Chờ đợi cháu thấy nó dài thê thảm quá vậy mà 38 năm
ở tù của Ông không biết nó dài ra sao? Mỗi lần cháu nghe chuông điện thoại của
Cha cháu reo là cháu hồi hộp vì chắc có lẽ đó là có người báo cho Cha và cháu
để đi đón Ông về, nhưng lần nào cũng tuyệt vọng.
Từ lúc cháu gặp và nghe hai bác công an nói vậy
không đêm nào cháu ngủ được yên giấc vì trông Ông về và thương cho Ông cháu
quá. Cháu và Mẹ đã chuẩn bị bánh tét, chuối khô và đặc biệt là cốm dẹp Ông cháu
rất thích ăn, nhưng bánh tét và chuối khô Ông cháu ăn được còn cốm dẹp thì chắc
Ông ăn không được vì Ông chỉ còn 1 chiếc răng làm sao Ông ăn được. Tội cho Ông
quá Ông ơi, mỗi lần cháu nhìn những thứ này cháu không cầm được nước mắt...”
- Trần
Phan Yến Nhi
*
Thanh
Quang (RFA) - Việc chính quyền Việt Nam thất hứa với con, cháu
của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, với sự chứng kiến của Hiệu trưởng Trường
Tiểu học An Minh Bắc 4, Huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, một lần nữa, cho
thấy tình trạng bội ước cố hữu của giới công lực, cầm quyền trong nước.
Buồn
đến không ăn Tết nỗi
Như vậy là niềm vui khôn cùng “như đi trên mây chứ
không phải ở dưới đất” của con cháu người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vào những
ngày trước Tết Giáp Ngọ trông đợi ông về ăn Tết giờ đã trở thành nỗi buồn vô
tận khi người cha-ông nội-ông ngọai thương yêu của họ vẫn biệt tâm!
Từ Sài Gòn,
cô Nguyễn Thị Anh Thư, con gái tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, than rằng:
“Con buồn đến nỗi mấy ngày Tết con không ăn gì được,
không đi đâu cũng như không gọi điện cho ai. Buồn nhiều lắm. Mấy chị em con bị
bệnh hết trơn. Gia đình em Bích ở dưới Kiên Giang cũng bệnh. Mấy cháu - con của
Bích - chờ ông về, chờ hết ngày này tới ngày khác. Bữa nay con mới hơi nguôi
ngoai, mới ngồi dậy nỗi, chứ mấy bữa trước con nằm vùi luôn, không muốn gì nữa
hết trơn. Buồn dữ lắm!”
Từ U Minh
Thượng, Kiên Giang, con trai của cựu Đại Úy Nguyễn Hữu tên Trần Ngọc Bích (mang
họ của bố dượng) cũng bày tỏ nỗi xót xa:
“Họ hứa họ thả ba trước Tết mà bay giờ không thả.
Năm nay gia đình con không ăn Tết gì đâu! Buồn quá buồn. Năm nào thì cũng trông
ba, trông riết, trông cho tới Tết rồi trông hết ngày lễ này tới ngày lễ khác
xem ba có được về không. Mấy chục năm trước thì trông; còn năm nay họ hứa họ
thả ba thì lại càng trông. Nhưng cuối cùng ba không được về nên gia đình, ai
cũng buồn, không ăn Tết nỗi. Tội nghiệp đứa con gái của con trông ông trở về,
rồi ông không về nên nó khóc, cứ buồn hòai ! Cả gia đình trông, con cũng trông
ba về, nhưng cuối cùng ba không về (khóc)!”
Tại
sao lại phải nói dối?
Trước tình cảnh như vậy, cháu nội ông Nguyễn Hữu Cầu
là Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi, không cầm được nước mắt trong khi ngày đêm vẫn
cứ trông đợi ông nội về.
Cháu Yến Nhi
Blog Dân Làm
Báo trích dẫn lời cháu Trần Phan Yến Nhi kể lại rằng sau khi “hai bác công
an bảo là: Cháu cứ an tâm, ông cháu sẽ về ăn tết với gia
đình... Ông cháu sẽ về trước tết...”, cháu Yến Nhi “mừng không thể nào tả nổi”,
rồi chờ 1 tuần, rồi 2 tuần, rồi bước sang những ngày Tết Giáp Ngọ, nhưng “cháu
chẳng thấy Ông đâu!”.
Cháu Trần
Phan Yến Nhi buồn bã:
“Chờ đợi cháu thấy nó dài thê thảm quá vậy mà 38 năm
ở tù của Ông không biết nó dài ra sao? Mỗi lần cháu nghe chuông điện thoại của
Cha cháu reo là cháu hồi hộp vì chắc có lẽ đó là có người báo cho Cha và cháu
để đi đón Ông về, nhưng lần nào cũng tuyệt vọng.
Từ lúc cháu gặp và nghe hai bác công an nói vậy
không đêm nào cháu ngủ được yên giấc vì trông Ông về và thương cho Ông cháu
quá. Cháu và Mẹ đã chuẩn bị bánh tét, chuối khô và đặc biệt là cốm dẹp Ông cháu
rất thích ăn, nhưng bánh tét và chuối khô Ông cháu ăn được còn cốm dẹp thì chắc
Ông ăn không được vì Ông chỉ còn 1 chiếc răng làm sao Ông ăn được. Tội cho Ông
quá Ông ơi, mỗi lần cháu nhìn những thứ này cháu không cầm được nước mắt...”
Nhưng rồi
cháu Yến Nhi xem chừng như không tránh được dỗi hờn:
“Cháu nhớ như in những lời hai bác công an nói là
Ông sẽ về trước Tết nhưng lúc đó có lẽ cháu mừng quá cho nên cháu quên hỏi hai
bác công an là: “Trước tết năm nào Ông cháu mới về...?”. Cháu đi học thầy, cô
bảo là không được nói dối, cháu đã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại
phải nhận được lời nói dối.”
Dư
luận bất bình
Qua bài “Thủ
tướng không biết gì cả?!”, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng “Thông tin tù nhân lương tâm xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, 67 tuổi,
không được trả tự do để về ăn tết như giới cầm quyền hứa, không làm “người lớn”
ngạc nhiên, nhưng quả thật nó trở thành điều quá bất nhẫn với cô bé Trần Phan
Yến Nhi – cháu nội ông Cầu”.
Nhà báo Đỗ
Minh Tuyên bày tỏ bất bình về chuyện “Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa
được trả tự do sau những hứa hẹn tốt đẹp của nhà cầm quyền CSVN”, và nêu lên câu hỏi rằng “Tại sao lại lừa dối một đứa trẻ và hành xử
tàn tệ đối với một tù nhân lương tâm gần như đã trở thành một phế nhân - người
đã vì cuộc sống an bình của đồng bào mình và tương lai của quê hương đất nước
đã phải trãi qua cuộc đời hơn một phần ba thế kỷ sau những chấn song sắt đầy
khắc nghiệt?”.
Tình cảnh của người tù thế kỷ này cùng nỗi mong nhớ,
đợi chờ của con, cháu ông khiến cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển từng ở tù chung với ông Nguyễn
Hữu Cầu phản ứng:
“Khi cháu Bích hỏi tôi về việc này thì tôi có nói
với cháu Bích là khi nào thấy cha con ra thì hãy biết chớ còn bây giờ chúng ta
không thể nào tin vào lời nói của họ được. Bởi vì trong quá trình mấy chục năm
nay thì họ đã hứa hẹn nhiều rồi, nhưng hòan tòan có nhiều điều họ không thực
hiện. Thì hiện giờ đúng là như vậy: Cho tới giờ này, ông Nguyễn Hữu Cầu vẫn
chưa được thả ra khỏi nhà tù”.
Luật sư Nguyễn Bắc Truyển tin rằng vấn đề thương
thảo giữa chính phủ Hoa Kỳ và phía Việt Nam chưa ngã ngũ. Có thể còn nhiều vấn
đề họ cần phải trao đổi với nhau, như vấn đề thả các tù nhân chính trị thì VN
sẽ được lợi gì.
Bởi vì, LS Nguyễn Bắc Truyển lưu ý, công luận từng
biết rằng nhà cầm quyền CSVN luôn luôn lấy người tù chính trị ra để làm con tin
cho các vấn đề thương thảo về kinh tế có lợi cho họ. Thật sự đây là vấn đề mà
“chúng ta hết sức buồn vì cho tới giờ này, sau gần 4 thập niên, tù nhân lương
tâm Nguyễn Hữu Cầu vẫn tiếp tục đón cái Tết thứ 39 và biền biệt trong trại giam
Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai!
No comments:
Post a Comment