Kính
Hòa, phóng viên RFA
2014-02-04
2014-02-04
Đảng cộng sản Việt nam ngày càng phải đối diện với
những điều khó giải quyết, không những trong nền kinh tế đang ảm đạm, mà còn
nằm trong lý luận và tính chính danh của họ nữa.
Đúng ngày 3/2, ngày thành lập đảng cộng sản Việt
Nam, hãng thông tấn AFP loan tin một nhân viên ngoại giao Việt Nam từng là lãnh
sự tại thành phố Geneva, Thụy sĩ, nộp đơn xin tị nạn chính trị ở nước này.
Thông tin này trước đó đã được người lãnh sự này, ông Đặng Xương Hùng đưa lên
mạng, kèm theo tuyên bố của ông về việc rời bỏ đảng cộng sản Việt Nam.
Dù dưới góc nhìn nào thì đây cũng là một tin lớn, vì
rằng không phải bất cứ đảng viên cộng sản bình thường nào cũng có thể đảm nhiệm
công việc ngoại giao cho nhà nước cộng sản tại một quốc gia tư bản, khác ý thức
hệ như vậy được. Nay ông ấy bỏ đảng, rồi lại xin tị nạn nữa!
24 giờ đồng hồ sau vẫn chưa thấy một tờ báo nào, hay
cơ quan ngôn luận nào của đảng cộng sản nói đến tin này, dù họ có đến hơn 700
cơ quan như thế.
Những
chuyện khó nói
Nhưng nếu độc giả để ý đến cách mà cơ quan ngôn luận
do đảng lãnh đạo ở Việt nam phản ứng trước những chuyện như thế này thì chắc là
không lạ. Thường thì họ dùng dằng khá lâu rồi mới có phản hồi, thậm chí có khi
giữ thái độ im lặng mãi mãi. Những việc như thế này có lẽ được họ gọi là nhạy
cảm, mà thêm nữa là nó cũng khó nói. Nói như thế nào giữa rừng cờ hoa biểu ngữ
Mừng đảng mừng xuân về một đảng viên ly khai?
Những
chuyện khó nói ấy lại xuất hiện khá nhiều trong năm qua và lại
tiếp tục trong năm mới bằng câu chuyện ông Đặng Xương Hùng.
Ông Lê Thăng Long, người phát động Phong trào Con đường Việt Nam
Một
chuyện khó nói khác trong năm vừa qua là chuyện ông Lê Thăng Long, một
cựu tù chính trị xin vào đảng cộng sản Việt nam, với lý do giúp đảng này vượt
qua khủng hoảng. Câu chuyện ông Long xin vào đảng cộng sản cũng lại lặng im
trên truyền thông của đảng cộng sản.
Ông Long nói về những diễn tiến sau đó như sau,
“Tôi vẫn chưa nhận được sự trả lời chính thức nào từ
các cấp của đảng cộng sản Việt nam. Tôi đã gởi đơn của mình đến tất cả các cơ
quan gọi là truyền thông lề phải, trong đó có báo Nhân dân, tạp chí cộng sản
của đảng cộng sản Việt Nam, báo Quân đội nhân dân, báo Sài Gòn giải phóng của
TP HCM. Sau đó thì tôi thấy có một bài báo trên báo Nhân dân chỉ trích tôi và
phong trào con đường Việt nam. Điều đó cho thấy họ lúng túng trước việc tôi làm
đơn xin gia nhập đảng cộng sản.”
Ông
Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ Địa chất học, một nhà bất đồng chính kiến
ở Hà nội nói về việc ông Lê Thăng Long xin vô đảng cộng sản như sau,
“Những việc như vậy với họ khó giải quyết, nên cũng
đành bỏ qua thôi. Giải quyết thế quái nào được. Kết nạp làm sao được một người
như thế vào Đảng, mà không kết nạp thì không giải thích được.”
Đảng cộng sản cũng thường hay sử dụng câu nói dân
gian : đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại, trong các cuộc tuyên
truyền dân vận của mình. Nay ông Long chạy lại nhưng lại gây ra điều khó
nói.
Ở mức độ thấp hơn, khi đối diện với những chuyện vào
đảng ra đảng như thế, cũng không phải dễ dàng với đảng. Một giảng viên đại
học tại TP HCM nới về cách chi bộ đảng xem xét lá đơn ra khỏi đảng của anh
sau chín tháng như sau,
“Họ nói là họ tiếp nhận đơn nhưng chưa cho phép ra.
Hiện tại tới giờ này thì họ chọn giải pháp mềm mỏng, nhẹ nhàng. Từ lúc đưa đơn
tới giờ tôi đã bỏ sinh hoạt đảng chín tháng rồi mà họ cũng không nói gì.”
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại
Genève
Một
chuyện khó nói khác đối với đảngcộng sản Việt Nam trong mùa xuân này là
chuyện trận đánh Hoàng Sa hồi 40 năm trước mà trong đó nhiều người lính của
quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Trong hàng tháng trời hai tờ báo Thanh
niên và Tuổi trẻ tại TP HCM liên tục đưa bài về vụ kỷ niệm này, trong đó nhắc
tới Việt nam Cộng Hòa bằng danh xưng đầy đủ của nó.
Sự
trớ trêu
Thế rồi, đùng một cái buổi lễ tưởng niệm rất công
phu tại Đà nẵng bị hủy bỏ. Ông Nguyễn Thanh Giang nói về việc đó như sau,
“Tự họ mâu
thuẫn với họ, bây giờ bảo là công của ngụy thì tội cho người không ngụy, cho
nên là há miệng mắc quai. Đứng trước dư luận của nhân dân nói chung đòi hỏi
phải đánh giá lại chuyện ấy cho đúng đắn thì lại đâm ra trớ trêu.”
Trong một buổi nói chuyện với các bạn trẻ tại Việt
nam sau khi buổi lễ tưởng niệm Hoàng sa bị hủy bỏ, một bạn nói rằng,
“Họ cần chính nghĩa để tiếp tục cầm quyền, nhưng mà
nếu theo chính nghĩa thì lại tự vả vào mặt họ, cho nên chúng ta thấy họ làm
những cái điều có vẻ trái ngược.”
Về những điều khó nói thì có lẽ là phải truy ngược
cho đến thời điểm mà đảng cộng sản chấp nhận một nền kinh tế thị trường, một
điều mà kinh điển Mác lê của họ không mấy hào hứng. Thế là một khái niệm rất lạ
ra đời là Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà cho đến nay vẫn
thiếu những lời giải thích cặn kẽ. Rồi đảng cộng sản lại cho phép các đảng viên
được làm chủ, tức là có quyền bóc lột giá trị thặng dư, mà theo học thuyết cộng
sản là cấm kỵ.
Những điều khó nói và trớ trêu ấy có thể cô
đọng trong câu nói của ông Đặng Xương Hùng với đài RFA vào đúng ngày sinh nhật
đảng cộng sản Việt nam,
“Có người lo không chiến thắng được bản thân mình là
vì bỏ đảng là công nhận nhận thức của mình từ trước tới nay vể đảng, về chủ
nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác Lê là sai lầm.”
Trong các diễn từ chính trị, đôi khi đảng cộng sản
nêu lên niềm tự hào là đảng ra đời trong mùa xuân. Mùa xuân năm nay khắp nơi
trên đất nước Việt Nam lại bừng lên những câu khẩu hiệu Mừng đảng mừng xuân,
mà nhiều người cho là không hợp lý vì đặt đảng trước tất cả, trước cả thiên
nhiên, và điều ấy không bình thường. Nhưng đảng lại có vị trí độc quyền lãnh
đạo ở trên tất cả! Phải chăng đó là điều khó nói nhất của đảng cộng sản?
Cả đất nước Việt Nam biết được Việt Nam có được như ngày hôm nay là nhờ công lao của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chỉ những tên phản động như trang bonphuong mới tìm cách nói xấu Đang ta để gây những hiểu nhầm trong suy nghĩ của dân chúng. những bài viết như thế này đều mang mục đích lật đổ chính quyền. NHững mục đích xấu xa như vậy sẽ không bao giờ đạt được.
ReplyDelete