủ nghề trồng và làm rượu nho, ngành kinh tế xương sống của Tây ban Nha. Trung Cộng đang nắm một số lớn công khố phiếu của Tây ban nha. TC dễ dàng làm cho Tây ban nha phá sản.

Nên TC thao túng đảng Nhân dân của Tây ban nha đang nắm chánh quyền và chiếm đa số ở Quốc Hội thông qua luật hạn chế thẫm quyền «công lý phổ quát» của ngành tư pháp Tây ban Nha, một khái niệm cho phép các Tòa án Tây ban Nha tiến hành điều tra các vụ phạm tội ở nước ngoài.

Nhà sư Thubten Wangchen, thành viên của Quốc hội Tây Tạng lưu vong, nguyên đơn trong vụ kiện nói với thông tấn xã Pháp là AFP, Đảng Nhân dân của Thủ tướng Mariano Rajoy đã «lắng nghe và ủng hộ chính phủ Trung Quốc nên mới có chuyện cải cách luật» nói trên. Ông coi đó là «một sự xấu hổ đối với chính phủ Tây Ban Nha». Cho đến khi viết bài này dự thảo luật tu chỉnh chưa thấy ban hành, nhưng chắc sẽ ban hành vì đảng Nhân dân đa số ở Quốc Hội cũng là đảng đang cầm quyền.

Nhưng luật Quốc Hội làm được, sửa đi được, thì cũng có thể sửa lại được, khi đảng Nhân Dân không cầm quyền nữa, khi đất nước và nhân dân Tây ban nha qua cơn ngặt nghèo kinh tế tài chánh, ý thức được hành động thô bạo của TC ỷ lớn, mạnh dùng đồng tiền áp lực Tây ban Nha thay đổi niềm tin, giá trị công lý và đạo lý, xen vào nội bộ, thao túng chủ quyền tư pháp của quốc gia dân tộc Tây ban nha.

Trở lại nước nhà VN. Theo dõi thời cuộc người Việt trong ngoài nước hai thập kỷ đã qua đến bây giờ, có thể nói người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại có nghĩ, có viết, có lập tổ chức “truy tố tội ác CS”, chớ không phải không. Vì đó là một sách lược đấu tranh qua con đường tư pháp như bao sách lược đấu tranh khác nhằm mục tiêu tối hậu là giải trừ CS, đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN. Nhưng chưa thấy có người hay tổ chức gốc Việt nạn nhân CS nào phát động tố quyền đâm đơn vô toà các nước định cư để kiện như trong vụ liên quan các nhà sư các tổ chức Tây Tạng kiện cựu lãnh đạo TC.

Theo luật chưa sửa, với thẫm quyền phổ quát của toà Tây ban nha, những người bị truy tố, truy nã sẽ đối mặt với lệnh bắt giữ và dẫn độ của Hình Cảnh Quốc Tế, Interpol khi họ đi đến những nước mà Tây Ban Nha có hiệp ước pháp lý và dẩn độ. Trong trường họp đó sẽ vô cùng rắc rối pháp luật cho những bị can khi ra khỏi Trung Quốc hay tới một nước nào có Interpol hay có hiệp ước dẩn độ với Tây Ban Nha. Thế là coi như những người gây tội ác diệt chũng bi giam cầm trong nước họ vậy.

Liệu người Việt công dân hay thường trú nhân hợp pháp của các nước định cư khác ( khoảng 80 nước và hơn hai triệu người trên thế giới) nếu bị CSVN gây tội ác tội diệt chủng và chống nhân loại có tố quyền truy tố hay không? Trong trường hợp bị, thì cần xem luật pháp nước mình định cư có luật, có tinh thần pháp lý như đạo luật ở Tây Ban Nha hay không. Chắc chắn người Việt hải ngoại bây giờ có rất nhiều luật sư, luật gia, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan đấu tranh, bảo vệ nhân quyền, những chuyên viên và tổ chức dân sự này sẵn sàng giúp đồng bào nạn nhân.

Có người nói kiện cáo lãnh tụ và đại cán CS là con kiến kiện củ khoai, kiện họ khi hồi hưu hết quyền, hết đặc miễn ngoại giao – là uổng công vô ích. Hoàn toàn sai. Kiện những lãnh tụ CS là kiện cả chế độ, tạo diễn đàn nói lên cho cả thế giới thấy cái gian ác của CS, đánh động cho lớp trẻ thấy cái độc hại của CS. Đó là một bài học để ngăn chận những người ác ôn, chế dộ ác ôn không tái diễn. Đó cũng là cách ngăn chận những người CS đương thời không làm những tội ác như người đi trước, để tranh mang hoạ vào thân.

Kiện để toà truy nã họ tức là làm cho họ bi giam lỏng trong chế độ CS, làm cho họ không thể ‘hạ cánh an toàn’ được ở hải ngoại, tài sản của họ cất dấu ở ngoại quốc bị đóng băng, phong toả, họ không được hưởng, con cháu họ không được hưởng ở ngoại quốc. Trong chiến tranh chánh trị, cây dao ăn trầu biết dùng cho địch thủ lo sợ cũng là một vũ khí, há gì sách lược dùng toà án xử trị kẻ thù của người dân./.

Vi Anh



No comments:

Post a Comment

View My Stats