Tuesday, 31 May 2016

VÌ SAO VIỆT MỸ XÍCH LẠI GẦN NHAU? (BS Hồ Hải)





Monday, May 30, 2016

Bài đọc liên quan:

BÀI BINH BỐ TRẬN

Tình hình khu vực đã thay đổi trong mấy ngày qua sau chuyến viếng thăm của tổng thống Obama đến Việt Nam, và cuộc họp G7 mở rộng sau đó tại Nhật Bản. Sau cuộc hộp G7 của Nhật Bản Trung cộng đã phải lo sợ về Tuyên bố biển Đông mà nhóm này đưa ra.

Có nhiều lý do để chúng ta quan tâm đến câu hỏi: Vì sao Việt Mỹ xích lại gần nhau? Nhưng trước hết, chúng ta nên lướt qua G7 và G8 là gì?

G7 - Group of Seven - là 7 quốc gia có nền công nghiệp đã phát triển, nhưng là 7 quốc gia có nền chính trị đa nguyên tản quyền và nền kinh tế thị trường tự do. Ban đầu, năm 1975, chỉ có 6 quốc gia Pháp, Anh, Đức, Nhật, Mỹ và Ý, nhưng năm 1976 có thêm Canada gia nhập. Mục đích của G7 là nhóm các cường quốc trên toàn cầu họp nhau vài lần trong 1 năm để bàn về vấn đề kinh tế của 7 vị bộ trưởng tài chính.

G8 - Group of Eight - là nhóm 7 quốc gia G7 cộng thêm sự gia nhập của Nga năm 1998. Mục đích của G8 là cuộc họp thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia để bàn về kinh tế và chính trị toàn cầu, chứ không chỉ có kinh tế do bộ trưởng tài chính như G7. Nhưng đến năm 2014, do khủng hoảng ở bán đảo Crimea của Ukraina do tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Ukraina, G8 đã bị trở lại thành G7, vì 7 nước thành viên G7 loại Nga ra khỏi G8 khi họ áp đặt cấm vận kinh tế Nga.

Sau khi loại Nga ra khỏi G8, thì các cuộc họp thượng đỉnh G7 có thể là các nguyên thủ quốc gia của 7 nước có hoặc không có bộ trưởng tài chính, các quan chức quốc tế liên quan. Dù mở rộng hay không mở rộng, thì 7 quốc gia chủ chốt này vẫn họp kín với nhau về vấn đề kinh tế chính trị toàn cầu.

Với chiến lược xoay trục Châu Á Thái Bình Dương của bà Hillary Clinton vạch ra từ năm 2010 tại Trung tâm Đông Tây ở Honolulu, Hoa Kỳ, chính quyền ông Obama đang tiếp tục thực hiện không ngoài mục đích làm một vành đai kinh tế và chính trị bao quanh sự trổi dậy hung hăng của Trung cộng. Trong đó, Việt Nam tuy yếu về cả kinh tế lẫn chính trị ở khu vực, nhưng lại là một trong hai tiền đồn còn sót lại của Trung cộng: Việt Nam và Pakistan. Vì Bắc Hàn đã thực sự quay lưng với Trung cộng sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền.

Chúng ta cũng không quên rằng, một chiến lược khác của Hoa Kỳ và phương Tây đang tiến song hành với Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương là Hiệp định Hợp tác Thương mại và Đâu tư xuyên Đại Tây Dương - TTIP: Transatlantic Trade and Investment Partnership - giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, nhằm bao vây nước Nga sau khi loại bỏ Nga ra khỏi G8.



Toàn cầu trong 2 năm qua trở lại đa cực thực sự với Nga và Trung cộng đối đầu với phương Tây và Hoa Kỳ. Tình hình chính trị và kinh tế thế giới sau khi rơi vào đại khủng hoảng 2008, lại quay về phân cực như sau chiến tranh thế giới thứ II.

NGA VÀ TRUNG CỘNG

Đầu tiên là Trung cộng: Trung cộng đã tự cô lập mình khi họ hung hăng trên biển Đông, bây giờ chỉ còn đồng minh Pakistan và Việt Nam là 2 tiền đồn cửa ngõ mở ra châu Á. Ngay cả Bắc Hàn cũng dần từ bỏ Trung cộng sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền làm phật lòng Trung cộng. Trong khi đó, kinh tế Trung cộng đang hạ cánh nặng nề, chưa chắc giữ vững được chế độ. Chính vì thế Việt cộng phải tương kế tựu kế để đối đầu với Trung cộng chứ Việt cộng chưa thể từ bỏ cái phao cả kinh tế lẫn chính trị Trung cộng.

Kế đến là Nga. Sau cú Hoa Kỳ và Phương Tây loại Nga ra khỏi nhóm G8, bao vây cấm vận, giá dầu hạ, bây giờ Nga chỉ đủ sức lo thâm mình ở tứ phía biên giới Đông Tây Nam và Bắc gồm: Bắc Phi, Địa Trung Hải, Ba Lan, Tiệp Khắc, Liên minh châu Âu, và cả Trung cộng. Lịch sử tranh chấp biên giới Nga Trung đã xảy ra từ thập niên 1960. Nga cũng còn mối nợ tranh chấp Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương cũng như biên giới đất liền với Trung cộng, nên Nga đã có chiều hướng mỏi mệt để không đối đầu với Trung cộng, nhưng không thân thiện với Trung cộng, nhằm làm Trung cộng yếu đi, để Nga bớt lo lắng về biên giới với Trung cộng.

Nga Trung bằng mặt với nhau chống chọi phương Tây và Hoa Kỳ, nhưng chưa bằng lòng cả về phương diện mặc cảm và tự tôn của 2 nền văn minh Đông Tây cường thịnh nhiều thế kỷ qua.

Nước Nga bây giờ như con rùa lật ngữa, chỉ có thể lo thân mình trước sóng gió bên ngoài bằng cách cải tổ từ từ bên trong từ di sản độc tài cộng sản Liên Xô để lại trong nền chính trị đa nguyên nhưng vẫn còn tập quyền vào nhóm lợi ích của Putin. Đây là vấn nạn phải giải quyết của hậu cộng sản vẫn là cộng sản.

Nợ công Trung cộng sẽ đẩy nền kinh tế này hạ cánh nặng nề

Trung cộng đang chuyển dịch kinh tế xuất khẩu làm chủ đạo sang tiêu thụ nội địa để cứu nền kinh tế đang tuột dốc. Nhưng lại sa vào cái bẫy chính trị bảo vệ cho tham nhũng. Nợ công sẽ tăng nhanh, di dân tỵ nạn, chảy chất xám và tiền bạc, khủng hoảng sắc tộc từ xâm lược Tân Cương, Nội Mông và Tây Tạng sẽ đẩy Trung cộng đến suy yếu.

HOA KỲ VÀ PHƯƠNG TÂY

Hoa Kỳ chuyển trục trở lại Thái Bình Dương và muốn kiềm chế Trung cộng chứ không phải muốn làm Trung cộng sụp đổ như Liên Xô. Nên họ tạo một vành đai quanh Trung cộng để làm Trung cộng yếu đi. Vì Trung cộng mà sụp thì Hoa Kỳ cũng chẳng yên ấm về kinh tế với thị trường 1 tỷ 4 dân của Trung cộng.

Hoa Kỳ tạo Hiệp Định xuyên Đại Tây Dương với EU cũng nhằm bao vây Nga để kiềm chế, và làm suy yếu Nga, nhằm tránh sức mạnh Nga quay trở lại xâm lược Đông và Tây Âu như sau chiến tranh thế giới thứ II.

Khủng hooảng kinh tế toàn cầu 2008 bắt đầu từ Hoa Kỳ nay đã qua, tăng trưởng kinh tế đã trở lại, nạn thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã quay về con số thấp nhất trong 16 năm qua - 4% - và dự kiến FED sẽ tăng lãi suất vào ngày 15/6/2016 tới đây.

Hoa Kỳ muốn Việt Nam vào đúng vị trí liên minh xuyên Thái Bình Dương cả kinh tế lẫn quân sự ngay lúc này là thời điểm chín mùi của cả 2 bên.

VIDEO : Full Documentary Films - Vietnam Real Facts - History Channel Documentaries
Việt Nam luôn là tiền đồn của các cường quốc tả hữu!

Liên minh châu Âu đang lâm vào khủng hoảng một số quốc gia muốn tách ra. Trong óó Anh đang trưng cầu dân ý, và các quốc gia yếu kém như Hy Lạp đang khủng hoảng nợ công mất khả năng chi trả. Nguyên nhân khủng hooảng này là vì một United State of European chưa có một luật liên bang hooàn hảo như Hoa Kỳ. Họ muốn thành lập Một Liên Bang Châu Âu, nhưng các bang - quốc gia - lại không đồng ý nhau sự tương trợ về kinh tế do vấn về văn hóa và lịch sử của cựu lục địa. Cho nên những ngày gần đây một số quốc gia châu Âu, dân chúng và chính quyền lo lắng về Hiệp định xuyên Đại Tây Dương. Nhưng với tư duy năng động và văn hóa khai phóng, tương lai một Liên Bang Châu Âu ắt sẽ thành công.

VIỆT NAM VÀ HOA KỲ PHẢI XÍCH LẠI GẦN NHAU

Việt Nam đang mắc vào cái bẫy anh em 4 tốt và 16 vàng trong cả chính trị và kinh tế đều sao chép từ Trung cộng.

Khác với Trung cộng, Việt Nam chưa có nền kinh tế và khoa học công nghệ tự chủ. Nên tình hình chính trị và kinh tế của Việt Nam đang rất bi đát, khi phải bán các tập đoàn kinh tế lớn để trả nợ công, và tiếp tục hy vọng được vay ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài để vực nền kinh tế đang có nguy cơ phá sản do nợ xấu lến đến 15% năm 2014, và nợ công lên đến 110-120%GDP trong năm 2016, vì nguyên nhân chính trị đơn nguyên tập quyền đã không còn động lực cho kinh tế tăng trưởng, mà lại tạo ra nhiều tha hóa và bất cập.

Nợ xấu của Việt Nam lđn đến 15% trong năm 2014

Trong khi đó, thiên nhiên công bằng đã trả đủa những sai lầm đầu tư phá hoại môi sinh trong 10 năm qua bằng hạn hán từ miền Trung và đến miền Tây ngập mặn.

Ý kiến các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, đất miền Tây là phải chuyển canh chuyển cư sang nuôi trồng thủy hải sản nước mặn là vừa, chứ trồng lúa và cây ăn trái là phải bỏ. Vì khác với các vùng đất miền Trung, miền Bắc là miền Tây đồng bằng, nên không có rừng đầu nguồn giữ nước ngọt. Mọi nguồn nước ngọt phụ thuộc vào con sông Mekong thì bị Trung Quốc, Lào chặn dòng khô cạn. Chỉ mới 5 năm mà ngập mặn từ 10km tính từ biển vào lục địa lên thành 93km. Vô phương cứu chữa.

21 con đập đầu nguồn Mekong đang giết chết vựa lúa và trái cây miền Tây Nam bộ lớn nhất nước

Còn miền Trung, Tây nguyên thì cũng rất khó, vì hạn hán do phá rừng, nên tìm được đất đủ nguồn nước cho mùa khô là rất khó, nếu không nói là tuyệt vọng. Tây nguyên năm nay chết cháy 70.000ha nông nghiệp.

Miền Bắc thì hầu hết các khu công nghiệp lấy đất ruộng làm nhà máy, nhà ở, đất bị hủy hoại do hóa chất, cũng chẳng còn bao nhiêu để làm nông nghiệp.

Thiệt hại do hạn hán và ngập mặn tính đến giữa tháng 4/2016 lên đến 5600 tỷ tương đương 250 triệu đô la. Khi mà Thái Lan đã tính trước và họ đã xuẩt khẩu toàn bộ gạo dự trữ giá cao lên đến 11.4 triệu tấn gạo dự trữ trong tháng 5/2016 vừa qua!

Biển chết từ tháng 4/2016 đến nay kéo theo du lịch, ngư nghiệp và các ngành khác liên quan cũng bị ảnh hưởng và chết theo. Chỉ tính riêng vấn đề biển chết cũng làm thất nghiệp ít nhất 20 triệu lao động, và thiệt hại kinh tế mỗi năm đến hơn 100 tỷ đô la.

Bao nhiêu khó khăn đang đổ lên đầu người dân Việt, và họ đã thức tỉnh sau vụ biển chết ở miền Trung, vì nó liên quan đến chính sức khỏe và dòng giống của bản thân họ. Buộc Việt Nam phải tìm một chỗ dựa tinh thần hơn là thá xác. Vì dù có Hoa Kỳ xóa cấm vận vũ sát thương thì bây giờ Việt Nam cũng không có tiền để mua!

Việt Nam và Hoa Kỳ nối quan hệ đã 26 năm, được Hoa Kỳ xóa cấm vận kinh tế 22 năm - 1994 đến 2016 - nay bước tiếp giai đoạn hai xóa cấm vận quân sự là lúc đã kiệt sức tàn hơi. Nhưng Việt Nam phải tương kế tựu kế để vào vai cho tròn với cả Hoa Kỳ, Trung cộng và cả nhiệm vụ tuyên truyền với dân chúng đang không còn lòng tin với nhà cầm quyền độc tài. Với cái cách vừa tiếp đoán ông Obama để nhận quà xóa cấm vận quân sự, vừa đuổi khéo ông vừa qua, chính quyền cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc xa rời Trung cộng để xây dựng lại một chính quyền của dân, do dân và vì dân.

KẾT

Hoa Kỳ cần tiền đồn còn sót lại ở Đông Nam Á của Trung cộng là Việt Nam từ bỏ Trung cộng, nhằm làm tan rả Trung cộng trong chiến lược xoay trục Thái Bình Dương như đã xoay trục sang Trung Đông từ năm 1972 để diệt Liên Xô tan rã năm 1989.

Nhà cầm quyền Việt Nam cần xích lại gần Hoa Kỳ vì Trung cộng đã thôn tính Việt Nam, và cần Hoa Kỳ hà hơi tiếp sức để qua khỏi cơn sụp đổ kinh tế lẫn chính trị sẽ làm mất miếng ăn của các nhóm lợi ích của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chứ không thấy có vấn đề vì nước, vì dân ở cuộc xích lại gần nhau lần này.

Rõ ràng, muốn thoát Trung là phải thoát cộng trước, nhưng để thoát cộng thì không có cách nào khác là dân Việt phải làm Bất tuân Dân sự!

Sài Gòn, 13h09' ngày thứ Hai, 30/5/2016
Posted by BS Hồ Hải at 1:09 PM 





No comments:

Post a Comment

View My Stats