06/02/2014 at 09:06
Trích từ bài cũ
Đinh Tấn Lực – Công Nghiệp Nặng Thời Đại: Mài Lưỡi Gỗ
Đinh Tấn Lực – Công Nghiệp Nặng Thời Đại: Mài Lưỡi Gỗ
Lưỡi gỗ
thằng cuội ngồi gốc cây đa
giận mình dối chú lừa cha thua người
mà mang tiếng xấu đời đời
trong khi thầy nó bao người hoan hô
thơ Nguyễn Hữu Nhật
giận mình dối chú lừa cha thua người
mà mang tiếng xấu đời đời
trong khi thầy nó bao người hoan hô
thơ Nguyễn Hữu Nhật
Lê Doãn Hợp nhất định là một
danh nhân. Bởi đã tuôn rất nhiều danh ngôn.
Chưa ai quên định nghĩa “Quản
lý là quản có lý”. Hay định danh “Giáo trí – Cuộc cách mạng đầu
tiên để nâng cao dân trí”. Hay định hướng “Làm kinh tế bằng văn hóa” (các
bộ trưởng đều thành doanh gia bán bằng/ghế/giấy phép). Hay, định tính cho bộ
máy công quyền là “Chậm, Chờ, Chán, Chạy”. Hay, định vị bản lĩnh chính mình là
“Tâm, Trí, Tín, Tình”. Hay, định lượng tự thân: “Lương là của vợ – Nhà là của
con – Sức khỏe là của mình”. Hay, định giá “Cán bộ thì cần có 4 chịu và 4 biết:
Chịu học, chịu đọc, chịu nghe, chịu đi; Biết viết, biết nói, biết làm,
biết điều”. Hay, định thức thời đại: “Phụ nữ Việt Nam có hai thiên
chức quan trọng nhất là làm Vợ và làm Mẹ”. Hay định luật Báo Chí Có Lề buộc
báo chí phải chấp hành luật giao thông trên con lộ truyền thông… với định
suất 10 chữ “Trung thực, Nhanh nhạy, Dũng cảm, Sáng tạo, Hướng thiện”.
Từ phát biểu lúc nhậm chức bộ
trưởng 4T: “Tôi hạn chế việc đứng ngoài báo chí để quản lý báo chí”, với “Quyết
tâm làm Bộ Thông tin và Truyền thông sáng giá”.
Cho tới phát biểu nhân ngày
phục viên: “Tôi vinh dự được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương cho thôi
chức danh Bộ trưởng khi tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn Ngành
Thông tin và Truyền thông dành cho tôi đang ở đỉnh cao (93%)”.
Gần nhất là khẳng định báo chí
“không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm”.
Đây là một phê bình sâu sát về
2 chữ Dũng Cảm trong định suất 10 chữ nói trên. Tiếc quá, với ngần đó phát
biểu, danh nhân Lê Doãn Hợp lẽ ra không nên lấy làm vinh dự quay về vui thú
điền viên mà phải vào BCT thay vì Tô Huy Rứa.
Bởi, cứ theo đó, thì không còn
nghi ngờ gì nữa, là ngoài những tay có thẻ Hội nhà báo mà dám chơi blog và
facebook, thì hơn vạn rưỡi nhà báo còn lại đều …thiếu dũng cảm.
Như Tổng biên tập (Tuổi Trẻ)
Kim Hạnh, chỉ vì đăng bản tin nói về bài thơ của Lý Thụy gửi người vợ Tàu là
Tăng Tuyết Minh mà bị “trên” rút thẻ. Là thôi.
Như phóng viên Lan Anh (Tuổi
Trẻ), điều tra và viết phóng sự Giá thuốc cao:
người dân chịu đựng đến bao giờ? để cố tìm nguyên nhân của hiện tượng
giá thuốc tây “ở trên trời”, nhưng khi vừa chạm đến các đường dây “cũng trên
trời”, thì lập tức bị truy tố về tội danh “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà
nước”. Là bị bắt. Và sau đó, bị xử lý biện pháp hành chính.
Như vụ án Năm Cam, báo chí lần
từng nút thắt các đường dây chằng chịt từ Cao Duy Phước, Triệu Quốc Kế, Lê
Thanh Đạo, Nguyễn Mạnh Trung, Võ Hoàng Thúy, Dương Minh Ngọc, Phạm Sỹ Chiến,
Trần Mai Hạnh, lên tới cấp thứ trưởng UV/TWĐ là Bùi Quốc Huy… thì được lệnh
“trên” bảo ngưng ngay ở “giai đoạn 1”. Là ngưng.
Như vụ án PMU18, hai nhà báo
Nguyễn Việt Chiến (Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (Tuổi Trẻ) đã lãnh án tù vì
thọc ngòi sâu sát vào quá trình điều tra lần dây động rừng. Sau đó, các
báo đã nhận
được chỉ thị không được tiếp tục đăng về vụ việc. Là dừng. Báo Pháp Luật
(thuộc Bộ Tư Pháp) và Báo Đại Đoàn Kết (thuộc Mặt trận Tổ quốc) rán thêm vài
bài ém sẵn, đều bị kỷ luật cảnh cáo. Là dừng thật.
Như trường hợp nhà báo Đoan
Trang, bị bắt với tội danh “vi phạm an ninh quốc gia”, căn cứ vào nội dung các
bài viết đăng trên blog TrangRidiculous: Bài Ném đá hội nghị; bài Tóm lược hội thảo khai thác bauxite Tây Nguyên ;
bài Phim hành động: Nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi toàn quốc viết về
biển, đảo VN … Thế là Tổng biên tập nhận chỉ thị của “trên” bảo nhà
báo có đầy đủ định suất 10 chữ kể trên phải rời VietnamNet.
Như vụ án nhà báo Hoàng Khương
(Tuổi Trẻ) làm một phóng sự lẻ về nạn tham nhũng dày đặc trên các tuyến giao
thông, và bị truy tố về tội “đưa và nhận hối lộ” trong quá trình tác nghiệp. Là
ra tòa.
Vân vân…
“Ai đó đã nói về ‘chiến dịch’
đưa tin của báo chí trong và sau các vụ Tiên Lãng, Văn Giang như sau: ‘Một cuộc
vật lộn để được nói sự thật’. Thực tế còn hơn thế nữa: Một cuộc vật lộn để được
biết sự thật, để được viết sự thật, và để được khách quan (tất nhiên cũng chỉ
dám mong ở mức độ tương đối)… Tệ hơn nữa là chuyện ấy lại diễn ra cùng với đây
đó những mệnh lệnh (miệng) yêu cầu báo chí ‘hạn chế đưa tin’…” –
TrangRidiculous.
Dường như độc giả chưa kịp đặt
vấn đề Dũng Cảm đối với các nhà báo bút sắc, theo kiểu danh nhân Lê Doãn Hợp
định nghĩa. Lý do là vì độc giả còn đang loay hoay với biết bao nỗi hoang mang
về những điều khó tin khủng khiếp hơn:
Do đâu mà có tờ công văn Tối
Mật lệnh cho: 1) Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành xử phạt hành
chính Blogger Nguyễn xuân Diện; 2) Viện khoa học xã hội Việt
Nam chỉ đạo tiến hành kiểm điểm, có hình thức xử lý theo luật
Viên Chức; 3) Bộ Thông Tin và Truyền Thông đóng blog cá nhân của Nguyễn
Xuân Diện; 4) Bộ Công an tấn công nghiệp vụ nhằm vô hiệu hóa, hạ
thấp uy tín đối với Nguyễn Xuân Diện để xử lý về hình sự khi cần thiết ?
Do đâu mà báo chí (và cả QH)
không được chạm tới các dữ kiện động trời Vinashine & Vinalines?
Do đâu mà những chiến hạm ngụy
trang trên Biển Đông đâm chìm tàu cá ngư dân ta được toàn thể báo chí gọi đích
danh trong đồng phục là… “tàu lạ”?
Do đâu mà mọi văn kiện/bản đồ
về các hiệp ước biên giới hải đảo được ký kết từ 1999 đến nay vẫn chưa được
công khai hóa trên báo đài cho công chúng nghe/đọc/tham khảo?
Do đâu mà những bản tin có liên
hệ đến thiên triều đều lần lượt bị cấp tập gỡ xuống?
Do đâu mà Luật Biển được QH
thông qua nhưng không được báo chí đăng tải đại trà?
Do đâu mà có đến ba ủy viên Bộ
chính trị (Đinh Thế Huynh/Phùng Quang Thanh/Trần Đại Quang) đã đồng nhịp dõng
dạc yêu cầu báo chí phải giữ đúng ‘định hướng chính trị’ nhân ngày nhà báo Việt
Nam 21/6 năm nay?
Vân vân…
Các nhà báo nhà đài nghĩ sao,
một khi nhìn rõ hầu hết những sự kiện kể trên xảy ra ngay trong thời danh nhân
Lê Doãn Hợp còn tại chức và vừa mới vinh dự được thôi chức?
Các nhà báo nhà đài sẽ nghĩ
thêm thế nào, một khi danh nhân Lê Doãn hợp còn cố trào ra thêm một danh ngôn
khác, mới đây: “Một thiết chế chính trị mà báo chí đủ uy trước tiêu cực là
thiết chế chính trị tuyệt vời”?
Những nhận định từ “không vùng
cấm” đến “chưa tuyệt vời” này có liên hệ gì với nhau, ngoài cái lưỡi gỗ mới
mài?
Trong lãnh vực công nghiệp nặng
thời đại, nếu Google có công năng dịch thuật ra tiếng Nôm (na), thì nhiều phần
cặp danh ngôn sóng đôi này của nguyên Bộ trưởng TT-TT Lê Doãn Hợp sẽ có chung
(ẩn) nghĩa Thật (thà) là:
Bố khỉ nó deck đứa nào dám đào
tới hố xí của đảng! Ặc! Ặc!
***
Mặc cho hàng trăm Youtube Clips
còn đang hoạt động trên mạng…
Mặc cho hàng trăm, dễ là nhiều
trăm bài tường thuật/nhận định/phân tích/tổng hợp về tình hình công an đánh dân
đổ máu, gãy cổ què tay, đi viện cấp cứu… thậm chí bắn dân xuyên xương chậu,
thủng bụng, đứt ngón, thả cho về nhà chết, bỏ mạng ngay trong đồn công an
rồi báo cáo tự tử âm thầm hay tự tử mà có để lại thư tuyệt mệnh hoan hô bác Hồ
v.v…
Mặc, máy mài lưỡi gỗ vẫn chạy
đều trong khu công nghiệp mài lưỡi gỗ. Át cả tiếng rên la:
Ủy viên BCT, Thượng tướng Bộ
trưởng Bộ công an kiêm Đại biểu QH Trần Đại Quang vẫn trịnh trọng đằng hắng
trước khi gằn giọng: “Công an không cưỡng chế giải phóng mặt bằng, chỉ bảo đảm
an ninh trật tự cho các đợt cưỡng chế”.
Cũng vậy, đám thường phục và
đầu gấu mang băng đỏ đánh dân tơi tả thì được mệnh danh là “giữ trật tự”.
Còn ngược lại, mỗi khi nông dân
phải tự vệ trước đám thường phục và đầu gấu thì bị bắt ngay về tội “chống người
thi hành công vụ”.
Há chẳng phải là máy mài lưỡi
gỗ quá bén đó sao?
***
Chưa hết: Blogger Điếu Cày biểu
tình chống TQ thì trở thành một trong những người VN đầu tiên và rất hiếm bị
bắt tù về tội trốn thuế cho thuê nhà (400.534.062 đồng), đến khi mãn hạn tù thì
bị chồng thêm án khác mà không cần ra tòa và cũng không một thân nhân nào được gặp.
Trong lúc Cục trưởng Cục hàng hải Dương Chí Dũng “làm thất thoát” hàng nghìn tỷ
đồng, “gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước, có tính chất phức tạp,
gây nhức nhối trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ
Việt Nam” thì đã nhanh chóng đào thoát…
Bộ trưởng Bộ công an kiêm Đại
biểu QH Trần Đại Quang tuyên bố: “Cơ quan cảnh sát điều tra cần kiểm điểm, rút
kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ”.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng
nhấn mạnh: “Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức cục trưởng Cục Hàng hải
là đúng quy trình”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng
phân trần: “Khi ông Đinh La Thăng về bộ chúng tôi vẫn thấy ông Dương Chí Dũng
bình thường, cho nên lúc bổ nhiệm chưa nghe mùi khét của cơm khê, chứ đã nghe
thấy mùi khét thì ai làm”.
Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp
luật QH Ngô Văn Minh nhận định: “Ông Dương Chí Dũng từ chỗ làm chủ tịch hội
đồng thành viên (HĐTV) Vinalines sang làm cục trưởng Cục Hàng hải là thuyên
chuyển cán bộ chứ không hẳn là đề bạt. Nghĩa là không phải lên chức”.
Cục trưởng Cục Chống tham
nhũng, Trưởng đoàn thanh tra Hoàng Đức Vinh cho biết “Hoàn toàn không có bất cứ
trao đổi nào” với hai bộ GTVT và Nội vụ về việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng trong
lúc đang thanh tra tại Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines).
Nghĩa là không một ai trách
nhiệm.
Há chẳng phải là công nghiệp
nặng chuyên mài lưỡi gỗ đang hoạt động trên cả tuyệt vời đó sao?
***
Đã có thời, người biểu tình ở
Hà Nội trưng một biểu ngữ vô cùng bắt mắt. Đó là trang báo Thanh Niên phóng lớn
đăng lời tuyên bố của Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó tổng cục trưởng Tổng
cục An ninh II – Bộ Công an, kiêm Giám đốc Công an Hà Nội in đậm: “Không chủ
trương trấn áp người biểu tình yêu nước”.
Ngày 2-8-2011, tại cuộc họp
giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trung tướng CA Nguyễn Đức
Nhanh đã trả lời về sự việc một số người tập trung biểu tình tự phát phản đối
Trung Quốc gây hấn tại biển Đông ngày 17-7-2011 đã bị lực lượng công an thành
phố đàn áp thô bạo rằng: “Đây là những cuộc biểu tình yêu nước tự phát, cho nên
các cấp và Công an Hà Nội không có chủ trương trấn áp, bắt giữ người biểu tình
tự phát. Do phải bảo vệ các đại sứ quán và bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn
TP, nên lực lượng Công an Hà Nội kiên trì vận động, giải thích, thuyết phục
người biểu tình rời xa khu vực Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng công an không
bắt giữ người biểu tình, chỉ đưa một số người lên xe buýt về đồn công an để
giải thích”.
Thế là rõ: Đại úy CA Phạm Hải
Minh không có chủ trương đạp vào mặt người biểu tình đang bị 4 công an khác
khiêng quăng lên xe buýt.
Tướng Nhanh nêu bật nỗi băn
khoăn không rõ đoạn video clip đó “có bị cắt dán hay không”.
Như vậy chỉ còn vài xác suất có
thể xảy ra: 1) Đồng chí nạn nhân tự hất mặt vào đế dép của CA, cứ bật ra thì
lại hất mặt lần nữa vào đế dép của CA Minh, cả thảy 4 lần; 2) CA Minh đang bước
xuống đường chùi dép thì gặp đúng ngay mặt nạn nhân, và chỉ chùi có đúng 4 lần,
không hơn, không kém; 3) CA Minh đã kiên trì 4 lần vận động thuyết phục nạn
nhân rằng trong nhiều trường hợp, yêu nước và dập mặt không xa nhau nhiều…
Tuần kế tiếp đó thì hầu hết
những người biểu tình đều có dịp cùng hô khẩu hiệu trên xe buýt, được đưa về
nhiều đồn CA khác nhau ở ngoại thành, chỉ vì CA muốn biết rõ từng người xem có
phải đúng là nhân dân yêu nước không, hay là người nước ngoài yêu nước họ mà
lại tụ tập ở thủ đô này…
Thế cũng rõ nốt: Công nghiệp
nặng thời đại đang chạy hiệu quả và gần hết công suất.
***
Đập Sông Tranh 2 bị nứt!
Từ đầu tháng 3 năm 2012 khi
nước phun ra như suối trên mặt hạ lưu đập, EVN ra sức trám bịt các miệng phun
này. Hành động này không phải là sửa chữa đập mà là phá hoại đập. Bởi khi ra
sức bịt miệng phun, có nghĩa là cố tình giữ nước lại trong thân đập. Nước đó sẽ
làm hỏng bê tông thân đập! EVN khẳng định nước thấm qua khe nhiệt. Nghĩa là các
tấm đồng dạng Ô-mê-ga, bịt khe nhiệt, được lắp đặt từ đỉnh đập đến đáy đập phía
thượng lưu đã bị hỏng. Như vậy, mỗi tấm đồng bị hỏng (thủng, rách) dù chỉ 1 cm
vuông thôi, thì hiện nay toàn bộ khe nhiệt đã chứa đầy nước rất nguy hiểm.
Sau khi Chính phủ chỉ đạo xả
nước, EVN đang tiến hành bịt các vết nứt trên mặt thượng lưu của đập. Việc này
là hoàn toàn cần thiết, nhưng chưa đủ. Điều đáng lo lắng hơn nhiều là EVN không
nói đến việc tìm kiếm khe nứt, tìm kiếm khoảng trống trong thân đập, xử lý khe
nứt khoảng trống, xử lý lượng nước nằm trong đó, kể cả xử lý lượng nước nằm
trong khe nhiệt, cũng không thấy nói đến việc kiểm tra và xử lý nền đập.
Trích báo VietnamNet 7-5-2012.
Trích báo VietnamNet 7-5-2012.
Tiến sĩ Bùi Trung Dung, Phó cục
trưởng Cục kiểm định chất lượng công trình xây dựng thuộc Hội đồng thường trực
Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước – Bộ Xây dựng – sau khi đi kiểm tra, đã đưa ra một
số nhận định ban đầu: “Đập vẫn đang vận hành an toàn đúng như thiết kế nhưng
việc để nước thấm ra ngoài thân đập gây phản cảm và yêu cầu thủy điện Sông
Tranh 2 đưa nước về lại để không gây phản cảm nữa”.
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My
thì ngạc nhiên: “Tại sao trước đây nước chảy ào ạt thì giới hữu trách khẳng
định là 30 lít/giây, còn bây giờ nước ít chảy lại khẳng định là 75 lít/1giây?”.
Báo cáo với Đoàn giám sát của
QH ngay tại hiện trường, đại diện EVN vẫn khẳng định “Đập Sông Tranh 2 an toàn,
mặc dù nước vẫn tuôn chảy phía hạ lưu thân đập chính”.
Lại thêm một sự cố khó lý giải:
Ai đã thuê “dân tự phát” ném đá, chận đánh các ký giả mon men đến chụp hình?
Tức là vừa đổ lỗi qua lại, vừa
đá lỗi vòng quanh, lại vừa có biện pháp bịt miệng công chúng.
Chẳng phải là công nghiệp mài
lưỡi gỗ đang “phủ sóng” khắp nơi đó sao?
***
Vẫn chưa hết chuyện Vinashin
& Vinalines.
Theo VietnamNet, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ở Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 rằng:
“Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi
cũng không ra quyết định nào sai”.
Cũng theo tường thuật của
VietNamNet, Nguyễn Tấn Dũng đã trần tình rằng “Chưa hề quyết định một trường
hợp cán bộ nào” liên quan tới các lãnh đạo của tổng công ty và tập đoàn kinh tế
nhà nước.
Câu hỏi nảy sinh từ đó là: Ai
chịu trách nhiệm các quyết định sai về các tập đoàn khủng vỡ nợ nói trên? Ai
buôn ghế mà không báo cáo cho thủ tướng? Ai bổ nhiệm các tổng giám đốc? Nguyễn
Thanh Phượng, hay Nguyễn Xuân Phúc, hay Hoàng Trung Hải, hay là… cậu đánh máy?
Theo đúng quy luật của ngành
công nghiệp nặng thời đại: Không ai cả.
***
Có nên bình bầu một giải vô
địch lưỡi gỗ chăng?
Rất nhiều xác suất huy chương
vàng quán quân lưỡi gỗ sẽ lọt vào tay đương kim Đại sứ VN tại Mỹ,
nguyên Thứ trưởng thường trực bộ Ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm
phán biên giới Lê Công Phụng, với tuyên bố: “Lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta
chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc
được chia đôi, mỗi bên được 50%” (trả lời phỏng vấn của phóng viên VASC Orient
ngày 28/01/2002). Và ta được bạn nhường cho phần tốt nữa!
Trong lần trả lời phỏng vấn của
nhà báo Lý Kiến Trúc, Lê Công Phụng khẳng định: “Mục Nam Quan là cái ải để quan
sát phía Nam cho nên Trung Quốc nó xây để quan sát phía Nam, chư hầu của nó
trước đây”. Tức là không phải của VN. Rồi “tâm tình” thêm trước khi chia tay,
rằng: “Bây giờ Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh, mình không ngăn người ta
đừng mạnh được, thì mình phải học cách sống được với người ta, bên cạnh một
nước mạnh. Và cũng nói thật với các vị là có vấn đề gì phức tạp với Trung Quốc,
thì mình đâu có yên được”.
Không một ai ngạc nhiên là
nguồn sông chảy ngang thác Bản Giốc có tên là Qui-Thuận.
Cũng không một ai ngạc nhiên
khi biết toàn bộ hệ thống máy mài lưỡi gỗ có đóng dấu/dán tem Made-in China.
Đặc biệt, cũng sẽ là chuyện
bình thường, một khi toàn bộ 14 lưỡi gỗ bén nhất Hà Nội đồng loạt tuyên bố:
Nhân kỷ niệm ngày giỗ Phục Ba Tướng Quân Mã Viện, nhân dân tỉnh Việt Nam ta,
sau hơn 2000 năm lưu lạc, nay lại sung sướng trở về nằm trong lòng mẹ Trung
Quốc.
Lúc đó người dân VN sẽ tự đánh
giá là dân tộc “Hạnh Phúc Đứng Đầu Thế Giới” chứ không phải xoàng xĩnh hạng nhì
như hôm nay.
Há chẳng phải đó là thành quả
phi thường của nền công nghiệp nặng thời đại đó sao?
***
Nguyễn Ngọc Tư có một tản văn
rất dễ thương tựa là Mảnh Vá Cũ, viết về những người thợ dạo vá soong nồi, vá
lu khạp, vá dép đứt, sửa bếp gas, và mài dao kéo. E rằng những con người đó đã
tuyệt tích thời nay. Không thể nào cạnh tranh nổi với công nghiệp nặng thời
đại: Mài lưỡi gỗ. Mỏng và sắc đến mức vô tư/vô duyên/vô khối/vô chừng/vô hồi/vô
lối/vô ơn/vô tri/vô thức/vô cảm/vô can/vô hậu/vô đạo/vô sỉ/vô loài, và vô địch
về môn… vô lại.
24-06-2012 – Kỷ niệm 24 năm Họa sĩ Bùi Xuân Phái tạ thế.
Blogger Đinh Tấn Lực
No comments:
Post a Comment