Sunday 23 February 2014

GIẤC MƠ TRUNG HOA SẼ ĐI TỚI ĐÂU ? (Đại Dương)




February 22, 2014 3:02 PM

Tập Cận Bình tích cực đẩy mạnh chiến dịch biến “Giấc mơ Trung Hoa” thành hiện thực sau khi đã nắm trọn 3 chức vụ cao nhất tại Trung Cộng gồm có Chủ tịch Nước, Chủ tịch Đảng Cộng sản, Chủ tịch Quân ủy Trung ương vào cuối năm 2012.

Tập Cận Bình áp dụng phương pháp Mao Trạch Đông trong xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Hoa, đàn áp không-khoan-nhượng các phần tử thách đố quyền lực của Đảng Cộng sản cũng như bản thân.

Mao Trạch Đông đã thảm bại trên chiến trường Triều Tiên, đẩy nền kinh tế Trung Cộng vào thảm hoạ, tạo ra vô vàn vụ khủng hoảng trong xã hội nên học thuyết Mao lịm dần trên trường quốc tế mà đảng viên lãnh đạo vẫn cứ tôn sùng do quán tính cộng sản.

Trung Cộng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và có thể chiếm vị trí số 1 trong tương lai gần, sản xuất nhiều phương tiện chiến tranh, vũ khí hiện đại nhờ khối trữ tệ trên 3,800 tỉ USD và dựa vào công nghệ sao chép sẽ thay thế Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường toàn cầu.

Dư luận quốc tế chia sẻ quan điểm này khi chứng kiến thái độ ngày càng hung hăng và ngang ngược đối với luật pháp quốc cũng như cách ứng xử cùng các quốc gia láng giềng, đặc biệt tại duyên hải Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa làm dấy lên làn sóng phẫn nộ, lo sợ. Như thế, Trung Cộng vươn lên vị trí lãnh đạo thế giới thay thế cho Hoa Kỳ chỉ là vấn đề thời gian.

Thực sự, Trung Cộng có muốn thay thế vai trò của Mỹ không?
Người Tàu vốn ích kỷ, nhỏ nhen, thiếu độ lượng, kênh kiệu, tự coi như chiếc rốn của vũ trụ nên chỉ muốn được mà không chịu mất, thích mua chuộc, ưa khuất phục hơn kết bằng hữu với người dị tộc.
Họ không muốn tốn công, hao của để bảo vệ an ninh cho các tuyến hành hải quốc tế; hoặc cầm đầu các vụ cứu trợ thiên tai khủng khiếp xảy ra cho các quốc gia duyên hải trên thế giới.

Vì thế, Trung Cộng cứ để cho Hoa Kỳ và đồng minh lo chuyện bao đồng làm hao hụt ngân sách phải vay ngày càng nhiều trong khi Bắc Kinh rãnh tay bòn mót tài nguyên thiên nhiên khắp thế giới.

Bắc Kinh không muốn có tiếng mà chẳng có miếng như Liên Xô. Sau Đệ nhị Thế chiến, dù Đế quốc Liên Xô trải rộng trên thế giới, nhưng, chỉ có danh hiệu “siêu cường nguyên tử” nhờ kho vũ khí tương đương với Hoa Kỳ mà không đủ khả năng đóng vai trò “cảnh sát quốc tế”.

Năm 2003, học giả Johnston thuộc Đại học Harvard phân tích số liệu Trung Cộng phản đối hiện trạng toàn cầu đã phát hiện “hòa nhập và hợp tác hơn vào định chế quốc tế so với trước đây”, và bằng chứng thách đố Hoa Kỳ “không rõ rệt”. Năm 2013, đánh giá lại vẫn chưa thấy thay đổi bao nhiêu.

Sức mạnh quân sự của Trung Cộng còn quá hạn chế
Xét về vũ khí nguyên tử, hoả tiễn, vũ khí quy ước, phương tiện chiến tranh chưa đủ số lượng và phẩm chất hiện đại có thể so tài với Hoa Kỳ trên bình diện toàn cầu.

Phần thắng chưa chắc nghiêng về phía Trung Cộng ngay cả, khi phải đối đầu với các cường quốc cấp vùng như Nhật Bản, Ấn Độ.

Với lịch sử thù địch và thôn tính của chủ nghĩa Đại Hán nên các quốc gia trong vùng như Nhật Bản, Việt Nam, Đại Hàn, Ấn Độ, Đài Loan, Đông Nam Á không tin Trung Cộng tăng cường quân bị mà chẳng tạo ra mối đe doạ.

Họ không thể đơn phương chống Trung Cộng nên phải liên kết với Hoa Kỳ. Nhìn vào bản đồ địa chính trị ai cũng dễ thấy Trung Cộng bị các địch thủ bao vây tứ phía dưới sự điều hợp của Hoa Kỳ mà thoát ra đã khó, còn hy vọng gì tới làm chủ thế giới.

Những căn bệnh trầm kha của Trung Cộng
Diện tích Trung Cộng tương đương với Hoa Kỳ mà đất khả canh chỉ bằng 1/2 bình quân toàn cầu, lượng nước ngọt thấp nhất Châu Á, trong khi Châu Á thiếu nước nhất so với các lục địa khác nên phải nhập nguyên vật liệu trị giá bằng 30% GDP.

Trung Cộng có nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, nhưng rất nghèo. Thống kê mới nhất của Bắc Kinh ghi nhận chỉ có 4% dân số (60 triệu người) kiếm được hơn 20,000 USD/năm trong khi khoảng 1 tỉ người chỉ đào được 4 USD/ngày.

Tổng sản lượng của Trung Cộng tăng trưởng bình quân 10% trong giai đoạn 1979-2009 nhờ lượng đầu tư nước ngoài chiếm hơn 40% GDP. Mức tăng trưởng hiện nay chỉ còn phân nửa của năm 2007. Như thế, GDP của Trung Cộng muốn vượt Hoa Kỳ ít nhất phải đến thế kỷ thứ 22.

Bắc Kinh ào ạt bơm một số tiền tín dụng từ quỹ ký thác của dân chúng để kích thích trong bối cảnh kinh tế suy trầm toàn cầu hầu duy trì ấn tượng tăng trưởng đã tạo ra một núi nợ trên 10,000 tỉ USD mà chưa biết khi nào bể bóng.

Hàng nhái, hàng giả, hàng nhiễm độc của Trung Cộng chất ngập kho vì không những giới tiêu thụ thế giới mà cả ở trong nước cũng dị ứng với hàng hoá dán nhãn China.

Một số mặt hàng theo đường tiểu ngạch nhập vào Việt Nam để biến thành Made in Vietnam, và có thể ở vài nước khác nữa.

Hệ thống chính trị tại Trung Cộng đã cản trở việc điều chỉnh nền kinh tế lệch lạc. Kế hoạch ngũ niên 2006-2011, Bắc Kinh muốn gia tăng mức tiêu thụ nội địa để cải thiện nền kinh tế. Nhưng, mức tiêu thụ tư nhân chiếm 46% của năm 2000 chỉ còn 36% vào 2012.

Chuyển hướng kinh tế lại được Bắc Kinh hâm nóng, e khó thực hiện vì dân chúng có tiền lại mua hàng hoá từ nước ngoài, kể cả thực phẩm hàng ngày. Khoảng 64% triệu phú của Trung Cộng đã định cư ở ngoại quốc có thể làm giảm mức đầu tư vào nền kinh tế.

Ba thập niên phát triển nóng và đầu tư vô-tổ-chức đã gây thiệt hại khủng khiếp đến môi sinh mà muốn làm sạch phải cần 3% GDP.

Hồi giữa tháng 2-2014, tập đoàn ngân hàng Société Générale của Pháp tiên đoán nền kinh tế Trung Cộng sẽ hạ cánh nặng nề có thể tạo ra cơn “chấn động kinh tế” dữ dội hơn năm 2008 ở Mỹ và 2010 tại Châu Âu.

Vì thế, trên tuần san “The Week” của Mỹ ngày 13-02-2014, tác giả Zach Beecham lấy nhan đề “Trung Quốc chưa thay thế Mỹ – vĩnh viễn cũng sẽ không” để mô tả vị thế của Trung Cộng.

Bắc Kinh doạ suông hay làm thật
Tăng cường binh lực tối đa, áp dụng đường lối ngoại giao cứng rắn, ban hành các văn kiện pháp chế, tập trận thường xuyên trên hai Biển Đông và Nam Trung Hoa, kiên-cố-hoá các đảo, đá, bãi ngầm đã chiếm đóng, sử dụng “hoả lực mồm” từ các kênh truyền thông bán-chính-thức nhằm tạo ra ấn tượng sẵn sàng dùng biện pháp quân sự để bảo vệ “lợi ích cốt lõi”, và thu hồi nhiều phần “lãnh thổ lịch sử” bị lân bang chiếm đóng.

Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan giàu có, trình độ kỹ thuật tiên tiến nên rất tự tin có thể bảo vệ đất nước một cách vững chắc với các Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương cùng Hoa Kỳ.

Ù lì, ích kỷ, nghèo khó, kỹ thuật quân sự yếu kém như hầu hết các nước Đông Nam Á cũng ý thức được nguy cơ sống còn trước mối đe doạ của Trung Cộng nên chẳng có sự chọn lựa nào khác ngoại trừ đoàn kết và hợp tác thực sự với Hoa Kỳ.

Bắc Kinh cứ ra oai, ai nghe càng tốt mà phản đối cũng chẳng sao như đã diễn ra khi Trung Cộng lập Vùng Nhận diện Phòng không tại Biển Đông Trung Hoa. Tỉnh Hải Nam ra quy định buộc ngư thuyền muốn đánh cá trong vùng chiếm 2/3 Biển Nam Trung Hoa phải xin phép trước.

Trung Cộng không thể tiến hành chiến tranh trong hoàn cảnh bất lợi như hiện nay, nhưng, vẫn tiếp tục hô hào để làm thoả mãn tham vọng điên cuồng của Hán Tộc mà duy trì quyền độc tôn lãnh đạo cho đảng Cộng sản.

Các quốc gia láng giềng không-yếu-bóng-vía và tìm chỗ dựa vững chắc sẽ làm nãn lòng thói hung hăng của người Tàu.

Đại Dương



No comments:

Post a Comment

View My Stats