Thứ Hai, ngày 02 tháng 5 năm 2016
Đồng
loạt các trang báo đưa tin về vụ bắt giữ Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn.
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hai-ke-kich-dong-nguoi-dan-mien-trung-bi-dieu-tra-3396423.html
Trương Minh Tam bị bắt giữ tại Hà Tĩnh, Chu Mạnh Sơn bị bắt giữ tại Quảng Bình, bản tin từ công an cung cấp cho truyền hình nói rằng hai người này có hành vi phỏng vấn, thu thập hình ảnh liên quan đến vụ cá chết để kích động gây rối biểu tình.
Hành động thu thập hình ảnh liên quan đến cá chết đưa lên mạng cung cấp cho mọi người biết thông tin có phải là hành động phạm tội hay không.? Pháp luật nào quy định cấm điều đó.?
Không có điều khoản nào quy định việc thu thập hình ảnh, chứng cứ liên quan đến cá chết cả.
Lẽ ra đó là một hành động đáng khen ngợi. Hành động ấy giúp cho mọi người ý thức được sự nguy hiểm. Cá chết vì nhiễm độc có xảy ra không.? Có. Người ăn cá chết nhiễm độc có bị tổn hại không.? Có.
Nếu vậy tại sao đưa thông tin về cá chết nhiễm độc lại là phạm tội.?
Vậy việc thu thập, hình ảnh cá chết hoàn toàn không phạm tội.
Đến cái thứ hai là kích động biểu tình.
Biểu tình thể hiện phản đối việc gây nhiễm bờ biển có phải là phạm tội hay không.? Chắc chắn là không, tính mạng của hàng triệu người dân bị đe doạ bởi ô nhiễm môi trường do chất độc nhà máy thải ra. Việc biểu tình phản đối là đương nhiên, kể cả là nhà nước đã có biện pháp xử lý nhà máy đó thì người dân vẫn có quyền biểu tình để thể hiện ý chí chính đáng của họ. Chưa nói chuyện là nhà nước đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, và cái chết thì vẫn đang đe doạ người dân.
Việc biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường và đòi hỏi nguyên nhân dẫn đến cá chết hoàn toàn không phải là phạm tội. Việc nhà nước , quốc hội, chính phủ Việt Nam không ra luật biểu tình không đồng nghĩa với việc biểu tình là phạm tội. Trong hiến pháp có quy định công dân được quyền mít tinh biểu tình thể hiện ý chí của mình. Nghị định 38 là một văn bản quy định công dân tụ tập hơn 5 người phải xin phép, nếu không là gây rối trật tự công cộng. Nghị định là một văn bản nhất thời, nó không thể là luật để ép người dân không được biểu tình. Hơn nữa, việc biểu tình là để phản đối môi trường, tính mạng của người dân. Không ai hơi đâu đi gây rối trật tự công cộng.
Kích động một điều chính nghĩa như biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường không phải là phạm tội.
Thứ ba, hai người Tam và Sơn có kích động biểu tình hay không.?
Đưa thông tin trung thực lên trên mạng xã hội cho mọi người được biết. Mọi người tiếp nhận thông tin và phản ứng thế nào là do mọi người tự quyết định. Hàng ngàn người tham gia biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường vừa qua tại Hà Nội, Sài Gòn đều là bị hai tên Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn đưa tin kích động hay sao.? Nếu thẩm vấn hàng ngàn người biểu tình để hỏi rằng họ có bị hai tên này kích động hay không.? Và câu trả lời việc họ đi biểu tình là do hai tên này đưa tin kích động. Cũng không thể kết tội Tam và Sơn. Bởi tiếp nhận thông tin và phản ứng với thông tin là sự tự chủ của mỗi người. Chưa kể hàng ngàn người ấy họ tiếp nhận thông tin từ kênh khác như truyền hình, báo chí và họ còn chẳng biết Tam với Sơn đưa những tin gì.
Quy kết hai người Tam và Sơn kích động là mang tính quy chụp, suy diễn, thiếu bằng chứng trực tiếp. Nhằm mục đích hạ thấp động cơ trong sáng của hàng ngàn người biểu tình đã phản đối việc ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Để chạy tội và trách nhiệm của nhà nước, đảng, chính phủ.
Thứ tư là việc nhận tiền của nước ngoài để thực hiện việc thu thập chứng cứ về cá chết.
Như đã nói trên, việc thu thập chứng cứ cá chết là việc làm đúng đắn. Nhận tiền để làm việc đúng đắn là việc của tất cả mọi người. Bất kể người dân nào cũng đều nhận tiền để làm việc đúng đắn, từ người xe ôm nhận tiền để chở khách đến cô kế toán văn phòng cũng nhận tiền để làm việc đúng đắn. Ngay cả chính phủ Việt Nam không những đã nhận mà còn mở mồm đi xin, làm hồ sơ đi xin tiền để bảo vệ môi trường của các nước tư bản.
Tổng kết
Nhận tiền có sai không.? Không sai, ai mà chẳng phải làm gì đó để nhận tiền.
Nhận tiền để thu thập thông tin về cá chết, ô nhiễm môi trường có sai không. Không sai.
Đưa tin về ô nhiễm môi trường có sai không.? Không sai.
Biểu tình chống ô nhiễm môi trường có sai không. ? Không sai.
Nhà nước, chính phủ Việt Nam lẽ ra phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân cá chết và khắc phục xử lý, công bố minh bạch quá trình này. Nhưng họ bưng bít sự việc. Đến khi người dân bức xúc với thảm hoạ thì lại đổ tại bức xúc đó là do thế lực này kia kích động. Họ buộc tội những người tìm hiểu thông tin , tìm hiểu sự thật là những người kích động.
Thật nực cười ông Nguyễn Xuân Phúc trong vụ cá chết này lại nói rằng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-khong-bao-che-ai-khi-tim-nguyen-nhan-ca-chet-3396227.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking
Không ai bao che tìm nguyên nhân cá chết, sao phải bắt những người dân đi tìm hiểu nguyên nhân.?
Cá nhân tôi cho rằng, vụ bắt giữ hai người này thực sự là bắt giữ hai nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Bởi những hành động của họ liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường. Bắt giam những nhà hoạt động môi trường sẽ là một khúc xương lớn của chế độ , đối với nguồn tiền khổng lồ hàng trăm triệu usd mà chế độ nhận từ tay nước ngoài.
Liệu chế độ cộng sản Việt Nam có dám đưa Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn ra toà vì những hoạt động tìm hiểu về ô nhiễm môi trường?
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/hai-ke-kich-dong-nguoi-dan-mien-trung-bi-dieu-tra-3396423.html
Trương Minh Tam bị bắt giữ tại Hà Tĩnh, Chu Mạnh Sơn bị bắt giữ tại Quảng Bình, bản tin từ công an cung cấp cho truyền hình nói rằng hai người này có hành vi phỏng vấn, thu thập hình ảnh liên quan đến vụ cá chết để kích động gây rối biểu tình.
Hành động thu thập hình ảnh liên quan đến cá chết đưa lên mạng cung cấp cho mọi người biết thông tin có phải là hành động phạm tội hay không.? Pháp luật nào quy định cấm điều đó.?
Không có điều khoản nào quy định việc thu thập hình ảnh, chứng cứ liên quan đến cá chết cả.
Lẽ ra đó là một hành động đáng khen ngợi. Hành động ấy giúp cho mọi người ý thức được sự nguy hiểm. Cá chết vì nhiễm độc có xảy ra không.? Có. Người ăn cá chết nhiễm độc có bị tổn hại không.? Có.
Nếu vậy tại sao đưa thông tin về cá chết nhiễm độc lại là phạm tội.?
Vậy việc thu thập, hình ảnh cá chết hoàn toàn không phạm tội.
Đến cái thứ hai là kích động biểu tình.
Biểu tình thể hiện phản đối việc gây nhiễm bờ biển có phải là phạm tội hay không.? Chắc chắn là không, tính mạng của hàng triệu người dân bị đe doạ bởi ô nhiễm môi trường do chất độc nhà máy thải ra. Việc biểu tình phản đối là đương nhiên, kể cả là nhà nước đã có biện pháp xử lý nhà máy đó thì người dân vẫn có quyền biểu tình để thể hiện ý chí chính đáng của họ. Chưa nói chuyện là nhà nước đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, và cái chết thì vẫn đang đe doạ người dân.
Việc biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường và đòi hỏi nguyên nhân dẫn đến cá chết hoàn toàn không phải là phạm tội. Việc nhà nước , quốc hội, chính phủ Việt Nam không ra luật biểu tình không đồng nghĩa với việc biểu tình là phạm tội. Trong hiến pháp có quy định công dân được quyền mít tinh biểu tình thể hiện ý chí của mình. Nghị định 38 là một văn bản quy định công dân tụ tập hơn 5 người phải xin phép, nếu không là gây rối trật tự công cộng. Nghị định là một văn bản nhất thời, nó không thể là luật để ép người dân không được biểu tình. Hơn nữa, việc biểu tình là để phản đối môi trường, tính mạng của người dân. Không ai hơi đâu đi gây rối trật tự công cộng.
Kích động một điều chính nghĩa như biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường không phải là phạm tội.
Thứ ba, hai người Tam và Sơn có kích động biểu tình hay không.?
Đưa thông tin trung thực lên trên mạng xã hội cho mọi người được biết. Mọi người tiếp nhận thông tin và phản ứng thế nào là do mọi người tự quyết định. Hàng ngàn người tham gia biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường vừa qua tại Hà Nội, Sài Gòn đều là bị hai tên Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn đưa tin kích động hay sao.? Nếu thẩm vấn hàng ngàn người biểu tình để hỏi rằng họ có bị hai tên này kích động hay không.? Và câu trả lời việc họ đi biểu tình là do hai tên này đưa tin kích động. Cũng không thể kết tội Tam và Sơn. Bởi tiếp nhận thông tin và phản ứng với thông tin là sự tự chủ của mỗi người. Chưa kể hàng ngàn người ấy họ tiếp nhận thông tin từ kênh khác như truyền hình, báo chí và họ còn chẳng biết Tam với Sơn đưa những tin gì.
Quy kết hai người Tam và Sơn kích động là mang tính quy chụp, suy diễn, thiếu bằng chứng trực tiếp. Nhằm mục đích hạ thấp động cơ trong sáng của hàng ngàn người biểu tình đã phản đối việc ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Để chạy tội và trách nhiệm của nhà nước, đảng, chính phủ.
Thứ tư là việc nhận tiền của nước ngoài để thực hiện việc thu thập chứng cứ về cá chết.
Như đã nói trên, việc thu thập chứng cứ cá chết là việc làm đúng đắn. Nhận tiền để làm việc đúng đắn là việc của tất cả mọi người. Bất kể người dân nào cũng đều nhận tiền để làm việc đúng đắn, từ người xe ôm nhận tiền để chở khách đến cô kế toán văn phòng cũng nhận tiền để làm việc đúng đắn. Ngay cả chính phủ Việt Nam không những đã nhận mà còn mở mồm đi xin, làm hồ sơ đi xin tiền để bảo vệ môi trường của các nước tư bản.
Tổng kết
Nhận tiền có sai không.? Không sai, ai mà chẳng phải làm gì đó để nhận tiền.
Nhận tiền để thu thập thông tin về cá chết, ô nhiễm môi trường có sai không. Không sai.
Đưa tin về ô nhiễm môi trường có sai không.? Không sai.
Biểu tình chống ô nhiễm môi trường có sai không. ? Không sai.
Nhà nước, chính phủ Việt Nam lẽ ra phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân cá chết và khắc phục xử lý, công bố minh bạch quá trình này. Nhưng họ bưng bít sự việc. Đến khi người dân bức xúc với thảm hoạ thì lại đổ tại bức xúc đó là do thế lực này kia kích động. Họ buộc tội những người tìm hiểu thông tin , tìm hiểu sự thật là những người kích động.
Thật nực cười ông Nguyễn Xuân Phúc trong vụ cá chết này lại nói rằng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-khong-bao-che-ai-khi-tim-nguyen-nhan-ca-chet-3396227.html?utm_source=detail&utm_medium=box_topic&utm_campaign=boxtracking
Không ai bao che tìm nguyên nhân cá chết, sao phải bắt những người dân đi tìm hiểu nguyên nhân.?
Cá nhân tôi cho rằng, vụ bắt giữ hai người này thực sự là bắt giữ hai nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Bởi những hành động của họ liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường. Bắt giam những nhà hoạt động môi trường sẽ là một khúc xương lớn của chế độ , đối với nguồn tiền khổng lồ hàng trăm triệu usd mà chế độ nhận từ tay nước ngoài.
Liệu chế độ cộng sản Việt Nam có dám đưa Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn ra toà vì những hoạt động tìm hiểu về ô nhiễm môi trường?
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 00:51
---------------------------
TIN LIÊN HỆ
No comments:
Post a Comment