Friday, 27 May 2016

MỘT VÀI CẢM NGHĨ VỀ VIỆC CA SỸ MỸ LINH HÁT QUỐC CA CỦA VIỆT CỘNG ĐỂ CHÀO ĐÓN TT MỸ BARACK OBAMA (báo Tổ Quốc)






Trước hết chúng ta hãy điểm qua ca từ của hai bài quốc ca Việt Cộng và Mỹ: (Chú thích: phần thuyết minh về 2 bài quốc ca được trích nguyên xi từ Wikipedia vì đã có sẵn ở đó).

Bài “The Star-Spangled Banner”, tạm dịch là Lá cờ lấp lánh ánh sao, là quốc cachính thức của Hoa Kỳ. Lời được viết vào năm 1814 bởi Francis Scott Key, một luật sư và nhà thơ nghiệp dư, sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc trong Chiến tranh năm 1812.

Lời Quốc ca Hoa Kỳ đã được nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, hiện sống tại San Jose, California, đặt lời tiếng Việt như sau:

Ô! Kìa bầu trời cao.
Phấp phới bay cờ sọc sao.
Dù trời sáng hay ban chiều
Nhìn cờ bay với bao tự hào
Giữa sa trường đầy gian lao
Vẫn tung bay cờ sọc sao
Lồng lộng gió trên chiến hào
Hồn non sông hiên ngang vẫy chào.
Đầy trời rền vang tiếng phá
Tiếng bom gào như xé gió
Hãy vững tin trong đêm dài
Nhìn lên lá cờ còn đây

Điệp khúc:
Người ơi hay chăng lá cờ hào hùng, trong gió bay vẫy vùng.
Miền Tự Do lòng ta yêu dấu! Là quê hương những anh hùng.
(Wikipedia)

Tiến quân ca là một bài hát do nhạc sĩVăn Cao (1923-1995) sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976. Trước đó, Tiến quân ca là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976.(Wikipedia)

Lời 1
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền.

Lời 2
Đoàn quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới,
Đứng đều lên gông xích ta đập tan.
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn,
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền.

Mỹ Linh đã chọn lời 1! Với những câu đượm tính bạo lực và hận thù như “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước” và “Đường vinh quang xây xác quân thù” trong khi 2 câu sắt máu này đã được thay bằng 2 câu “Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới” và”Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn” trong lời 2.

Tôi không biết ai đã đặt ra lời 2 và không biết VC đã dùng nó để hát trong các buổi chào cờ bao giờ chưa, nhưng ít ra 2 chỗ thay thế này cũng làm cho Cả người hát và người nghe, nhất là khi người nghe lại là người ngoại quốc, tránh được cái cảm giác rùng rợn, đen tối và hận thù không cần thiết!

Thử hỏi TT Mỹ Barack Obama và Bộ Trưởng Ngoại Giao J. Kerry và những người Mỹ khác đã tỏ ra biết bao thiện chí đến thăm mình, vận động để lệnh cấm bán vũ khí sát thương bị áp dụng hạn chế mình trong hơn 50 năm qua để giúp mình bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của bọn giặc Tàu tàn độc, mà lại được nghe những lời ca sắt máu gợi lại một cuộc chiến khi chính họ là những “quân thù xây xác máu” trong bài này thì chịu làm sao được?

Hầu hết những bài quốc ca trên thế giới tuy có nhắc đến chiến tranh, chiến đấu, gian lao và khói lửa, đến “ta” và “địch”, đến chiến thắng của “ta” và thất bại của “địch” để cỗ võ và huy động tinh thần đoàn kết của quốc dân, nhưng hầu như tất Cả đều tránh những ca từ sắt máu hận thù như thế, mà nhấn mạnh đến một tương lai hoà bình, tươi sáng và yêu thương, ngay Cả lúc đang có chiến tranh chứ đừng nói là sau khi chiến tranh đã kết thúc từ lâu.

Hãy nghe lại bài quốc ca của Hoa Kỳ, cũng được sáng tác trong thời chiến tranh Mỹ chống lại sự đô hộ của thực dân Anh để dành độc lập, cũng có máu lửa, cũng có gian lao, nhưng có câu nào sắt máu và đầy căm thù như trong quốc ca của Việt Nam cộng sản không?

Hãy thử đọc lại bài quốc ca của Mỹ một lần nữa xem:

Ô! Kìa bầu trời cao.
Phấp phới bay cờ sọc sao.
Dù trời sáng hay ban chiều
Nhìn cờ bay với bao tự hào
Giữa sa trường đầy gian lao
Vẫn tung bay cờ sọc sao
Lồng lộng gió trên chiến hào
Hồn non sông hiên ngang vẫy chào.
Đầy trời rền vang tiếng phá
Tiếng bom gào như xé gió
Hãy vững tin trong đêm dài
Nhìn lên lá cờ còn đây

Điệp khúc:
Người ơi hay chăng lá cờ hào hùng, trong gió bay vẫy vùng.
Miền Tự Do lòng ta yêu dấu! Là quê hương những anh hùng.
(Wikipedia)

Một vài từ dữ dội nhất cũng chỉ là “lá cờ hào hùng” , “Đầy trời rền vang tiếng phá
Tiếng bom gào như xé gió” mà thôi, chứ không “nhuốm máu chiến thắng” hay “xây xác quân thù”, và thay vì “đường vinh quang xây xác quân thù” thì Mỹ muốn “Miền tự do lòng ta yêu dấu”!  Thử hỏi “con đường vinh quang” của mình mà lại “xây” bằng “xác của quân thù” thì quân thù chết còn hơn cả rơm rạ. Chúng chết ngoài mặt trận vì tên bay đạn lạc hay ta tàn sát chúng sau đó dù khi chúng đã buông súng đầu hàng hay sau khi bị bắt làm tù binh mà nhiều dữ vậy? Quân ta có như đoàn quân hung bạo khét tiếng trong lịch sử của Thành Cát Tư Hãn hay Tamerlan, kẻ đã bị cho là giết sạch địch quân để dùng xác xây thành tại những nước Trung Đông mà chúng tràn đến? Và cái “đường vinh quang” này sao nó gợi ta nhớ đến câu “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” khiến mỗi khi nghe hát người ta không khỏi rùng mình liên tưởng đến cái “chiến thuật biển người” khét tiếng của Mao mà cộng sản quốc tế đã đem áp dụng tại Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam trong nhiều trận đánh, nướng quân như nướng rạ, khiến cái “đường vinh quang” của một số lãnh tụ cộng sản như Hồ, Chinh, Đồng, Giáp, Duẫn… Không phải được xây bằng xác quân thù mà bằng chính xác của hàng triệu thanh niên và dân chúng Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc!

Phân tích thật kỹ thì sẽ thấy bài quốc ca của Việt cộng chứa đầy nghiệp chướng theo quan điểm của Phật Giáo, vì từ trong cái tâm , cái niệm nó đã chứa đầy tội ác, tội sát sinh, dù là nhân danh bất kỳ một chính nghĩa nào!

Một điểm đặc sắc nữa của bài quốc ca của Hoa Kỳ là tinh thần hướng thượng, hướng tới những gì cao Cả, bay bỗng, nâng tâm hồn con người khỏi những căm thù trần thế mà hướng tới nhũng giá trị siêu việt như tự do, Thượng đế, hoà bình…nhờ những ngôn từ gợi lên cái tư thế nhìn lên, ngước lên, để thấy

bầu trời cao”,

 “Lồng lộng gió”,

“Nhìn lên lá cờ còn đây”

(Chiến đấu để giữ cờ của mình, tức tự do của mình chứ không phải để cướp cờ, cướp đất của quân địch!”, ”  lá cờ hào hùng, trong gió bay vẫy vùng”… Tất Cả những điều đó chỉ có khi nhìn lên người ta mới thấy, chứ nhìn ngang hoặc nhìn xuống, hoặc nhìn lui thì người ta mới thấy một “con đường vinh quang xây bằng xác của quân thù” và thường thì của Cả quân ta!

Nếu nói “văn tức là người (le style, c’est l’homme), văn chương, bút pháp…diễn đạt, thể hiện cái tâm hồn của con người, thì một dân tộc chấp nhận và nhai đi nhai lại một bài quốc ca đầy căm thù và sắt máu như thế nói lên điều gì ở cái dân tộc này?

Tôi không biết ai là người có sáng kiến cho một ca sĩ lên hát bài quốc ca đầy thù hận này trước mặt những vị quan khách đến trong hoà bình như thế này nhưng trong cái dỡ chắc cũng có cái hay, vì khi nghe hai bài ca trong cùng một dịp thì người ta lại có thể so sánh để thấy dân tộc nào, quốc gia nào nhân đạo và hướng thượng hơn dân tộc và quốc gia nào vậy!







No comments:

Post a Comment

View My Stats